Luận Văn Pháp luật về thành lập và hoạt động cho thuê tài chính của công ty cho thuê tài chính

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài: Pháp luật về thành lập và hoạt động cho thuê tài chính của công ty cho thuê tài chính

    MỤC LỤC


    LỜI MỞ ĐẦU .1


    CHƯƠNG 1. TỒNG QUAN VỀ CHO THUÊ TÀI CHỈNH 8


    1.1. Sơ lược về quá trình hình thành và phát triển của hoạt động cho thuê tài chính. 8


    1.1.1. Thế giới .8


    1.1.2. Việt Nam .9


    1.2. Khái niệm và đặc điểm của cho thuê tài chính 11


    1.2.1. Khái niệm hoạt động cho thuê tài chính .11


    1.2.2. Đặc điểm của hoạt động cho thuê tài chính 15


    1.3. Phân biệt Cho thuê tài chính, Cho thuê vận hành và Tín dụng ngân hàng .17


    1.3.1. Phân biệt Cho thuê tài chính và Cho thuê vận hành .17


    1.3.2. Phân biệt Cho thuê tài chính và tín dụng Ngân hàng 21


    1.4. Khái quát về công ty cho thuê tài chính .22


    1.4.1. Giới thiệu các loại hình công ty cho thuê tài chính .22


    1.4.2. Đặc điểm của công ty cho thuê tài chính 24


    1.4.3. Vai trò, ý nghĩa của công ty cho thuê tài chính đối với thị trường tài chính .25


    CHƯƠNG 2. PHÁP LUẬT VỀ CÔNG TY CHO THUÊ TÀI CHÍNH 28


    2.1 Quy định của pháp luật về thành lập và hoạt động cho thuê tài chính của công ty cho thuê tài chính .28


    2.1.1 Quy định pháp luật về điều kiện được cấp giấy phép thành lập và hoạt


    động .28


    2.1.2 Quy định của pháp luật về trình tự thành lập công ty cho thuê tài chính .29


    2.2 Quy định của pháp luật về hoạt động cho thuê tài chính của công ty cho thuê tài chính 35


    2.2.1. Quy định của pháp luật về các phương thức hoạt động cho thuê tài chính của công ty cho thuê tài chính .36


    2.2.2. Quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ các bên trong giao dịch cho thuê tài chính .45


    2.3 Qui định của pháp luật về quy chế bảo đảm an toàn trong hoạt động cho thuê tài chính .49

    CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VÊ THÀNH LẬP VÀ HOẠT ĐỘNG CHO THUÊ TÀI CHỈNH CỦA CÔNG TY CHO THUÊ TÀI CHÍNH -GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN .52


    3.1. Những kết quả đạt được trong lĩnh vực cho thuê tài chính tại Việt Nam .52


    3.1.1. Thành tựu trong lĩnh vực cho thuê tài chính trên thị trường 52


    3.1.2. Thành tựu của pháp luật trong điều chỉnh lĩnh vực cho thuê tài chính 56


    3.2. Những tồn tại trong lĩnh vực cho thuê tài chính .59


    3.2.1. Một số tồn tại trong lĩnh vực cho thuê tài chính trên thị trường .59


    3.2.1.1. Tồn tại từ phía công ty cho thuê tài chính 61


    3.2.1.2. Tồn tại từ phía khách hàng 62


    3.2.2. Tồn tại trong lĩnh vực cho thuê tài chính liên quan đến chính sách pháp luật và vãn bản quy phạm pháp luật 62


    3.3. Giải pháp và kiến nghị 66


    3.3.1. Đối với lĩnh vực cho thuê tài chính trên thị trường 66


    3.3.2. Đối với Chính sách pháp luật và văn bản pháp luật điều chỉnh hoạt động cho thuê tài chính .67


    KẾT LUẬN 72


    LỜI MỞ ĐẦU


    1. Lý do chọn đề tài


    Ngày nay, xu hướng hội nhập kinh tế đã tạo ra một môi trường cạnh tranh giữa các quốc gia. Điều này vừa là cơ hội vừa là thách thức cho các chủ thể kinh doanh. Nền kinh tế Việt Nam cũng không ngoại lệ. Phải làm sao để các doanh nghiệp thích ứng với môi trường cạnh tranh mới, không bị đào thải? Các doanh nghiệp phải làm gì để giảm dần khoảng cách hay ít nhất cũng tạo được sự tương đối trong cán cân cạnh tranh kinh tế với các doanh nghiệp nước ngoài vốn nhiều kinh nghiệm và quá trình tích lũy kinh tế khá cao, nâng cao chất lượng sản phẩm . Giải pháp đặt ra là thay đổi phương thức sản xuất, tập trung cho công nghiệp hóa - hiện đại hóa sản xuất kinh doanh. Muốn làm như thế điều đàu tiên khiến các doanh nghiệp quan tâm là làm như thế nào và nguồn vốn từ đâu?


    Trong khi đó hiện nay, lượng vốn dài hạn đầu tư cho các dự án lớn ở các doanh nghiệp Việt nam còn khiêm tốn. Kênh tài trợ quen thuộc vẫn là đi vay ở các ngân hàng thương mại. Tuy nhiên, đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các doanh nghiệp mới thành lập không có đủ tài sản đảm bảo cũng như uy tín thì việc tiếp cận nguồn vốn vay ngân hàng rất khó khăn. Trong những trường hợp như vậy, hoạt động thuê mua tài chính là một giải pháp được chú ý bởi những tính năng mà nó mang lại. Hoạt động này cưng ứng gần như 100% nguồn vốn, không đặt nặng vấn đề tài sản bảo đảm, luôn đáp ứng tính thời vụ cho khách hàng.


    Mặt khác, do đặc thù kinh tế, hiện nay Việt Nam có khoảng 90% số lượng các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên tổng số khoảng 200.000 doanh nghiệp được thành lập, hoạt động. Trong thời gian tới, xu hướng này còn tiếp tục tăng lên, dự kiến sẽ có khoảng hàng chục ngàn doanh nghiệp mới ra đời. Đây chính là thị trường tiềm năng của loại hình dịch vụ thuê mua tài chính. Bên cạnh đó, cơ hội phát triển của loại hình dịch vụ cho thuê tài chính còn được khắng định thêm bằng bảng cam kết mở rộng thị trường dịch vụ. Trong đó, có thị trường dịch vụ cho thuê tài chính khi Việt Nam gia nhập Tổ chức thương mại quốc tế (WTO). Hệ thống pháp luật về tín dụng ngân hàng nói chung và cho thuê tài chính nói riêng luôn được xem xét, bổ sưng, thay đổi sao cho phù hợp với thực tế nhằm nâng cao tính khả thi cho hoạt động trong tương lai. Vì vậy, trong những năm tới, thị trường tài chính Việt Nam sẽ có những biến chuyển tích cực, nhiều dịch vụ tài chính mới xuất hiện và phát triển không ngừng. Dịch vụ cho thuê tài chính tất nhiên cũng không nằm ngoài xu thế đó. Đây là một tương lai hứa hẹn cho sự phát triển ấn tượng của các công ty cho thuê tài chính.

    Tuy nhiên, theo đánh giá chung, hoạt động cho thuê tài chính hiện nay tại Việt Nam vẫn phát triển chưa xứng tàm. Trên thế giới thị trường cho thuê tài chính chiếm khoảng 15-20% so với thị trường tín dụng là ngân hàng. Trong khi, ở Việt Nam thị trường này chỉ chiếm 1,4%/ Theo tỷ lệ trên, cứ 100 doanh nghiệp chỉ có 2 doanh nghiệp sử dụng dịch vụ cho thuê tài chính. Nếu so sánh số lượng doanh nghiệp và số lượng các công ty cho thuê tài chính, rõ ràng tỷ lệ này chưa thể hiện được vai trò của công ty cho thuê tài chính trong việc cung ứng vốn cho quá trình hoạt động và phát triển của doanh nghiệp, số lượng và chất lượng dịch vụ chưa thật sự thu hút nhả đầu tư. Doanh nghiệp còn khá mơ hồ về loại hình dịch vụ này. Vãn bản pháp luật điều chỉnh hoạt động cho thuê tài chính khi áp dụng vào thực tế còn tồn tại nhiều bất cập, sự giới hạn về phạm vi nghiệp vụ được phép hoạt động, biện pháp hỗ trợ thu hồi tài sản khi một bên vi phạm chưa được chú trọng .


    Cho thuê tài chính đã xuất hiện một thời gian dài trên thị trường tài chính Việt Nam. Tuy nhiên, loại hình dịch vụ cho thuê tài chính dường như chưa khắng định được vị trí trong hoạt động cấp tín dụng và còn khá xa lạ với doanh nghiệp khi họ cần vốn? Do đó, vấn đề đặt ra là làm thế nào để thúc đẩy phát triển dịch vụ này trong thời gian tới, nhất là trong thời kỳ hậu gia nhập WTO? Trước sự cạnh tranh khốc liệt của các công ty cho thuê tài chính nước ngoài, các công ty cho thuê tài chính trong nước cần hỗ trợ những gì và trang bị như thế nào?


    Để phần nào giải đáp cho những vấn đề đặt ra trên, chúng ta cần có cái nhìn tổng thể về hoạt động cho thuê tài chính, nhằm nhận ra những ưu khuyết điểm và giải pháp để vận dụng, khắc phục. Quy trình thành lập và hoạt động của công ty cho thuê tài chính diễn ra như thế nào. Trong đó, góc độ nghiên cứu pháp lý phải được xác định là trọng tâm. Đây là sẽ là tiền đề để hoàn thiện hành lang pháp lý làm cho hoạt động cho thuê tài chính được mở rộng phát triển tương xứng với tiềm năng của loại hình tín dụng thuê mua tài chính. Xác định từ lý do trên, Người viết đã chọn và thực hiện đề tài: “Pháp luật về thành lập và hoạt động cho thuê tài chính của công ty cho thuê tài chính”.


    2. Phạm vi nghiên cứu


    Trong phạm vỉ luận vãn “Pháp luật về thành lập và hoạt động cho thuê tài chính của công ty cho thuê tài chính”, Người viết tập trung nghiên cứu các quy định của pháp luật về công ty cho thuê tài chính, mà chủ yếu có liên quan trực tiếp đến quy trình thành lập và hoạt động thuê mua tài sản của công ty. Phân tích làm rõ khái niệm, đặc trưng của loại hình, điều kiện và trình tự thành lập công ty cho thuê tài chính. Trên Cơ SỞ đó, Người viết đưa ra những giải pháp và kiến nghị nhằm góp phần hoàn thiện hành lang pháp lý. Tạo điều kiện thuận lợi cho các bên khi tham gia giao dịch cho thuê tài chính.


    3. Phương pháp nghiên cứu


    Người viết đã hoàn thành luận văn dựa trên sự tổng hợp các phương pháp sau


    đây:


    - Phương pháp duy vật biện chứng - nhìn nhận các hiện tượng và quá trình hoạt động của nền kinh tế có mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau. Dựa trên các giai đoạn khác nhau của các hiện tượng kinh tế mà đánh giá và nhận xét.


    - Phương pháp lịch sử: Nghiên cứu, đánh giá hiện tượng dựa trên tiến trình thời gian, đặt hiện tượng trong một hoàn cảnh kinh tế - xã hội cụ thể.


    - Phương pháp logic: Thực tế, vận động phát triển của nền kinh tế nước ta khi chuyển sang nền kinh tế thị trường diễn ra khá đa dạng, phức tạp, tác động qua lại lẫn nhau. Do đó, trong quá trình phân tích khái quát một sự vật, hiện tượng có rút ra bản chất, đặc điếm, sự khác biệt nhất định.


    - Phương pháp phân tích luật viết: Vận dụng những kiến thức đã học, đứng trên góc độ pháp luật để nhìn nhận và đánh giá vấn đề.


    - Phương pháp phân tích kinh tế: Người viết đã xử lý số liệu, thống kê, nhóm gộp giá trị. Gắn chặt số liệu và hiện tượng kinh tế để xem xét, nghiên cứu, đánh giá thực trạng phát triển của nền kinh tế đó và dự báo xu hướng phát triển.


    Phương pháp so sánh: Người viết so sánh văn bản quy phạm pháp luật hiện hành và xu hướng phát triển, thông qua dự thảo luật.


    Ngoài ra, Người viết còn sử dụng kết hợp các phương pháp tổng hợp, thống kê.


    4. Bố cục luận văn


    Kết cấu luận văn ngoài lời nói đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung chính gồm ba chương:


    Chương 1: Tổng quan về cho thuê tài chính


    Chương này, Người viết tập trung phân tích làm sáng tỏ một số khái niệm hoạt động cho thuê tài chính và các khái niệm khác có liên quan. Đồng thời, đưa ra những đặc điểm phân biệt hoạt động cho thuê tài chính với các hoạt động cấp tín dụng khác.


    Chương 2: Pháp luật về công ty cho thuê tài chính.


    Trong chương 2, