Luận Văn Pháp luật về ưu đãi đầu tư ở Việt Nam - Thực trạng và giải pháp hoàn thiện

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài: Pháp luật về ưu đãi đầu tư ở Việt Nam - Thực trạng và giải pháp hoàn thiện

    LỜI NÓI ĐẦU .1


    CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG VÈ PHÁP LUẬT ƯU ĐÃI ĐẦU TƯ Ở VIỆT NAM 3


    1.1 Tổng quan về đầu tư và ưu đãi đầu tư 3


    1.1.1 Khái niệm đầu tư 3


    1.1.2 Khái niệm ưu đãi đầu tư .4


    1.1.3 Vai trò và mục đích của ưu đãi đầu tư đối với nền kinh tế 4


    1.1.3.1 Ưu đãi đầu tư là cơ sở tạo ra môi trường đầu tư tốt 4


    1.1.3.2 Chính sách ưu đãi tạo cho Nhà nước sự chủ động trong việc cơ cấu nền kinh tế 6


    1.1.3.3 Tạo sự đồng bộ của hệ thống pháp luật đầu tư, phù hợp với thông lệ quốc tế .6


    1.2 Chính sách ưu đãi đầu tư ở Việt Nam trước năm 2005 .6


    1.2.1 Ưu đãi đầu tư trong Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam 6


    1.2.1.1 Tính tất yếu khách quan về đầu tư nước ngoài tại Việt Nam 6


    1.2.1.2 Tác động của đầu tư có vốn nước ngoài .8


    1.2.1.3 Pháp luật về đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và chính sách ưu đãi đầu tư 10


    1.2.2 Ưu đãi đầu tư trong Luật Khuyến khích đầu tư trong nước .18


    1.2.2.1 Khái quát về Luật Khuyến khích đầu tư trong nước .18


    1.2.2.2 Chính sách ưu đãi đầu tư .19


    CHƯƠNG 2: QUY ĐỊNH ƯU ĐÃI ĐẦU TƯ TRONG LUẬT ĐẦU TƯ NĂM


    2005 25


    2.1 Đối tượng và điều kiện ưu đãi đầu tư .25


    2.1.1 Lĩnh vực ưu đãi đầu tư 25


    2.1.2 Địa bàn ưu đãi đàu tư .26


    2.2 Quy định về ưu đãi đầu tư trong luật đầu tư năm 2005 26


    2.2.1 Ưu đãi về thuế 26


    2.2.1.1 Thuế thu nhập doanh nghiệp 26


    2.2.1.2 Thuế xuất nhập khẩu 29


    2.2.1.3 Ưu đãi về thuế trong một số trường họp đặc biệt .35


    2.2.2 Ưu đãi về thuế sử dụng đất, tiền thuê đất, tiền thuê mặt nước .37


    2.2.2.1 Nguyên tắc thực hiện miễn, giảm tiền thuê đất, thuê mặt nước 38


    2.2.22 Miễn tiền thuê đất, thuê mặt nước 38


    2.2.2.3 Giảm tiền thuê đất, thuê mặt nước .41


    2.2.2.4 Thẩm quyền quyết định miễn, giảm tiền thuê đất, thuê mặt nước .41

    2.2.3 Ưu đãi đối với nhà đầu tư vào khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ


