Luận Văn Pháp luật về việc sinh con theo phương pháp khoa học

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài: Pháp luật về việc sinh con theo phương pháp khoa học

    LỜI MỞ ĐẦU 1


    CHƯƠNG 1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ VIỆC SINH CON THEO PHƯƠNG PHÁP KHOA HỌC


    1.1. Một số khái niệm .4


    1.1.1. Khái niệm sinh con theo phương pháp khoa học 4


    1.1.2. Khái niệm thụ tinh nhân tạo .5


    1.1.3. Khái niệm thụ tinh trong ống nghiệm 7


    1.2. Các nguyên tắc sinh con theo phương pháp khoa học .8


    1.2.1. Nguyên tắc các cặp vợ chồng vô sinh và phụ nữ độc thân có quyền sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa .9


    1.2.2. Nguyên tắc tuân theo đúng quy trình kỹ thuật do Bộ Y tế ban hành .10


    1.2.3. Nguyên tắc tự nguyện 11


    1.2.4. nguyên tắc bí mật 12


    1.3. Lịch sử hình thành chế định sinh con theo phương pháp khoa học .14


    1.3.1. Lịch sử thế giới về chế định sinh con theo phương pháp khoa học .14


    1.3.1.1. Lịch sử thế giới dưới góc độ y học về sinh con theo phương pháp khoa học .14


    1.3.1.2. Lịch sử thế giới dưới góc độ pháp lý về chế định sinh con theo phương pháp khoa học 15


    1.3.2. Lịch sử Việt Nam về chế định sinh con theo phương pháp khoa học 15


    1.3.2.1. Lịch sử Việt Nam dưới góc độ y học về sinh con theo phương pháp khoa học .15


    1.3.2.2. Lịch sử Việt Nam dưới góc độ pháp lý về chế định sinh con theo phương pháp khoa học 16


    CHƯƠNG 2 QUY CHẾ PHÁP LÝ VỀ VIỆC SINH CON THEO PHƯƠNG PHÁP KHOA HỌC


    2.1. Điều kiện về chủ thể 18


    2.1.1. Quy định đối với người cho tinh trùng, cho noãn, cho phôi .18


    2.1.1.1. Quy định đối với người cho tinh trùng .18


    2.1.1.2. Quy định đối với người cho noãn .20


    2.1.1.3. Quy định đối với người cho phôi 21


    2.1.2. Quy định đối với người nhận tinh trùng, noãn, phôi 22


    2.2. Xác định cha, mẹ cho con sinh ra bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản .24


    2.2.1. Quy định pháp luật về việc xác định cha, mẹ cho con sinh ra bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản .24

    2.2.2. Hệ quả pháp lý của việc xác định cha, mẹ cho con sinh ra bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản .25


    2.3. Trách nhiệm của các cán bộ y tế, cơ quan y tế về việc thực hiện sinh con theo phương pháp khoa học 26


    2.3.1. Trách nhiệm của các cán bộ y tế trong việc thực hiện kỹ thuật hỗ trợ sinh sản .26


    2.3.2. Trách nhiệm của các cơ quan y tế trong việc thực hiện kỹ thuật hỗ trợ sinh sản .29


    2.4. Hồ sơ, thủ tục về việc thực hiện sinh con theo phương pháp khoa học 32


    2.4.1. Hồ sơ, thủ tục thẩm định, thẩm quyền công nhận cơ sở được phép thực hiện kỹ thuật hỗ trợ sinh sản 32


    2.4.2. Hồ sơ, thủ tục đề nghị thực hiện kỹ thuật hỗ trợ sinh sản .33


    CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP VỀ VIỆC SINH CON THEO PHƯƠNG PHÁP KHOA HỌC


    3.1. Tình hình thực hiện thụ tinh ống nghiệm - cho trứng 35


    3.1.1. Sơ lược tình hình thụ tinh trong ống nghiệm - cho trứng tại một số quốc


    gia 35


    3.1.2. Tình hình thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm - cho trứng tại Bệnh viện Đa Khoa Thành Phố Cần Thơ .36


