Luận Văn Pháp luật Việt Nam về quan hệ nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài: Pháp luật Việt Nam về quan hệ nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài

    MỤC LỤC
    LỜI MỞ ĐẦU .1


    1. Lý do chọn đề tài 1


    2. Phạm vi nghiên cứu 1


    3. Mục đích nghiên cứu 2


    4. Phương pháp nghiên cứu 2


    5. Kết cấu đề tài 2


    CHƯƠNG 1


    KHÁI QUÁT CHUNG VỀ NUÔI CON NUÔI CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI


    1.1. Lược sử nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài trong pháp luật Việt Nam qua các thời kỳ 4


    1.1.1. Giai đoạn trước Cách mạng thảng Tám 1945 4


    1.1.2. Giai đoạn sau Cách mạng thảng Tám 1945 đến Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 5


    1.1.3. Giai đoạn từ sau Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 đến nay 8


    1.2. Khái niệm, hình thức, mục đích nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài .9


    1.2.1. Khái niệm nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài .9


    1.2.2. Hình thức nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài .9


    1.2.3. Mục đích nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài 11


    1.3. Các trường hợp nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài trong Luật Nuôi con nuôi năm 2010 .11


    1.3.1. Nuôi con nuôi giữa người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài thường trú ở nước cùng là thành viên của điều ước quốc tể về con nuôi với Việt Nam nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi 12


    1.3.2. Nuôi con nuôi giữa công dân Việt Nam thường trú trong nước nhận trẻ


    em nước ngoài làm con nuôi .13


    1.3.3. Nuôi con nuôi giữa người nước ngoài thường trú ở Việt Nam nhận con nuôi ở Việt Nam .13


    1.4. Phương pháp điều chỉnh và nguồn lực điều chỉnh quan hệ nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài 14


    1.4.1. Các phương pháp điều chỉnh quan hệ nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài 14


    1.4.2. Nguồn pháp luật điều chỉnh quan hệ nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài 17


    1.5. Những nguyên tắc trong điều chỉnh quan hệ nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài .18


    1.5.1. Nguyên tắc chủ đạo trong nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài .19

    1.5.2. Nguyên tắc giải quyết xung đột pháp luật trong nuôi con nuôi có yếu tố


    nước ngoài 19


    CHƯƠNG 2


    QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ NUÔI CON NUÔI CÓ YẾU Tố NƯỚC


    NGOÀI Ở VIỆT NAM


    2.1. Xác lập quan hệ nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài .21


    2.1.1. Yếu tố tự nguyên trong nuôi con nuôi .21


    2.1.2. Các điều kiện về chủ thể xác lập quan hệ nuôi con nuôi 21


    2.1.3. Thẩm quyền, trình tự thủ tục trong nuôi con nuôi 26


    2.1.4. Hồ sơ của người nhận nuôi con nuôi và người được nhận làm con nuôi


    có yếu tố nước ngoài .30


    2.2. Hợp pháp hóa và trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước về nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài 34


    2.2.1. Hợp pháp hóa trong nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài 34


    2.2.2. Trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước về nuôi con nuôi con nuôi cỏ yếu tố nước ngoài 35


    2.2.3. Trách nhiệm của ủy ban nhân dân các cấp về nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài .37


    2.3. Căn cứ giói thiệu trẻ em được nhận làm con nuôi và trình tự thủ tục giới thiệu trẻ em được nhận làm con nuôi có yếu tố nước ngoài .37


    2.3.1. Căn cứ giới thiệu trẻ em được nhận làm con nuôi 37


    2.3.2. Trình tự thủ tục giới thiệu trẻ được nhận làm con nuôi 38


    2.4. Quyền và nghĩa vụ của người nhận nuôi con nuôi và người được nhận làm con nuôi 40


    2.4.1. Quyền và nghĩa vụ của người nhận nuôi con nuôi .40


    2.4.2. Quyền và nghĩa vụ của người được nhận làm con nuôi .40


    2.5. Hiệu lực pháp lý trong nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài 41


    2.5.1. Công nhận việc nuôi con nuôi .41


    2.5.2. Hệ quả của việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài .42


    2.6. Chấm dứt nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài .42


    2.6.1. Căn cứ chấm dứt nuôi con nuôi 42


    2.6.2. Chủ thể yêu cầu chấm dứt nuôi con nuôi 44


    2.6.3. Hệ quả của chấm dứt nuôi con nuôi .44


    2.7. Xử lý vi phạm về nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài 45


    2.7.1. Thẩm quyền xử lý vi phạm về nuôi con nuôi .45


    2.7.2. Các hình thức xử lý vi phạm trong nuôi con nuôi .46


    2.8. Nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài ở khu vực biên giới .46

    2.8.1. Thẩm quyền đăng kỷ nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài ở khu vực biên giới .47


    2.8.2. Trình tự thủ tục xác lập quan hệ nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài ở khu vực biên giới .47


    CHƯƠNG 3


    ĐIỂM MỚI TRONG LUẬT NUÔI CON NUÔI, NHẬN XÉT CHUNG VÀ PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VÈ NUÔI CON


    NUÔI CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI


    3.1. Luật Nuôi con nuôi và những điểm mới trong nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài .49


    3.2. Nhận xét chung về các quy phạm pháp luật và thực trạng quy phạm pháp luật về nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam 53


    3.3. Phương hướng và một số ý kiến hoàn thiện các quy định pháp luật về nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam .55