    cao và khu kinh tế .41


    2.2.3.1 Khái quát chung về khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và


    khu kinh tế


    2.2.3.2 Nguyên tắc ưu đãi đầu tư trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế 43


    2.2.3.3 Một số ưu đãi đàu tư trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế .44


    2.2.4 Một số biện pháp hỗ trợ đàu tư .48


    2.2.4.1 Hỗ trợ chuyển giao công nghệ .48


    2.2.4.2 Hỗ trợ đào tạo 48


    2.2.4.3 Hỗ trợ đầu tư phát triển và dịch vụ đầu tư 49


    2.2.4.4 Thủ tục thực hiện ưu đãi đầu tư .49


    2.2A.5 Điều chỉnh, bổ sung ưu đãi đàu tư 50


    CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT


    ƯU ĐÃI ĐẦU TƯ TẠI VIỆT NAM .52


    3.1 Tác động của những biện pháp ưu đãi đầu tư trong việc thu hút vốn hiện


    nay 52


    3.1.1 Tình hình thu hút vốn đầu tư nước ngoài 52


    3.1.2 Tình hình cấp giấy chứng nhận đầu tư 52


    3.2 Nguyên nhân thành tựu đạt được và những hạn chế tồn tại .54


    3.2.1 Nguyên nhân thành tựu .54


    3.2.2 Một số hạn chế, bất cập trong ưu đãi đầu tư hiện nay 56


    3.3 Giải pháp hoàn thiện pháp luật ưu đãi đầu tư hiện nay tại Việt Nam 58


    KẾT LUẬN 62


    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

    LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài


    Đầu tư là một trong những yếu tố quan trọng phát triển kinh tế của một quốc gia. Từ sau khi đất nước thực hiện đổi mới, nền kinh tế nước ta dần hồi phục, thoát khỏi khủng hoảng kinh tế và có những bước phát triển tiến bộ vượt bật. Nguyên nhân chính là do đường lối lãnh đạo của Đảng và Nhà nước chú trọng việc mở cửa giao thương với các nước trên thế giới, kêu gọi nhà đầu tư thực hiện hoạt động đầu tư vào Việt Nam. Thúc đẩy mối quan hệ hợp tác kinh tế với các nước trong khu vực và thế giới. Thông qua việc ban hành nhiều văn bản pháp luật về đầu tư, hoàn thiện cơ sở hạ tầng trong nước mở đường cho những làn sóng đầu tư vào Việt Nam. Bên canh chú trọng phát triển kinh tế trong nước bằng nguồn “nội lực” tự có, Nhà nước ta còn xây dựng hệ thống pháp luật về đầu tư nước ngoài tại Việt Nam nhằm tranh thủ các nguồn vốn đầu tư nước ngoài vào thị trường Việt Nam.


    Trong bối cảnh toàn cầu hóa như hiện nay, đặc biệt là sau khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Tổ chức thương mại thế giới (WTC)-2007) thì việc kêu gọi đầu tư ngày càng khó khăn hơn bởi sự canh tranh khốc liệt giữa quốc gia trong khu vực. Mặc dù, Nhà nước ban hành Luật Đầu tư năm 2005 thống nhất giữa đầu tư nước trong nước và đầu tư nước ngoài tại Việt Nam tạo ra sân chơi bình đẳng giữa các nhà đàu tư. Và mặc dù Việt Nam đã có những thay đổi về chính sách phát triển kinh tế và có những thành công bước đầu tích cực nhưng sự yếu kém trong khâu quản lý, hệ thống pháp luật còn phức tạp, chồng chéo, chính sách ưu đãi chưa rỏ ràng làm cho môi trường đầu tư nước ta dần kém hấp dẫn so với các nước trong khu vực.


    Chính vì vậy, vấn đề đặt ra là cần phải xây dựng một hệ thống pháp luật đầu tư hoàn thiện, chính sách ưu đãi đầu tư thuận lợi, hấp dẫn mới có thể cạnh tranh với các quốc gia khác trong việc thu hút vốn đầu tư.


    Vì lẽ đó, em chọn đề tài “Pháp luật về ưu đãi đầu tư ở Việt Nam - thực trạng và giải pháp hoàn thiện” để nghiên cứu. Trong bối cảnh, hiện nay có rất ích công trình nghiên cứu khoa học nào về vấn đề này hoặc chỉ dừng lại một vài phân tích nhỏ mang tính tham khảo. Qua đề tài, em xin khái quát chung về chặng đường pháp luật đầu tư nước ta trước khi ban hành Luật Đầu tư năm 2005, giới thiệu về nội dung ưu đãi đầu tư hiện nay, tác động của chính sách ưu đãi đàu tư hiện nay trong việc thu hút vốn đầu tư. Đồng thời, chỉ ra những mặt hạn chế và giải pháp hoàn thiện pháp luật về ưu đãi đầu tư ở nước ta hiện nay.