    3.2. Thực trạng việc sinh con theo phương pháp khoa học 38


    3.2.1. Mặt tích cực của thực trạng về việc sinh con theo phương pháp khoa học . 38


    3.2.2. Một số thực trạng về những quy định của pháp luật về việc sinh con theo phương pháp khoa học 39


    3.2.2.1. Nguồn tinh trùng hiến tặng thiếu trầm trọng, ngân hàng tinh trùng “bí” vào .39


    3.2.2.2. Vấn đề rao bán “con giống” .40


    3.2.2.3. Vấn đề mang thai hộ, còn gọi là người đẻ thuê .41


    3.2.2.4. Vấn đề thụ tinh trong ống nghiệm để chọn giới tính .42


    3.2.2.5. Vấn đề chi phí về việc thực hiện một ca thụ tinh trong ống nghiệm còn khá cao .42


    3.2.2.6. Vấn đề lấy tinh trùng của người chết 43

    3.3. Giải pháp những quy định của pháp luật về việc sinh con theo phương pháp khoa học 44


    3.3.1. Giải pháp để tăng đầu vào tinh trùng cho các ngân hàng, các bệnh viện .44


    3.3.2. Giải pháp cho vấn đề mua bán tinh trùng tràn lan trên mạng 45


    3.3.3. Giải pháp cho vấn đề mang thai hộ 45


    3.3.4. Giải pháp cho vấn đề lựa chọn giới tính từ việc sinh con theo phương


    pháp khoa học .47


    3.3.5. Giải pháp cho vấn đề chi phí thực hiện một ca thụ tinh trong ống nghiệm còn khá cao .48


    3.3.6. Giải pháp cho vấn đề lấy tinh trùng của người chết 48


    KÉT LUẬN 50


    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


    PHU LỤC

    LỜI MỞ ĐẦU


    1. Lý do lựa chọn đề tài


    Môi trường bị ô nhiễm ngày càng nặng, các loại dịch bệnh bùng phát, những căn bệnh lây truyền qua đường tình dục xuất hiện với tỷ lệ cao; trẻ quan hệ tình dục sớm dẫn đến nạo phá thai tăng; bệnh béo phì tiểu đường ngày càng phát triển do tăng dinh dưỡng, giảm hoạt động; khuynh hướng lập gia đình trễ và trì hoãn việc có thai; nhịp độ cuộc sống gấp gáp gây áp lực công việc dẫn đến căng thẳng stress . Tất cả đều là những nguyên nhân làm rối loạn khả năng sinh sản ở nữ giới, làm chất lượng tinh trùng của nam giới giảm sút dẫn đến bùng phát hiện tượng hiếm muộn - vô sinh. Theo dự báo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) hiếm muộn - vô sinh là căn bệnh nguy hiểm thứ ba trong thế kỷ XXI, sau ung thư và tim mạch mà các nước trên thế giới phải đối mặt. Theo nghiên cứu gần đây cho thấy, tỷ lệ vô sinh trong các cặp vô sinh ở nước ta không ngừng gia tăng qua các năm. Ngoài những nguyên nhân khách quan do yếu tố tâm lý, áp lực cuộc sống, công việc, nguyên nhân chủ quan xuất phát từ phía người vợ hay người chồng.


    Cùng với sự phát triển vượt bậc về kinh tế xã hội, y học cũng không ngừng phát triển, đem những thành tựu y học thế giới áp dụng vào nước ta, mở ra cánh cửa mới cho các cặp vợ chồng hiếm muộn - vô sinh. Đó là kỹ thuật hỗ trợ sinh sản. Làm thế nào để các cặp vợ chồng hiếm muộn - vô sinh, những người phụ nữ độc thân đạt được ước nguyện có được đứa con mơ ước. Làm thế nào để họ áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản theo đúng điều kiện quy định của Bộ Y tế, của pháp luật ban hành. Và pháp luật đã đưa ra quy định trách nhiệm, quyền lợi của họ và những đứa con ra đời từ kỹ thuật hỗ trợ sinh sản “như thế nào”.


    Đề tài “Pháp luật về việc sinh con theo phương pháp khoa học” sẽ làm sáng tỏ những vấn đề trên.


    2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài


    Kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần làm cơ sở lý luận cho việc sửa đổi, bổ sung cho Nghị định 12/2003/NĐ-CP về việc sinh con theo phương pháp khoa học để góp phần nâng lên thành Luật, ngày càng tiến bộ hơn. Nghị định đã đề ra các giải pháp cụ thể để hoàn thiện “Pháp luật về việc sinh con theo phương pháp khoa học”. Giúp người thực hiện kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, cơ sở y tế hiểu để đảm bảo quy trình thực hiện, giúp người hiếm muộn - vô sinh có được đứa con mơ ước.


