Tiểu Luận Pháp luật về thu hồi đất, bồi thường, giải phóng mặt bằng ở Việt Nam hiện nay Thực trạng và giải phá

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tóm tắt luận văn thạc sĩ
    Đề tài: Pháp luật về thu hồi đất, bồi thường, giải phóng mặt bằng ở Việt Nam hiện nay: Thực trạng và giải pháp


    Abstract: Phân tích, tìm hiểu nội hàm của các khái niệm bồi thường, hỗ trợ, tái định
    cư khi Nhà nước thu hồi đất; nhận diện những đặc trưng cơ bản của các khái niệm này.
    Tìm hiểu, hệ thống hóa cơ sở lý luận của việc xây dựng các quy định về bồi thường,
    hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất. Nghiên cứu sự hình thành và phát triển
    của pháp luật về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất. Nghiên cứu,
    đánh giá thực trạng pháp luật về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi
    đất. Xác lập định hướng và đề xuất các giải pháp góp phần hoàn thiện pháp luật về bồi
    thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất .




    Content
    MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
    Với một nước nông nghiệp có khoảng 70% dân số là nông dân như Việt Nam thì đất đai
    luôn là vấn đề rất nhạy cảm và nhận được sự quan tâm đặc biệt của toàn xã hội. Đặc biệt khi đất
    nước chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường, Nhà nước thực hiện cơ chế quản lý đất đai mới bằng
    việc xác định hộ gia đình là đơn vị kinh tế tự chủ trong sản xuất nông - lâm nghiệp; tiến hành giao
    đất, cho thuê đất cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định lâu dài. Chính sự thay đổi cơ chế quản
    lý này đã trả lại cho đất đai những giá trị vốn có của nó: Đất đai ngày càng trở nên có giá và được
    đem trao đổi trên thị trường; dùng làm tài sản bảo đảm trong quan hệ tín dụng thế chấp vay vốn
    với ngân hàng, tổ chức tín dụng; được đem góp vốn liên doanh trong sản xuất - kinh doanh.
    Người dân ngày càng nhận thức sâu sắc được giá trị to lớn của đất đai. Số lượng các khiếu kiện,
    tranh chấp đất đai ngày càng gia tăng v.v .
    Với việc đất đai ngày càng có giá thì vấn đề thu hồi đất, bồi thường, giải phóng mặt bằng
    cũng gặp rất nhiều khó khăn, phức tạp. Trong nhiều trường hợp, người dân do không đồng
    tình với phương án bồi thường của Nhà nước đã không chịu bàn giao đất dẫn đến việc làm
    chậm tiến độ thi công công trình, ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của chủ đầu tư và gây tác
    động tiêu cực đến môi trường đầu tư. Hơn nữa do không đồng thuận với phương án bồi
    thường, người bị thu hồi đất tiến hành khiếu kiện kéo dài, khiếu kiện đông người và khiếu
    2
    kiện vượt cấp gây mất ổn định về chính trị, trật tự an toàn xã hội v.v . Để khắc phục tình
    trạng này, Nhà nước đã thường xuyên rà soát, sửa đổi và bổ sung các quy định về bồi thường,
    hỗ trợ, tái định cư. Tuy nhiên, hiệu quả của những giải pháp này chưa được như mong muốn;
    nhiều quy định mới được ban hành dường như chưa phù hợp với thực tiễn (đặc biệt là các quy
    định về giá đất bồi thường; các quy định về tái định cư cho người dân bị thu hồi đất ở; giải
    quyết vấn đề việc làm cho người bị mất đất sản xuất v.v .). Các tranh chấp, khiếu kiện liên
    quan đến bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất có xu hướng gia tăng cả về số lượng và mức độ
    gay gắt, phức tạp về nội dung. Điều này cho thấy chúng ta cần tiếp tục nghiên cứu, tìm h iểu
    về cơ chế, chính sách bồi thường nói chung và các quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư
    khi Nhà nước thu hồi đất nói riêng nhằm hoàn thiện lĩnh vực pháp luật này. Đây là lý do để
    tác giả lựa chọn đề tài "Pháp luật về thu hồi đất, bồi thường, giải phóng mặt bằng ở Việt
    Nam hiện nay: thực trạng và giải pháp" làm luận văn thạc sĩ luật học.