    2. Mục đích của luận văn


    Mục đích nghiên cứu của luận văn là nghiên cứu lý luận cơ bản về pháp luật đầu tư, các chính sách ưu đãi đầu tư mà Nhà nước ta quy định. Hệ thống hóa văn bản pháp lý quy định về ưu đãi đầu tư từ trước đến khi ban hành Luật Đầu tư năm 2005.


    Qua đó, có cái nhìn tổng thể về pháp luật ưu đãi đầu tư thông qua những quy định của pháp luật. Bên cạnh đó, trong quá trình nghiên cứu đề tài còn nêu lên những mặt hạn chế còn tồn tại trong cơ chế, quản lý pháp luật về đầu tư và nêu lên một số giải pháp nhằm hoàn thiện hơn hệ thống pháp luật về ưu đãi đầu tư ở Việt Nam.


    Và hy vọng rằng trong tương lai không xa nước ta sẽ hoàn thiện hệ thống pháp luật về đàu tư và có những chính sách ưu đãi hiệu quả hom trong việc thu hút vốn đàu tư phát triển kinh tế - xã hội làm giàu cho đất nước.


    3. Đối tượng nghiên cứu


    Đối tượng nghiên cứu của đề tài là tập trung nghiên cứu các quy định về khuyến khích đàu tư và những ưu đãi đầu tư theo quy định của pháp luật trước và sau khi ban hành Luật Đầu tư năm 2005. Nêu lên những khái niệm cơ bản về đàu tư, ưu đãi đàu tư . Nghiên cứu đối tượng, điều kiện ưu đãi đầu tư và nội dung ưu đãi đầu tư.


    Cụ thể là ưu đãi về thuế; ưu đãi về sử dụng đất, mặt nước; ưu đãi doanh nghiệp thực hiện dự án đàu tư vào khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế và những ưu đãi khác mà Nhà nước ta thực hiện.


    4. Phương pháp nghiên cứu


    Phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong luận văn là phương pháp liệt kê, phương pháp thu thập tài liệu, phương pháp phân tích xử lý tài liệu và so sánh .


    5. Kết cấu của Luận văn


    Kết cấu của đề tài luận văn tốt nghiệp “Pháp luật về ưu đãi đầu tư ở Việt Nam -Thực trạng và giải pháp hoàn thiện” ngoài lời nói đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung chính gồm ba chương sau đây:


    Chương 1: Khái quát chung về pháp luật ưu đãi đầu tư ở Việt Nam.


    Chương 2: Quy định pháp về ưu đãi đầu tư trong luật đầu tư năm 2005. Chương 3: Thực trạng và giải pháp hoàn thiện pháp luật ưu đãi đầu tư tại Việt Nam.


    Mặc dù, Người viết đã rất cố gắng trong quá trinh nghiên cứu, tiếp cận các nguồn tài liệu về pháp luật đầu tư ở Việt Nam. Nhưng đây là một đề tài rộng, hệ thống pháp luật có liên quan tương đối lớn và thường xuyên thay đổi nên trong quá trình thực hiện còn nhiều thiếu sót, cộng thêm thời gian thực hiện có giới hạn nên nhất định không tránh khỏi những thiếu sót. Em hy vọng nhận được sự thông cảm của quý Thày Cô cùng các bạn đọc.


    Đồng thời, chân thành đóng góp ý kiến để đề tài của em được hoàn thiện thêm. Em xin cam đoan rằng luận văn là công trình nghiên cứu do chính em thực hiện, trên cơ sở kiến thức được học tập tại trường và được hướng dẫn tận tình của Giảng viên hướng dẫn.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...