Luận Văn Pháp luật về tòa án nhân dân : thực trang và giải pháp phát triển

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Ác Niệm, 13/12/11.

  1. Ác Niệm

    Ác Niệm New Member

    Bài viết:
    3,584
    Được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    PHẦN MỞ ĐẦU

    Trong bối cảnh Việt Nam đang tiến hành công cuộc đổi mới toàn diện nhằm đưa đất nước thoát khỏi nghèo nàn lạc hậu, hội nhập cùng thế giới, xây dựng một cơ chế kinh tế thị trường tự do, thịnh vượng nhưng ổn định. Để đáp ứng một xã hội mới với nhiều thành phần kinh tế khác nhau, trong đó có cả các cá nhân, tổ chức nước ngoài tham gia vào các hoạt động kinh tế, văn hoá - xã hội, điều đó chắc chắn sẽ dẫn đến vấn đề tranh chấp về quyền lợi trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Để góp phần bảo đảm tính ổn định phát triển của đất nước, cần phải xây dựng một môi trường pháp lý thông thoáng, lành mạnh và tiến bộ, đáp ứng các yêu cầu của công cuộc hội nhập vào nền kinh tế thế giới, thúc đẩy nền kinh tế thị trường phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa, xây dựng thành công nhà nước pháp quyền.

    ĐỀ TÀI: pháp luật về tòa án nhân dân : thực trang và giải pháp phát triển

    Vì vậy cần phải xây dựng một hệ thống toà án hoàn chỉnh, đồng bộ, thống nhất từ trung ương đến địa phương, thực hiện tốt công tác bảo đảm và thực thi pháp luật, tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, đáp ứng các yêu cầu đời sống vật chất, tinh thần cho quần chúng nhân dân và yêu cầu đổi mới của đất nước.

    2) Mục đích nghiên cứu.

    Nhận thức được tầm quan trọng của hệ thống toà án trong việc bảo vệ pháp luật theo như khẳng định của các nhà luật học: ở đâu có pháp luật, ở đó phải có toà án để bảo vệ pháp luật. Các nhà nước chủ nô, nhà nước phong kiến, nhà nước tư sản đều thành lập các toà án. Tuy nhiên, bản chất, vai trò, quyền hạn, cách thức tổ chức và hoạt động của toà án thuộc mỗi kiểu nhà nước, hay trong mỗi nước là khác nhau. Vì vậy, tôi chọn đề tài này với mong muốn nâng cao hiểu biết của bản thân về vai trò, cũng như nguyên tắc tổ chức và hoạt động của toà án nói chung và toà án xã hội chủ nghĩa nói riêng, mà cụ thể là toà án nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, nơi tôi đang nghiên cứu và học tập. Đồng thời cung cấp những kiến thức pháp lý cơ bản đến đông đảo công chúng, nhằm nâng cao hiểu biết pháp luật của cộng đồng, góp phần xây dựng ý thức chung, tôn trọng và tuân thủ các quy định của Hiến pháp và pháp luật của nhà nước.

    3) Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu.

    Niên luận lấy nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Toà án nhân dân Việt Nam là đối tượng nghiên cứu. Trong phạm vi các quy định của Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam 1992, sửa đổi, bổ sung 2001 và Luật tổ chức Toà án 2002.

    4) phương pháp nghiên cứu.
    Trong quá trình nghiên cứu đề tài, tôi sử dụng phương pháp duy vật biện chứng làm phương pháp nghiên cứu xuyên suốt. Bên cạnh đó tôi còn sử dụng các biện pháp bổ trợ khác như: đối chiếu, so sánh; phương pháp phân tích tổng hợp, tư duy logic, phương pháp lịch sử . để làm rõ các vấn đề cần nghiên cứu.

    5) Bố cục.
    Niên luận gồm ba phần:
    a) Phần mở đầu:
    1. Tính cấp thiết của đề tài, ý nghĩa khoa học và thực tiễn.
    2. Mục đích nghiên cứu đề tài.
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài.
    4. Phương pháp nghiên cứu đề tài.
    5. Bố cục.
    b) Phần nội dung.
    Gồm hai chương:
    Chương 1: lịch sử hình thành và pháp triển, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của toà án nhân dân.
    Chương 2: Các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của toà án nhân dân.
    c) Phần kết luận.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...