Luận Văn Pháp luật về tiền lương

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Ác Niệm, 13/12/11.

  1. Ác Niệm

    Ác Niệm New Member

    Bài viết:
    3,584
    Được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI MỞ ĐẦU

    Trong thời đại ngày nay, với cơ chế thị trường mở cửa thì tiền lương là một vấn đề rất quan trọng. Đó là khoản thù lao cho công lao động của người lao động. lao động là hoạt động chân tay và trí óc của con người nhằm tác động biến đổi các vật tự nhiên thành những vật phẩm có ích đáp ứng nhu cầu của con người. Trong doanh nghiệp, lao động là yếu tố cơ bản quyết định quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Muốn làm cho quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được diễn ra liên tục, thường xuyên chúng ta phải tái tạo sức lao động hay ta phải trả thù lao cho người lao động trong thời gian họ tham gia sản xuất kinh doanh. Tiền lương là biểu hiện bằng tiền mà doanh nghiệp trả cho người lao động tương ứng với thời gian, chất lượng và kết quả lao động mà họ đã cống hiến. Tiến lương là nguồn thu nhập chủ yếu của người lao động, ngoài ra người lao động còn được hưởng một số nguồn thu nhập khác như: trợ cấp, phụ cấp, BHXH, tiền thưởng Đối với doanh nghiệp thì chi phí tiền lương là một bộ phận cấu thành nên giá thành sản phẩm, dịch vụ do doanh nghiệp sản xuất ra.
    pháp luật về tiền lương được ra đời nhằm bảo vệ quyền lợi của người lao động cũng như quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao động, tạo điều kiện cho mối quan hệ lao động được hài hòa và ổn định, góp phần phát huy trí sáng tạo và tài năng của người lao động trí óc và lao động chân tay, của người quản lý lao động, nhằm đạt năng suất, chất lượng và tiến bộ xã hội trong lao động, sản xuất, dịch vụ, hiệu quả trong sử dụng và quản lý lao động, góp phần công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước vì sự nghiệp dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh.


    MỤC LỤC

    LỜI MỞ ĐẦU 1
    CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TIỀN LƯƠNG 2
    1.1. Tiền lương 2
    1.1.1. Khái niệm tiền lương 2
    1.1.2. Đặc điểm của tiền lương 2
    1.1.3. Vai trò của tiền lương 3
    1.1.4. Nguyên tắc trả lương 3
    1.2. Tiền lương tối thiểu 5
    1.2.1. Khái niệm 5
    1.2.2. Đặc điểm của tiền lương tối thiểu 6
    1.3. Quy chế trả lương 6
    CHƯƠNG 2: MỘT SỐ QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ TIỀN LƯƠNG 7
    2.1. Mức lương tối thiểu 7
    2.2. Quy chế trả lương 7
    2.3. Hệ thống thang bảng lương 11
    CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP VỀ QUY ĐỊNH TRẢ LƯƠNG TẠI CÔNG TY TNHH SƠN TÙNG 12
    3.1. Giới thiệu chung về Công ty 12
    3.1.1. Giới thiệu Công ty 12
    3.1.2. Sơ đồ bộ máy quản lý của Công ty 12
    3.2. Hệ thống tiền lương của doanh nghiệp 13
    3.2.1. Mức lương tối thiểu 13
    3.2.2. Hình thức trả lương 13
    3.2.3. Quy chế trả lương 15
    3.3. Đánh giá việc trả lương tại Công ty TNHH Sơn Tùng 16
    3.3.1. Ưu điểm 16
    3.3.2. Nhược điểm 16
    3.4. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác tiền lương tại Công ty TNHH Sơn Tùng 16
    KẾT LUẬN 18
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...