Tiểu Luận Pháp luật về thừa kế

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    A. LỜI MỞ ĐẦU
    Quyền thừa kế là quyền cơ bản của công dân được nhà nước và pháp luật bảo vệ. Bằng những quy định cụ thể, với những nguyên tắc nhất định, pháp luật về thừa kế bảo đảm quyền tự định đoạt tài sản của cá nhân khi người đó chết thông qua việc lập di chúc - thể hiện ý chí của người chết. Tuy nhiên, việc thể hiện ý chí đó thông qua hình thức nào để cho di chúc đó có hiệu lực thì việc quy định hình thức của di chúc là việc làm cần thiết.
    B. NỘI DUNG
    Theo quy định tại điều 646 Bộ Luật Dân sự 2005: “Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết”.
    Di chúc còn gọi là chúc thư do cá nhân còn sống tự nguyện lập ra với mục đích dịch chuyển tài sản thuộc quyền sở hữu của mình sang cho người còn sống khác sau khi người lập di chúc chết.
    Hình thức của di chúc là phương thức thể hiện ý chí của người lập di chúc, là căn cứ pháp lý phát sinh quan hệ thừa kế theo di chúc, là chứng cứ để bảo vệ quyền lợi cho người được chỉ định trong di chúc. Vì vậy, di chúc phải lập dưới những hình thức nhất định. Điều 649 BLDS quy đinh: “Di chúc phải lập văn bản; nếu không thể lập được di chúc bằng văn bản thì có thể lập di chúc miệng.
    Người thuộc dân tộc thiểu số có quyền lập di chúc bằng chữ viết hoặc tiếng nói của mình”.
    Pháp luật quy định có hai loại hình thức di chúc đó là hình thức văn bản và hình thức miệng, thông qua đó mà người khác biết được ý chí của người lập di chúc. Việc quy định người thuộc dân tộc thiểu số có quyền lập di chúc bằng tiếng nói, chữ viết của mình nhằm bải đảm quyền bình đẳng của cá nhân giữa các dân tộc khác nhau trong việc định đoạt tài sản thuộc sở hữu của mình sau khi chết. Hình thức của di chúc là căn cứ pháp lí để phân chia di sản cho người được chỉ định trong di chúc.



    MỤC LỤC
    Trang
    A. LỜI MỞ ĐẦU 1
    B. NỘI DUNG 1

    I. Hình thức di chúc miệng 1
    1. Quy định của pháp luật về hình thức di chúc miệng 2
    2. Nhận xét và hoàn thiện quy định về hình thức di chúc miệng 4
    3. Thực tiễn áp dụng di chúc miệng 5
    II. Hình thức di chúc bằng văn bản 7
    1. Quy định của pháp luật về hình thức di chúc bằng văn bản 7
    1.1. Các loại di chúc bằng văn bản 7
    a. Di chúc bằng văn bản không có người làm chứng 7
    b. Di chúc bằng văn bản có người làm chứng 9
    c. Di chúc bằng văn bản có chứng thực của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn, chứng nhận của công chứng nhà nước.
    10
    d. Di chúc bằng văn bản được xác nhận trong một số trường hợp khác. 12
    1.2. Yêu cầu đối với nội dung của hình thức di chúc bằng văn bản 13
    2. Thực tiễn áp dụng hình thức di chúc bằng văn bản 17
    III. Hình thức di chúc chung của vợ chồng. 17
    C. KẾT LUẬN 20
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...