Luận Văn Pháp luật về uỷ thác xuất nhập khẩu và thực tiễn pháp lý trong hoạt động uỷ thác xuất nhập khẩu tại

Thảo luận trong 'Môi Trường' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Pháp luật về uỷ thác xuất nhập khẩu và thực tiễn pháp lý trong hoạt động uỷ thác xuất nhập khẩu tại Tổng công ty Cà phê Việt Nam
    Ngày nay xu hướng toàn cầu hoá nền kinh tế đang diễn ra mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Hội nhập để cùng tồn tại và phát triển là một tất yếu khách quan của bất kỳ một nền kinh tế nào. Trong nhưng năm qua cùng với sự cố gắng của mình, nước ta đang tiến nhanh đến tiến trình hội nhập cùng khu vực và thế giới. Xuất nhập khẩu là một hoạt động quan trọng nhằm thúc đẩy quá trình hội nhập, cũng như phát triển nền kinh tế trong nước. Nước ta có thế mạnh là các sản phẩm nông nghiệp, đây là nguồn hàng xuất khẩu chính ra thị trường nước ngoài. Cùng với các mặt hàng xuất khẩu chủ lực khác thì Cà phê đã đóng góp không nhỏ vào kim ngạch xuất nhập khẩu của cả nước, góp phần nâng cao đời sống nhân dân, đặc biệt là các tỉnh miền núi nơi có các dân tộc ít người sinh sống.
    Để đảm bảo cho hoạt động xuất nhập khẩu được tiến hành thuận lợi Nhà nước ta đã ban hành khá nhiều văn bản pháp luật nhằm điều chỉnh quan hệ này. Trong đó quy định về hình thức mua bán hàng hoá thông qua uỷ thác là một quy định rất qua trọng góp phần không nhỏ giúp cho các doanh nghiệp có thể tiến hành hoạt động xuất nhập khẩu của mình một cách thuận lợi và có hiệu quả cao.
    Tại Tổng công ty Cà phê Việt Nam ngoài việc tự tiến hành các hoạt động xuất nhập khẩu cho chính công ty thì Tổng công ty còn thực hiện thêm nghiệp vụ nhận uỷ thác của các doanh nghiệp khác để tiến hành các hoạt động xuất nhập khẩu trong phạm vi kinh doanh của Tổng công ty.
    Sau quá trình thực tập tại Tổng công ty Cà phê Việt Nam, với mong muốn tìm hiểu thêm các quy định của pháp luật điều chỉnh quan hệ xuất nhập khẩu hàng hoá và uỷ thác xuất nhập khẩu hàng hoá, kết hợp với thực tiễn áp dụng các quy định trên tại Tổng công ty Cà phê Việt Nam, qua đó đánh giá về vấn đề áp dụng luật pháp trong kinh doanh, nhằm nâng cao thêm về thực tiễn của những kiến thức đã học.
    Đề tài được chia thành các phần sau:
    Phần I: Chế độ pháp lý về xuất nhập khẩu và uỷ thác xuất nhập khẩu;
    Phần II: Thực tiễn áp dụng các chế độ uỷ thác xuất nhập khẩu tại Tổng công ty Cà phê Việt Nam.;
    Phân III: Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện hoạt động nhận uỷ thác xuất nhập khẩu tại Tổng công ty Cà phê Việt Nam;
     
Đang tải...