Tiểu Luận Pháp luật về thanh tra xây dựng ở Việt Nam hiện nay

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tóm tắt luận văn thạc sĩ năm 2012
    Đề tài: Pháp luật về thanh tra xây dựng ở Việt Nam hiện nay


    Abstract: Nghiên cứu, làm rõ khái niệm, bản chất, đặc trưng; nguyên tắc, vai trò của
    thanh tra xây dựng; khái niệm, đặc điểm và nội dung của pháp luật thanh tra xây d ựng,
    tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thiện pháp luật thanh tra xây dựng. Đánh giá khái quát sự
    hình thành và phát triển của thanh tra xây dựng, thực trạng pháp luật về thanh tra xây
    dựng, thực tiễn tổ chức thực hiện pháp luật về thanh tra xây dựng, làm rõ những vướng
    mắc, bất cập trong pháp luật về thanh tra xây dựng và tổ chức thực hiện pháp luật thanh
    tra xây dựng. Luận giải yêu cầu khách quan, quan điểm và giải pháp hoàn thiện pháp luật
    thanh tra xây dựng ở Việt Nam hiện nay.
    Keywords: Pháp luật Vi ệt Nam; Thanh tra xây dựng; Luật xây dựng
    Content
    MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Xây dựng là ngành kinh t ế - kỹ thuật quan trọng, làm tiền đề cho việc xây dựng và phát
    triển kinh t ế - xã hội của đất nước. Với hệ t hống pháp luật bao trùm, phủ kín các lĩnh vực
    quản lý Nhà nước của ngành Xây dựng đã t ạo ra một hành lang pháp lý cho các t ổ chức, cá
    nhân tham gia ho ạt động xây dựng đúng hướng và phát triển ổn định, làm thay đổi diện mạo
    đất nước, góp phần quan trọng bảo đảm cho tăng trưởng kinh t ế và nâng cao đời sống vật
    chất, tinh thần của toàn xã hội.
    Tuy nhiên, cùng với những thành tựu to lớn đã đạt được thì tình hình vi phạm pháp luật
    trong đầu tư xây dựng xảy ra ngày càng nhiều, phương thức thủ đoạn ngày càng tinh vi, gây thất
    thoát nghiêm trọng cho ngân sách nhà nước; nhiều vụ tham nhũng lớn trong lĩnh vực đầu tư xây
    dựng, gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng tài sản của Nhà nước đã bị phát hiện, xử lý nghiêm
    theo pháp luật.
    Tình hình này do nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó có nguyên nhân do tác động từ
    mặt trái của nền kinh tế thị trường, sự yếu kém trong quản lý kinh tế, sự bất cập, thiếu đồng bộ
    của hệ thống các quy định pháp luật về quản lý, kiểm tra, thanh tra, giám sát trong đầu tư xây
    dựng, vai trò của cơ quan chủ quản trong việc tuân thủ pháp luật, năng lực quản lý yếu kém và
    việc chấp hành kỷ cương, pháp luật của Nhà nước chưa nghiêm và một phần trách nhiệm, đạo
    đức nghề nghiệp của những người làm công tác thanh tra xây dựng.
    Để khắc phục tình trạng trên, vi ệc tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực xây
    dựng là một yêu cầu rất cấp thiết và phải ti ến tới đưa những việc này trở thành nề nếp thường
    xuyên. Từ đó, việc nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn của việc xây dựng và hoàn thiện
    pháp luật về thanh tra xây dựng có ý nghĩa cấp thiết cho vi ệc hoàn thiện hệ thống pháp luật về
    thanh tra nói chung và thanh tra xây dựng ở nước ta hiện nay. Bởi vậy, việc nghiên cứu đề tài
    "Pháp luật về thanh tra xây dựng ở Việt Nam hiện nay" có ý nghĩa lý luận, thực tiễn quan trọng
    đáp ứng yêu cầu bức xúc hiện nay.
    2. Tình hình nghiên cứu đề tài
    Ở Việt Nam, trong thời gian qua, việc nghiên cứu về hoạt động thanh tra xây dựng và pháp
    luật về thanh tra xây dựng nhìn chung còn mới mẻ, chưa được quan tâm đầy đủ, do trên thực tế
    những công trình khoa học nghiên cứu hoạt động thanh tra xây dựng còn rất ít.
    Nhìn chung các công trình đã nghiên cứu, phân tích lý giải nhiều vấn đề liên quan đến tổ
    chức và hoạt động thanh tra và thực trạng của thanh tra và pháp luật về thanh tra nói chung. Tuy
    nhiên, các công trình đó chưa đề cập cụ thể đến những vấn đề của hoạt động thanh tra chuyên
    ngành trong lĩnh vực xây dựng vốn được coi là một trong những vấn đề bức xúc của công tác
    thanh tra hiện nay. Chính vì vậy, trên cơ sở kế thừa các kết quả của các công trình nghiên cứu
    liên quan, luận văn tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn của việc hoàn thiện
    pháp luật về thanh tra xây dựng ở nước ta hiện nay để từ đó đưa ra các giải pháp hoàn thiện pháp
    luật và thanh tra xây dựng, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước trong lĩnh vực
    thanh tra xây dựng.
