Luận Văn Pháp luật Việt Nam hiện hành về hiệu lực pháp luật di chúc chung của vợ chồng

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 1/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC

    NỘI DUNG Trang
    LỜI NÓI ĐẦU 2
    1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài 2
    2. Tình hình nghiên cứu đề tài 3
    3. Mục đích - Phạm vi nghiên cứu. 3
    4. Phương pháp nghiên cứu. 5
    5. Đóng góp mới của luận văn. 5
    6. Cơ cấu của luận văn. 6
    CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ DI CHÚC CHUNG CỦA VỢ CHỒNG 7
    1.1. Khái niệm, sự khác biệt giữa di chúc chung vợ chồng và di chúc thông thường 7
    1.1.1. Khái niệm di chúc chung của vợ chồng. 7
    1.1.2. Đặc điểm di chúc chung của vợ chồng. 8
    1.1.3. Sự tất yếu hình thành di chúc chung của vợ chồng. 10
    1.1.4. Đặc thù của di chúc chung của vợ chồng. 12
    1.2. Vài nét về quá trình hình thành và phát triển của pháp luật về di chúc chung của vợ chồng. 14
    1.2.1. Quá trình hình thành và phát triển của pháp luật về di chúc chung của vợ chồng trên thế giới 14
    1.2.2. Quá trình hình thành và phát triển của chế định di chúc chung của vợ chồng tại Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử. 18
    CHƯƠNG 2: QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN HÀNH VỀ DI CHÚC CHUNG CỦA VỢ CHỒNG 22
    2.1. Điều kiện có hiệu lực của di chúc chung của vợ chồng. 22
    2.1.1. Điều kiện về chủ thể lập di chúc. 22
    2.1.2. Điều kiện về nội dung và mục đích. 25
    2.1.3. Điều kiện về ý chí tự nguyện thống nhất 29
    2.1.4. Điều kiện về hình thức. 30
    2.1.5. Điều kiện về quản lý di sản khi một người chết trước. 33
    2.2. Thời điểm có hiệu lực của di chúc chung của vợ chồng. 33
    2.2.1. Trường hợp vợ chồng không thỏa thuận thời điểm có hiệu lực của di chúc chung 33
    2.2.2. Trường hợp vợ chồng thỏa thuận thời điểm có hiệu lực của di chúc chung 35
    2.3. Vấn đề sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ di chúc chung của vợ chồng. 37
    2.4. Mối quan hệ di chúc chung di chúc riêng. 39
    2.4.1. Trường hợp di chúc chung định đoạt tài sản riêng. 40
    2.4.2. Trường hợp vừa có di chúc chung vừa có di chúc riêng. 42
    CHƯƠNG III: KIẾN NGHỊ CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN HÀNH VỀ HIỆU LỰC DI CHÚC CHUNG CỦA VỢ CHỒNG 46
    3.1. Nhận xét về những bất cập của pháp luật Việt Nam hiện hành về hiệu lực pháp luật di chúc chung của vợ chồng. 46
    3.1.1. Về thời hiệu khởi kiện về thừa kế. 46
    3.1.2. Về tài sản được quản lý bởi người còn sống. 47
    3.1.3. Về tài sản chung và tài sản riêng. 47
    3.1.4. Di chúc định đoạt vợ chồng là người thừa kế của nhau. 48
    3.2. Các giải pháp, kiến nghị 49
    KẾT LUẬN 54
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 55
    LỜI NÓI ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tàiPháp luật công nhận quyền sở hữu tài sản của cá nhân và khẳng định cá nhân có quyền định đoạt tài sản theo ý của mình,. Điều này đã được ghi nhận và khẳng định trong rất nhiều văn bản quy phạm pháp luật. Tính tự định đoạt, thỏa thuận là một nét tiêu biểu trong quan hệ pháp luật dân sự. Trong quan hệ thừa kế, người lập di chúc toàn quyền định đoạt tài sản của mình sau khi chết. Xã hội phát triển, trình độ dân trí nâng cao, người ta muốn định đoạt tài sản của mình ngay cả khi chết đi bởi những gì họ đã làm, đã gắng và đang có trong tay. Luật Việt Nam quy định tài sản vợ chồng là thuộc sở hữu chung hợp nhất và vợ chồng có quyền ngang nhau trong việc định đoạt tài sản. Thực tế cho thấy không phải là hiếm những trường hợp vợ chồng lập di chúc chung. Và vì pháp luật quy định không rõ ràng về vấn đề này, nên dẫn đến những cách hiểu không giống nhau của những người lập di chúc và ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp khác của những người thừa kế.
    Thực tiễn giải quyết án về di chúc chung của vợ chồng ở các Tòa án tại các tỉnh, thành phố hiện nay rất ít, thậm chí là không có. Theo thống kê tại Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội cho thấy, trong khoảng 59 vụ án xét xử phúc thẩm về quan hệ pháp luật thừa kế năm 2008 thì chỉ có hơn 10 vụ liên quan đến di chúc, trong đó hầu như không có vụ án nào về vấn đề di chúc chung của vợ chồng[1]. Trong các tranh chấp về thừa kế thì chủ yếu là những tranh chấp về di sản thừa kế, tranh chấp giữa tài sản chung của những người thừa kế khi một trong hai vợ chồng chết trước Phần lớn những tranh chấp nào liên quan đến di chúc thì cũng bị tuyên hủy hoặc không hợp pháp và chia thừa kế theo pháp luật. Chỉ có một vài vụ án liên quan đến di chúc của một trong hai bên vợ chồng còn sống định đoạt phần di sản của người đã chết trong khối tài sản chung là đề cập chút ít đến đề tài mà luận văn đang nghiên cứu.
    Quyền lập di chúc chung của vợ chồng tưởng là vấn đề đơn giản và rất hợp lý vì nó thể hiện đạo đức truyền thống của dân tộc ta. Nhưng thực tiễn về di chúc chung của vợ chồng đã cho thấy, đây là một vấn đề khá phức tạp mà luật hiện hành chưa quy định đầy đủ, rõ ràng. Các thiếu sót, bất cập của luật, đã dẫn tới hậu quả là, làm cho vấn đề này càng trở nên rắc rối, thậm chí còn tạo ra nhiều mâu thuẫn so với các quy định khác có liên quan.

    2. Tình hình nghiên cứu đề tàiHiện nay, các công trình khoa học, các công trình nghiên cứu về vấn đề di chúc chung của vợ chồng, cũng như tính hiệu lực pháp luật của nó không phổ biến. Có thể kể tên một số thầy giáo đã có tâm huyết trong việc nghiên cứu lĩnh vực thừa kế, đặc biệt thừa kế theo di chúc như: Tiến sỹ Vũ Văn Mẫu với nghiên cứu “Thừa kế theo di chúc trong luật Việt Nam”, Tiến sỹ Nguyễn Ngọc Điện với nghiên cứu “Một số suy nghĩ về thừa kế trong luật Dân sự Việt Nam”, Tiến sỹ Phạm Văn Tuyết với nghiên cứu “Thừa kế theo quy định của pháp luật và thực tiễn áp dụng”, Tiến sỹ Phùng Trung Tập với nghiên cứu “Luật Thừa kế Việt Nam” cùng một số thầy cô giáo khác với các bài bình luận, phân tích trên các tạp chí nghiên cứu như tạp chí Luật học, tạp chí Tòa án nhân dân, tạp chí Dân chủ và pháp luật Tuy các thầy cô dù nhiều dù ít đề cập đến vấn đề di chúc chung của vợ chồng nhưng không thầy cô nào nói về giá trị hiệu lực di chúc chung của vợ chồng cùng các biểu hiện cụ thể của nó và các vấn đề pháp lý khác nhau liên quan như điều kiện của di chúc chung của vợ chồng, mối quan hệ giữa di chúc chung của vợ chồng và di chúc riêng của vợ, di chúc riêng của chồng.
    [HR][/HR][1] Theo Sổ kết quả xét xử phúc thẩm các vụ án dân sự của Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội năn 2008
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...