Tài liệu Pháp luật về vệ sinh trong việc quàn, ướp, di chuyển, chôn, hỏa táng thi hài, hài cốt

Thảo luận trong 'Địa Chất' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    PHÁP LUẬT VỀ VỆ SINH TRONG VIỆC QUÀN, ƯỚP, DI CHUYỂN, CHÔN, HỎA TÁNG THI HÀI, HÀI CỐT (Điều 16 Luật Bảo vệ sức khỏe nhân dân; Điều 27, 28, 29 Điều lệ Vệ sinh).
    * Giải thích một số từ (theo Từ điển Tiếng Việt, Nxb Văn hóa TT, 2005):
    · Thi hài: xác người chết
    · Hài cốt: nguyên cả bộ xương người chết
    · Liệm: lễ gói bọc thi hài trước khi đặt vào áo quan
    · Quàn: đặt tạm linh cữu người chết tại một nơi trước khi đem đi chôn để người thân đến viếng.
    · Táng: chôn cất người chết.
    · Hỏa táng: thiêu xác người chết thành tro theo nghi thức.
    - Vệ sinh trong việc quàn ướp thi hài (Điều 27 Điều lệ vệ sinh)
    o Quy định về việc khâm liệm đối với người chết vì bệnh truyền nhiễm:
    § Tử thi khi khâm liệm phải sát khuẩn
    § Chôn ngay không được để quá 24 giờ
    § Quàn, khâm liệm theo đúng quy định của Bộ Y tế.
    o Thời gian quàn thi hài.
    § Người chết do nguyên nhân thông thường không được để quá 48 giờ.
    § Người chết do nguyên nhân bệnh dịch: dịch tả, dịch hạch, nhiệt thán hoặc chết vì chiến tranh vi khuẩn, chết vì vũ khí vi sinh vật không được để quá 24 giờ
    - Vệ sinh trong di chuyển thi hài, hài cốt. (Điều 28 Điều lệ vệ sinh)
    o Phương tiện di chuyển.
    § Phương tiện di chuyển riêng
    § Nếu di chuyển đường dài trên 50km thì người chết phải để trong quan tài, dưới quan tài phải lót một lớp chất hút nước và thấm nước sát khuẩn.
    o Thời gian di chuyển.
    § Di chuyển trên đoạn đường dài phải dùng phương tiện di chuyển nhanh, không được đi quá 24 giờ. Nếu quá thời gian đó thì không được chuyên chở tiếp mà phải chôn tại chỗ.
    § Nếu di chuyển trên đường dài với thời gian 24 giờ phải có giấy phép đặc biệt của Ủy ban nhân dân và cơ quan y tế địa phương. Nếu không có, chính quyền địa phương trên đường vận chuyển có quyền giữ lại và chôn tại nghĩa địa gần nhất.
    o Những trường hợp không được di chuyển, phải chôn tại chỗ.
    § Người chết do bệnh dịch tối nguy hiểm
    § Người chết do chiến tranh vi sinh vật
    - Vệ sinh trong việc chôn, hỏa táng (Điều 27 Điều lệ vệ sinh).
    o Địa điểm lập nghĩa trang nghĩa địa và cơ sở hỏa táng.
    § Khu lập nghĩa địa phải có ý kiến của cơ quan y tế địa phương đẩ bảo đảm yêu cầu về vệ sinh phòng bệnh.
    § Cách khu dân cư sử dụng nước máy ít nhất 30m
    § Cách khu dân cư sử dụng nước giếng ít nhất 100m
    o Yêu cầu về vệ sinh đối với việc chôn người chết vì bệnh truyền nhiễm hoặc chiến tranh vi trùng.
    § Chết vì chiến tranh, số người chết đông phải chôn cất hàng loạt thì phải chôn xa nguồn thức ăn, xa nhà ở ít nhất 100m, không bị ngập nước.
    § Chết do vi khuẩn vi sinh vật thì khi thâm liệm phải tẩm chất sát khuẩn hoặc phủ một lớp vôi bột lên trên, dưới và xung quanh xác chết. Việc chôn cất phải tiến hành ngay trong vòng 24 giờ.
    o Yêu cầu về kỹ thuật đối với cơ sở hỏa táng.
    § Đúng các quy định như nghĩa trang mai táng.
    § Lưu ý mạch nước ngầm phải sâu 3-4m để nhà hỏa táng có thể thiết kế 2 tầng, tầng dưới đặt ngầm dưới đất.
    - Vệ sinh trong việc bốc mộ.
    o Chết do các bệnh thông thường thì từ 3 năm trở lên mới được bốc mộ.
    o Nếu chết không do các bệnh truyền nhiễm, việc bốc mộ quá 1 năm và dưới 3 năm phải có giấy phép của Ủy ban nhân dân xã, phường và cơ quan y tế .
    o Trường hợp chết chôn chưa quá 1 năm mà cần khai quật để khám nghiệm theo lệnh của cơ quan công an, pháp y thì phải theo quy định của cơ quan y tế.
    o Khi tiến hành khai quật phải có phương tiện phòng hộ cho người làm và phải bảo đảm các yêu cầu sát khuẩn, tẩy uế trong khi khai quật và chôn cất lại.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...