    3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cửu của đề tài


    Mục đích:


    Nghiên cứu đề tài nhằm giúp cho những người thực hiện kỹ thuật hỗ trợ sinh sản hiểu và thực hiện đúng điều kiện, quy định, hướng dẫn về sinh con theo phương pháp khoa học, đánh giá thực trạng việc áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản ở Việt Nam hiện nay. Trên cơ sở đó, nêu lên những quan điểm, giải pháp hoàn thiện pháp luật về sinh con theo phương pháp khoa học ở nước ta hiện nay


    Nhiệm vụ:


    Để thực hiện mục tiêu nêu trên, luận văn có những nhiệm vụ sau:


    - Tìm hiểu chung về khái niệm, nguyên tắc, lịch sử về sinh con theo phương pháp khoa học. Đồng thời, tìm hiểu sinh con theo phương pháp khoa học của một số nước trên thế giới.


    - Phân tích điều kiện quy trình áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản theo quy định của Bộ Y tế và Nghị định 12/2003/NĐ-CP và Thông tư 07/2003/TT-BYT.


    - Phân tích thực trạng về sinh con theo phương pháp khoa học, nêu ra giải pháp cụ thể có tính khả thi nhằm hoàn thiện pháp luật về việc sinh con theo phương pháp khoa học.


    4. Phạm vỉ và đối tượng nghiên cứu


    Luận văn giới hạn phạm vi nghiên cứu trong các vấn đề pháp lý về việc sinh con theo phương pháp khoa học. Do đó, đối tượng nghiên cứu của luận văn cũng được giới hạn ở các quy định của pháp luật Việt Nam trong lĩnh vực này, bao gồm Nghị định 12/2003/NĐ-CP, Thông tư 07/2003/TT-BYT hướng dẫn thi hành nghị định 12/2003/NĐ-CP về việc sinh con theo phương pháp khoa học, Luật Hôn nhân gia đình năm 2000, Luật Hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến lấy xác năm 2006. Tuy nhiên để luận văn có độ sâu rộng cần thiết, trong một chừng mực nhất định, người viết cũng đề cập đến quy định tương ứng trong pháp luật một số nước để so sánh và đưa ra những kết luận, kiến nghị có tính tham khảo nhất định.


    5. Phương pháp nghiên cứu


    Các phương pháp được sử dụng trong nghiên cứu của luận vãn là:


    - Phương pháp duy vật biện chứng, các vấn đề được giải quyết từ lý luận đến thực tiễn với việc kết hợp ba quan điểm: quan điểm toàn diện, quan điểm phát triển và quan điểm lịch sử cụ thể.


    - Phương pháp tổng hợp, phân tích, đối chiếu và so sánh trong các nghiên cứu từ thực tiến đến việc xây dựng giải pháp kiến nghị.


    6. Kết cấu của luận văn


    Ngoài lời mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung của luận văn bao gồm 3 chương:


    Chương 1: Khái quát chung về việc sinh con theo phương pháp khoa học


    Chương 2: Quy chế pháp lý về việc sinh con theo phương pháp khoa học

    Chương 3: Giải pháp và thực trạng của vấn đề sinh con theo phương pháp khoa học


    Do những hạn chế về khách quan cũng như chủ quan như nguồn tài liệu còn rất ít, đề tài có nhiều yếu tố không thuộc chuyên ngành của người học (chẳng hạn như vấn đề liên quan nhiều đến y học, những quy trình của y học đề tài này là đề tài mới dưới góc độ nghiên cứu của sinh viên khoa Luật Đại Học cần Thơ .Và cả những hạn chế về mặt chủ quan như hạn chế về kiến thức khoa học và thực tiễn của người viết nên đề tài không tránh được những sai sót nhất định. Do đó, người viết rất mong nhận được ý kiến đóng góp của quý Thầy, Cô, cũng như những người đọc khác để giúp người viết sửa chữa, khắc phục những hạn chế của đề tài này, nhằm lảm cho đề tài được hoàn thiện hơn.


    Người viết xin gửi lời cám ơn chân thảnh đến Cô Huỳnh Thị Trúc Giang, người trực tiếp hướng dẫn người viết thực hiện đề tài, lời cám ơn đến quý Thầy, Cô đã giúp đỡ người viết hoàn thành tốt đề tài nghiên cứu của mình. Ngoài ra, người viết còn gửi lời cám ơn đến quý Thầy, Cô trong Hội đồng bảo vệ luận văn đã dành thời gian để nghiên cứu và giúp đỡ người viết thấy được những thiếu sót nhằm tạo điều kiện cho người viết có thêm kinh nghiệm, hiểu biết để phục vụ cho việc học tập và nghiên cứu sau này. Xin chân thành cám ơn!








     

    Các file đính kèm:

    • 8-.pdf
      Kích thước:
      18.9 MB
      Xem:
      1
Đang tải...