    KẾT LUẬN .58

    1. Lý do chọn đề tài


    Nuôi con nuôi hiện nay đang là vấn đề được xã hội quan tâm, đặc biệt nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài hiện đang diễn ra phổ biến và phức tạp như hiện nay. Nhà nước ta luôn quan tâm đến quyền và lợi ích của trẻ em Việt Nam, nhằm bảo vệ và đem lại các lợi ích tốt nhất cho trẻ em. Luật nuôi con nuôi vừa mới ban hành và có hiệu lực thi hành không tránh khỏi những khó khăn trong việc thi hành và áp dụng pháp luật về nuôi con nuôi, nhất là nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài là một quan hệ khá phức tạp. Nuôi con nuôi là một nghĩa cử cao đẹp, bảo vệ quyền lợi của trẻ em được nhận lảm con nuôi nói chung và trẻ em Việt Nam nói riêng là mục tiêu chưng của Luật nuôi con nuôi hướng đến. Việc nuôi con nuôi là một quan hệ xã hội tốt đẹp đang được nhà nước ta khuyến khích duy trì và phát triển, nhưng một số thành phần cá nhân, tố chức đã lợi dụng việc nuôi con nuôi để thực hiện hành vi trái pháp luật và đạo đức xã hội như: buôn bán trẻ em, bóc lột sức lao động, xâm hại tình dục trẻ em và các hình thức ảnh hưởng đến sức khỏe và lợi ích của trẻ em, đặc biệt trong quan hệ nuôi con nuôi nước ngoài đang diễn ra rộng rãi, đa dạng và khá phức tạp như hiện nay. Chính vì vậy, cần hoàn thiện các quy phạm pháp luật điều chỉnh về quan hệ nuôi con nuôi, nhất là nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài đang trở thành một yêu cầu cấp bách của xã hội trong thời kỳ hội nhập như ngày nay. Đặc biệt, xem xét các quy định mới của Luật Nuôi con nuôi năm 2010 trong việc thực thi và áp dụng trong thực tiễn xã hội điều chỉnh các quan hệ nuôi con nuôi, cũng như nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài. Cũng vì lý do đỏ, tôi đã chọn đề tài nghiên cứu “Pháp luật Việt Nam về quan hệ nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài” nhằm góp phần giải quyết những khó khăn trong việc nuôi con nuôi và hoàn thiện các quy phạm pháp luật điều chỉnh quan hệ nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài trong hệ thống pháp luật Việt Nam.


    2. Phạm vi nghiên cứu


    Đề tài tập trung nghiên cứu các quy định về nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài trong các văn bản pháp luật của Việt Nam, chủ yếu trong luật Nuôi con nuôi 2010 vừa mới ban hành. Đề tài có những khái quát chung về nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài và những phân tích, nhận định về các quy định pháp luật trong nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài trong Luật Nuôi con nuôi vừa mới ban hành. Bên cạnh đó, đề tài còn đưa xa những nhận xét chưng khái quát, phương hướng hoàn thiện các quy định điều chỉnh vấn đề về nuôi con nuôi dựa vào các quy định pháp luật hiện hành.

    3. Mục đích nghiên cứu


    Đề tài được nghiên cứu nhằm hai mục đích chủ yếu là:


    Thứ nhất, nhằm góp phần hoàn thiện hệ thống các quy phạm pháp luật về nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài trong hệ thống pháp luật Việt Nam.


    Thứ hai, đề tài phân tích và làm rõ các quy định mới trong Luật Nuôi con nuôi 2010 về nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài, góp phần trong việc thi hành và áp dụng tốt các quy định giải quyết các vấn đề về nuôi con nuôi.


    4. Phương pháp nghiên cứu


    Trong đề tài, phương pháp được sử dụng chủ yếu là phương pháp phân tích luật viết, liệt kê và so sánh đưa ra các nhận định về các quan điểm pháp luật nhằm lảm rõ các quy định. Bên cạnh đó, đề tài cũng sử dụng các phương pháp quy nạp và diễn dịch dựa trên việc phân tích luật viết, tống hợp nhằm đem lại cái nhìn đúng về các quy định pháp luật về nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài.


    5. Kết cấu đề tài


    Đề tài được kết cấu gồm 3 chương:


    Chương 1: Khái quát chung về nuôi con nuôi qua có yếu tố nước ngoài


    Nội dưng chủ yếu của chương này tập trung sơ lược nói về lịch sử hình thành quan hệ nuôi con nuôi trong pháp luật Việt Nam qua các giai đoạn, cũng như quan hệ nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài. Bên cạnh đó, chương này còn đưa ra khái quát về nuôi con nuôi, các đặc trưng cơ bản về nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài.


    Chương 2: Quy định pháp luật về nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam


    Chương này có nội dung là các phân tích các quy định về nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài trong pháp luật Việt Nam, chủ yếu là trong Luật Nuôi con nuôi hiện hành gồm có 3 vấn đề chính:


    - Các điều kiện về chủ thể nhận nuôi con nuôi và được nhận con nuôi có yếu tố nước ngoài, quyền và nghĩa vụ của người nhận con nuôi, người được nhận con nuôi.


    - Thấm quyền, trình tự thủ tục trong xác lập quan hệ nuôi con nuôi


    - Các vấn đề như chấm dứt, căn cứ chấm dứt quan hệ nuôi con nuôi, hệ quả của việc chấm dứt quan hệ nuôi con nuôi, nuôi con nuôi ở khu vực biên giới.


    Chương 3: Điểm mới trong Luật Nuôi con nuôi, nhận xét chung và phương hướng hoàn thiện các quy định pháp luật về nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài.


    Ở chương này, tập trung xoay quanh các vấn đề thực trạng pháp luật về nuôi con nuôi ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Bên cạnh đó, xem xét các điểm mới, tiến bộ trong Luật Nuôi con nuôi 2010 vừa ban hành, từ đó có những đề xuất, cũng như các phương hướng hoàn thiện các quy định và việc thực thi áp dụng pháp luật về nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài trong Luật Nuôi con nuôi năm 2010.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...