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
    Thanh tra xây dựng không chỉ là hoạt động có tính chất chuyên môn, nghiệp vụ đơn thuần,
    mà còn mang ý nghĩa quan trọng trong quản lý nhà nước về xây dựng và phát triển đô thị hiện
    nay. Luận văn tập trung làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về thanh tra xây dựng, làm sáng tỏ khái
    niệm, bản chất, đặc trưng của thanh tra xây dựng; khái niệm, đặc điểm pháp luật về thanh tra xây
    dựng, những yêu cầu đặt ra đối với hoàn thiện pháp luật thanh tra xây dựng; kiến nghị những giải
    pháp hoàn thiện pháp luật về thanh tra xây dựng, nâng cao hiệu quả của hoạt động thanh tra xây
    dựng. Việc nghiên cứu luận văn căn cứ vào thực tiễn tổ chức và hoạt động thanh tra xây dựng,
    đặc biệt là từ sau thời kỳ đổi m ới (từ năm 1986 đến nay).
    4. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
    4.1. Mục đích nghiên cứu của luận văn
    Mục đích nghiên cứu của luận văn là trên cơ sở phân tích, làm rõ những vấn đề lý l uận và
    thực tiễn, pháp luật về thanh tra xây dựng, luận văn đưa ra các giải pháp hoàn thi ện pháp luật về
    thanh tra xây dựng ở Việt Nam hi ện nay.
    4.2. Nhiệm vụ của luận văn
    Để thực hiện mục đích nêu trên, luận văn có những nhiệm vụ sau đây:
    - Nghiên cứu, làm rõ khái niệm, bản chất, đặc trưng; nguyên tắc, vai trò của thanh tra xây
    dựng; khái niệm, đặc điểm và nội dung của pháp luật thanh tra xây dựng, tiêu chí đánh giá mức độ
    hoàn thiện pháp luật thanh tra xây dựng.
    - Đánh giá khái quát sự hình thành và phát tri ển của thanh tra xây dựng, thực trạng pháp
    luật về thanh tra xây dựng, thực tiễn tổ chức thực hiện pháp luật về thanh tra xây dựng, làm rõ
    những vướng mắc, bất cập trong pháp luật về thanh tra xây dựng và tổ chức thực hiện pháp luật
    thanh tra xây dựng.
    - Luận giải yêu cầu khách quan, quan điểm và giải pháp hoàn thi ện pháp luật thanh tra xây
    dựng ở Việt Nam hiện nay.
    5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn
    5.1. Cơ sở lý luận
    Cơ sở lý luận của luận văn là học thuyết Mác-Lênin về Nhà nước và pháp luật, các quan
    điểm của Đảng và Nhà nước ta về xây dựng Nhà nước pháp quyền, cải cách hành chính.
    5.2. Phương pháp nghiên cứu
    Luận văn được nghiên cứu trên cơ sở vận dụng phương pháp duy vật biện chứng của triết
    học Mác - Lênin với những phương pháp nghiên cứu như: lịch sử - cụ thể, phân tích - tổng hợp;
    kết hợp với các phương pháp nghiên cứu khác như: thống kê, so sánh, tổng kết thực tiễn.
    6. Những điểm mới của luận văn
    Luận văn là công trình nghiên cứu tương đối bao quát, hệ thống về cơ sở lý luận và thực
    ti ễn của việc hoàn thiện pháp luật thanh tra xây dựng, vì vậy luận văn có một số điểm mới sau:
    - Luận văn góp phần làm sáng tỏ cơ sở lý luận về thanh tra xây dựng; đưa ra khái niệm, chỉ
    rõ đặc điểm, nội dung, vai trò của pháp luật về thanh tra xây dựng và xác lập các tiêu chí hoàn
    thi ện pháp luật thanh tra xây dựng.
    - Chỉ ra những hạn chế, khó khăn, vướng mắc, bất cập của pháp luật về thanh tra xây dựng
    và tổ chức thực hiện pháp luật về thanh tra xây dựng.
    - Xác lập các quan điểm và đưa ra các giải pháp hoàn thiện pháp luật về thanh tra xây dựng
    trong thời gian tới.
    7. Ý nghĩa của luận văn
    - Các kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần làm phong phú thêm lý luận về thanh tra nói
    chung và thanh tra xây dựng nói riêng.
    - Luận văn là tài liệu tham khảo có giá trị cho các nhà hoạch định chính sách, xây dựng
    pháp luật và những ai quan tâm đến nội dung nghiên cứu của đề tài luận văn.
    8. Kết cấu của luận văn
    Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục các tài liệu tham khảo, luận văn gồm có 3 chương,
    8 tiết.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...