Tài liệu Pháp luật việt nam về di sản văn hoá

Thảo luận trong 'Địa Chất' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    · Văn bản pháp luật:
    § Luật di sản văn hóa 2001
    § Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật DSVH 2009
    § NĐ 92/2002/NĐ-CP quy ngày 11/11/02 quy định chi tiết việc thi hành một số điều của Luật Di sản văn hóa.
    § NĐ 86/2005/NĐ-CP ngày 08/07/05 về quản lý và bảo vệ di sản văn hóa dưới nước.
    § Thông tư số 07/2004/TT-BVHTT ngày 19/2/2004 hướng dẫn trình tự, thủ tục đang ký di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia.
    Di sản văn hóa Việt Nam là tài sản quý giá của cộng đồng các dân tộc Việt Nam và là bộ phận của di sản văn hóa nhân loại.
    1. Khái niệm
    1.1. Định nghĩa:
    · Di sản được hiểu theo nghĩa chung nhất là những giá trị vật chất và tinh thần được thế hệ này để lại cho thế hệ khác.[1]
    · Di sản văn hóa bao gồm di sản văn hóa phi vật thể và di sản văn hóa vật thể, là sản phẩm tinh thần, vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác ở nước CNXHCN Việt Nam (Điều 1 của Luật DSVH).
    o Di sản văn hóa phi vật thể là sản phẩm tinh thần có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, được lưu giữ bằng trí nhớ, chữ viết, được lưu truyền bằng truyền miệng, truyền nghề, trình diễn và các hình thức lưu giữ, lưu truyền khác, bao gồm tiếng nói, chữ viết, tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học, ngữ văn truyền miệng, diễn xướng dân gian, lối sống, nếp sống, lễ hội, bí quyết về nghề thủ công truyền thống, tri thức về y, dược học cổ truyền, về văn hóa ẩm thực, về trang phục truyền thống dân tộc và những trí thức dân gian khác. (Khoản 1, Điều 4 của luật DSVH).
    Hiện nay, Việt Nam đã có 2 di sản văn hóa phi vật thể đã được Unessco công nhận là Nhã nhạc Cung đình Huế và Cồng chiên Tây Nguyên.
    Di sản văn hóa phi vật thể không là yếu tố cấu thành môi trường.
    o Di sản văn hóa vật thể là sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học bao gồm di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia. (Khoản 2, Điều 4 của Luật DSVH)
    § Di vật là “hiện vật được lưu truyền lại, có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học.” (khoản 5, Điều 4 của Luật DSVH)
    § Cổ vật là “hiện vật được lưu truyền lại, có giá trị tiêu biểu về lịch sử, văn hoá, khoa học, có từ một trăm năm tuổi trở lên.” (Khoản 6, Điều 4 của Luật DSVH)
    § Bảo vật quốc gia là “hiện vật được lưu truyền lại, có giá trị đặc biệt quý hiếm tiêu biểu của đất nước về lịch sử, văn hoá, khoa học.” (Khoản 7, Điều 4 của Luật DSVH). Bảo vật quốc gia được bảo vệ và bảo quản theo chế độ đặc biệt và phải được đăng ký với cơ quan có thẩm quyền về văn hóa- thông tin.
    § Di tích lịch sử văn hóa là “công trình xây dựng, địa điểm và các di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc công trình, địa điểm đó có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học.” (Khoản 3, điều 4 của Luật DSVH)
    * Lưu ý: Công trình xây dựng, địa điểm có một trong các di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia gắn liền với công trình xây dựng, địa điểm đó có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học mới được gọi là di tích lịch sử. Do đó, cần chú ý là nếu công trình, địa điểm đó không có một trong các di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia gắn liền thì không được xếp là di tích lịch sử văn hóa và ngược lại, nếu tách di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia tách khỏi công trình, địa điểm mà nó gắn liền không thể xem đó là di tích lịch sử văn hóa.
    § Danh lam thắng cảnh là “cảnh quan thiên nhiên hoặc địa điểm có sự kết hợp giữa cảnh quan thiên nhiên với công trình kiến trúc có giá trị lịch sử, thẩm mỹ, khoa học.” (Khoản 4, Điều 4 của Luật DSVH)
    [TABLE]
    [TR]
    [TD]STT
    [/TD]
    [TD]Di tích lịch sử - văn hóa
    [/TD]
    [TD]Danh lam thắng cảnh
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]1
    [/TD]
    [TD=colspan: 2]Nguồn gốc hình thành
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]
    [/TD]
    [TD]Do con người tạo ra
    [/TD]
    [TD]Cảnh quan thiên nhiên hoặc do con người kết hợp với thiên nhiên tạo ra
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]2
    [/TD]
    [TD=colspan: 2]Giá trị đối với cuộc sống con người
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]
    [/TD]
    [TD]Lịch sử, văn hóa, khoa học
    [/TD]
    [TD]Lịch sử, thẩm mỹ, khoa học
    [/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]

    Di sản văn hóa vật thể là một bộ phận của môi trường, nó có ý nghĩa rất quan trọng trong việc lưu giữ các giá trị lịch sử, văn hóa, kiến trúc, nghệ thuật của các thế hệ cộng đồng Việt Nam và tạo cảnh quan môi trường, không gian cho thế hệ hiện tại và tương lai.
    Theo Công ước về việc bảo vệ di sản văn hóa và tự nhiên thế giới mà Việt Nam là thành viên, di sản có 02 loại là di sản tự nhiên và di sản văn hóa, cụ thể:
    - Di sản tự nhiên là những địa điểm tự nhiên không có các công trình của con người.
    - Di sản văn hóa là những thắng cảnh có các công trình của con người.
    Như vậy, pháp luật Việt Nam chưa tiếp cận với tiêu chí phân loại của Công ước về việc bảo vệ di sản văn hóa và tự nhiên thế giới, với quy định ở khoản 2 Điều 28 Luật Di sản văn hóa Việt Nam, để xác định một địa điểm là danh lam thắng cảnh bao gồm những địa điểm có giá trị tiêu biểu do thiên nhiên tạo ra, không có sự tác động của con người và những địa điểm có giá trị tiêu biểu, đặc biệt của nó có sự kết hợp của thiên nhiên và bàn tay, sức lao động của con người. Rõ ràng, pháp luật Việt Nam đã coi di sản tự nhiên và di sản văn hóa là một, là danh lam thắng cảnh và thuộc di sản văn hóa vật thể.
    Thí dụ: Vịnh Hạ Long là di sản văn hóa vật thể theo pháp luật Việt Nam, nhưng là di sản tự nhiên của thế giới theo Công ước về việc bảo vệ di sản văn hóa và tự nhiên thế giới.
    1.2. Phân loại di tích

    [HR][/HR][1] Giáo trình Luật Môi trường (tái bản lần thứ 4), trang 337, 2008, Đaị học Luật Hà Nội
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...