    2. Mục đích nghiên cứu
    Luận văn đặt ra những mục đích nghiên cứu cơ bản sau đây:
    - Phân tích, tìm hiểu nội hàm của các khái niệm bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà
    nước thu hồi đất; nhận diện những đặc trưng cơ bản của các khái niệm này;
    - Tìm hiểu, hệ thống hóa cơ sở lý luận của việc xây dựng các quy định về bồi thường, hỗ
    trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất;
    - Nghiên cứu sự hình thành và phát triển của pháp luật về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư
    khi Nhà nước thu hồi đất;
    - Nghiên cứu, đánh giá thực trạng pháp luật về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà
    nước thu hồi đất;
    - Xác lập định hướng và đề xuất các giải pháp góp phần hoàn thiện pháp luật về bồi
    thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất;
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    a. Đối tượng nghiên cứu
    Đối tượng nghiên cứu của đề tài bao gồm:
    - Hệ thống quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng về phát triển kinh tế trong lĩnh vực
    đất đai nói chung và về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất nói riêng;
    - Các quy phạm pháp luật thực định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu
    hồi đất;
    - Các quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất của Trung
    Quốc;
    - Các báo cáo, tổng kết tình hình thực thi pháp luật về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi
    Nhà nước thu hồi đất;
    b. Phạm vi nghiên cứu
    Do tính chất phức tạp và rộng lớn của đề tài, luận văn giới hạn phạm vi nghiên cứu ở việc
    đi sâu phân tích, tìm hiểu các quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi
    đất được ban hành từ năm 1987 (năm ban hành Luật Đất đai lần đầu tiên) đến nay;
    3. Phương pháp nghiên cứu
    Để giải quyết các yêu cầu mà đề tài đặt ra, luận văn đã sử dụng các phương pháp nghiên
    cứu sau đây:
    - Phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của triết học Mác - Lênin; tư
    tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa;
    3
    - Đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về xây dựng nhà nước và pháp quyền nói
    chung và về chính sách, pháp luật đất đai nói riêng trong điều kiện kinh tế thị trường;
    - Ngoài ra, luận văn còn sử dụng một số phương pháp nghiên cứu cụ thể sau:
    (i) Phương pháp phân tích, bình luận, so sánh v.v. được sử dụng trong Chương 1 tìm hiểu
    về một số vấn đề lý luận về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất;
    (ii) Phương pháp đánh giá, đối chiếu, diễn giải, điều tra v.v . được sử dụng tại Chương 2
    khi tìm hiểu về pháp luật về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất;
    (iii) Phương pháp tổng hợp, quy nạp v.v. được sử dụng tại Chương 3 khi nghiên cứu, đề
    xuất định hướng và giải pháp hoàn thiện pháp luật về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà
    nước thu hồi đất;
    4. Tình hình nghiên cứu đề tài và những đóng góp mới của luận văn
    Bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất là một chế định quan trọng của
    pháp luật đất đai. Chế định này khi đi vào cuộc sống trực tiếp đụng chạm đến lợi ích của
    người bị thu hồi đất, lợi ích của cộng đồng và lợi ích của nhà đầu tư nên đã nhận được sự
    quan tâm nghiên cứu của giới khoa học pháp lý nước ta;
    Thời gian vừa qua đã có một số công trình, sách báo pháp lý nghiên cứu về lĩnh vực pháp
    luật này dưới khía cạnh lý luận và thực tiễn; tiêu biểu là các công trình ngh iên cứu của các tác
    giả: Trịnh Thị Hằng Nga: Chế định pháp luật về đền bù thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất,
    Luận văn Thạc sĩ luật học, 1999; Nguyễn Vinh Diện: Pháp luật về bồi thường thiệt hại khi
    Nhà nước thu hồi đất, Luận văn Thạc sĩ luật học, 2006; Nguyễn Duy Thạch: Pháp luật về bồi
    thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất (qua thực tiễn thi hành tại thành phố
    Hà Nội), Luận văn Thạc sĩ luật học, 2007; Đặng Anh Quân: Bàn về giá đất khi bồi thường -Nên cao hay thấp? Tạp chí Tài nguyên và Môi trường, số 8, 2005; Dự án khu đô thị Nam
    Thăng Long (CIPUTRA): Từ những bất thường trong đền bù, giải phóng mặt bằng, của nhóm
    phóng viên thời sự Báo Pháp luật Việt Nam, số 285, ngày 29/11/2005; Hoàng Lộc: Nông dân
    góp vốn bằng đất - Giải pháp đột phá trong đền bù giải tỏa, Thời báo Kinh tế Việt Nam, số
    253, ngày 21/12/2005 v.v . Các công trình này chủ yếu đi sâu nghiên cứu về vấn đề bồi
    thường khi Nhà nước thu hồi đất mà chưa tìm hiểu một cách thấu đáo khía cạnh hỗ trợ, tái
    định cư cho người bị thu hồ i đất. Tiếp tục kế thừa những thành quả nghiên cứu của các công
    trình trên đây, luận văn đi sâu tìm hiểu một cách có hệ thống, toàn diện về bồi thường, hỗ trợ
    và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất dưới góc độ của pháp luật đất đai;
    Nghiên cứu đề tài này, luận văn có những đóng góp mới về mặt khoa học trên những khía
    cạnh chủ yếu sau:
    Thứ nhất, hệ thống hóa và góp phần hoàn thiện hệ thống cơ sở lý luận và thực tiễn của
    việc xây dựng các quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất;
    Thứ hai, phân tích, đánh giá thực trạng pháp luật về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi
    Nhà nước thu hồi đất; trên cơ sở đó chỉ ra tồn tại, bất cập và nguyên nhân của những hạn chế
    này trong các quy định hiện hành;
    Thứ ba, đưa ra định hướng và đề xuất các giải pháp góp phần hoàn thiện pháp luật về bồi
    thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.
