Tiểu Luận Pháp luật về trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan hành chính nhà nước của một số nước trên thế

Thảo luận trong 'Hành Chính' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1. Pháp luật về trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan hành chính nhà nước Trung quốc
    Trách nhiệm của NĐĐCCQHCNN ở Trung quốc gắn với đặc điểm của hệ thống công vụ Trung Quốc:
    Đội ngũ công chức trong đó có NĐĐCCQHCNN không “ trung lập về chính trị” mà phải phục tùng đường lối chính trị của Đảng. NĐĐCCQHCNN đều là Đảng viên đảng Cộng sản. Công chức trong đó có người đứng đầu các cơ quan hành chính được coi là “người đầy tớ của nhân dân”, lấy việc bảo vệ ngày càng tốt hơn lợi ích của đất nước và toàn tâm toàn ý phục vụ nhân dân trở thành nguyên tắc hoạt động công vụ. ở Trung Quốc, NĐĐCCQHCNN chịu sự quản lý của hai cơ quan: ban Tổ chức Trung ương Đảng có vai trò quản lý bao trùm toàn bộ đội ngũ công chức nói chung và Bộ Nhân sự - cơ quan chuyên trách của Chính phủ. Chế độ công chức của Trung Quốc nói chung và chế độ đối với NĐĐCCQHCNN nói riêng vừa phải chịu sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác nhân sự, vừa phải duy trì sự quản lý dựa trên cơ sở các quy định của pháp luật đối với công chức và NĐĐCCQHCNN.
    Năm 2006 Luật Công chức ra đời đánh dấu bước phát triển trong quá trình hoàn thiện pháp luật về công chức nói chung và NĐĐCCQHCNN nói riêng đáp ứng yêu cầu phát triển của Trung Quốc trong bối cảnh hội nhập quốc tế. Việc cạnh tranh để bổ nhiệm vào vị trí lãnh đạo đã được triển khai cả nước. Từ năm 2000 đến nay Trung Quốc đã triển khai cho 40 vạn người dự thi (chiếm 30% tổng số công chức). Mỗi vị trí có tiêu chuẩn, điều kiện đã được quy định. Bộ Nhân sự phải gương mẫu làm gương cho các Bộ khác thực hiện. Điều này, một mặt vừa tránh được tình trạng sống lâu lên lão làng, vừa tránh được tình trạng chạy chức, mặt khác, khuyến khích được sự vươn lên của công chức có tài, bảo đảm tính tích cực tham gia hoạt động quản lý của công chức thực sự có năng lực. Việc bổ nhiệm công chức vào chức trưởng phòng, phó phòng, vụ trưởng, phó vụ trưởng, cục trưởng, phó cục trưởng đều phải thông qua thi, theo đó tất cả mọi người có đủ điều kiện để tham gia thi tuyển ứng với từng chức vụ nhất định thì đều có thể tham gia thi tuyển. Tuy nhiên, tuỳ từng chức vụ mà có thể lựa chọn các đối tượng dự thi là người trong ngành hoặc ngoài ngành. Người dự thi ở cương vị cao hơn có thời gian giữ chức vụ cũ ít nhất là 3 năm.
    Một yếu tố quan trọng khác trong cải cách công vụ ở Trung quốc là chuyển đổi truyền thống quản lý nhà nước từ chế độ nhân trị sang chế độ luật trị. Qui chế tạm thời đòi hỏi: các cán bộ lãnh đạo nhà nước không được trực tiếp giám sát các thành viên trong gia đình hoặc ngươì thân của mình, người trong cùng một gia đình hoặc nội tộc nên tránh nắm giữ các cương vị lãnh đạo tại quê hương mình (chỉ đối với các cấp địa phương); khuyến khích luân chuyển cán bộ lãnh đạo trong chính phủ hoặc giữa các cơ quan của chính phủ, các viện hay các công ty quốc doanh. Các biện pháp trên đã được đưa ra với hi vọng có thể ngăn chặn được chế độ gia đình trị, chế độ bảo trợ, tham ô và các hành vi sai trái khác.
    Theo quy định của Pháp luật Trung Quốc mức phải chịu trách nhiệm của quan chức có thể được chia thành 4 cấp: Một là, TNHS, đây là hình thức chịu trách nhiệm nặng nhất. Quan chức rơi vào cấp này có nghĩa là đã động đến luật hình sự; Hai là, trách nhiệm hành chính, mặc dù hành vi của quan chức chưa động tới luật hình sự nhưng cũng đã vi phạm luật hành chính có liên quan, chính vì thế mà phải gánh vác trách nhiệm hành chính; Ba là, trách nhiệm chính trị hay còn gọi trách nhiệm kỉ luật, mặc dù quan chức không vi phạm pháp luật nhưng đã vi phạm các quy định của điều lệ Đảng hoặc các quy định của kỉ luật, phải chịu xử phạt về kỉ luật Đảng thậm chí bị bãi miễn chức vụ; Bốn là, trách nhiệm đạo nghĩa, lương tri, mặc dù hành vi của quan chức chưa cấu thành nên ba trường hợp nói trên nhưng do nhân viên, cấp dưới của quan chức đó không làm tròn phận sự trong công việc hoặc có nhiều sai phạm trong công việc, gây bất bình trong nhân dân, xuất phát từ đạo nghĩa mà quan chức đó chủ động từ chức - đây chính là nhận lỗi từ chức.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...