    5. Kết cấu của luận văn
    Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm
    3 chương:
    Chương 1: Một số vấn đề lý luận về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi
    đất.
    4
    Chương 2: Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất ở Việt
    Nam.
    Chương 3: Định hướng và giải pháp hoàn thiện pháp luật về bồi thường, hỗ trợ, tái định
    cư khi Nhà nước thu hồi đất.
    Chương 1
    MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ BỒI THƯỜNG, HỖ TRỢ,
    TÁI ĐỊNH CƯ KHI NHÀ NƯỚC THU HỒI ĐẤT
    Mục tiêu của chương 1 nhằm làm rõ các vấn đề cơ sở lý luận về bồi thường, hỗ trợ, tái định
    cư khi Nhà nước thu hồi đất; khái niệm và vai trò của bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà
    nước thu hồi đất; khái quát lịch sử phát triển của pháp luật về bồi thường khi Nhà nước thu
    hồi đất; pháp luật về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất ở Trung Quốc. Để đạt được mục
    tiêu này, chương 1 đề cập những vấn đề sau đây.
    1.1. Cơ sở lý luận về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất
    1.1.1. Đường lối, chính sách của Đảng về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước
    thu hồi đất
    Trong tiểu mục này, luận văn đi sâu tìm hiểu chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng
    về đất đai nói chung, bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất nói riêng qua các thời kỳ: Từ khi
    mới thành lập; sau khi giành được chính quyền, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc và trong thời kỳ
    thực hiện công cuộc đổi mới, hội nhập kinh tế quốc tế. Đặc biệt là tinh thần Nghị quyết số 26
    ngày 12/3/2003 của Hội nghị lần thứ VII Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX về tiếp
    tục đổi mới chính sách, pháp luật đất đai trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại
    hóa đất nước đã đề ra những chính sách quan trọng về bồi thường thiệt hại khi Nhà nước thu
    hồi đất trong giai đoạn hiện nay. Quan điểm, đường lối này đã được Luật Đất đai năm 2003
    thể chế hóa, tạo cơ sở pháp lý cho việc thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước
    thu hồi đất.
    1.1.2. Cơ sở lý luận của việc bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất
    Thứ nhất, vấn đề bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất được đặt ra dựa trên cơ sở quyền
    sở hữu về tài sản của công dân được pháp luật bảo hộ.
    Thứ hai, xét về bản chất Nhà nước ta là Nhà nước do nhân dân lao động thiết lập lên, đại
    diện cho ý chí, nguyện vọng và lợi ích của nhân dân; phục vụ và chăm lo cho lợi ích, sự phồn
    vinh của người dân. Do đó, thì khi Nhà nước thu hồi đất của người dân để sử dụng vào bất kể
    mục đích gì mà làm phương hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của họ thì Nhà nước phải có
    bổn phận và nghĩa vụ phải bồi thường;
    Thứ ba, xét về phương diện lý luận, thiệt hại về lợi ích của người sử dụng đất (SDĐ) là
    hậu quả phát sinh trực tiếp từ hành vi thu hồi đất của Nhà nước gây ra. Vì vậy, Nhà nước phải
    có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho họ;
    Thứ tư, Nhà nước ta đã và đang xây dựng nền kinh tế nhiều thành phần vận hành theo cơ
    chế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa hướng tới mục tiêu "dân giàu, nước mạnh, xã
    hội công bằng, dân chủ và văn minh". Điều này chỉ có thể thực hiện được khi Nhà nước biết
    tôn trọng và bảo hộ những quyền lợi chính đáng của người dân;
    Thứ năm, vấn đề bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất được xây dựng dựa trên chế độ sở
    hữu toàn dân về đất đai, Nhà nước giao đất cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định,
    lâu dài và mở rộng các quyền năng cho người SDĐ. Nh ư vậy, "kể từ đây quyền sử dụng đất
    đã tách khỏi quyền sở hữu đất đai được chủ sở hữu đất đai chuyển giao cho ng ười sử dụng đất
    thực hiện và trở thành một loại quyền về tài sản thuộc sở hữu của ng ười sử dụng đất" hay n
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...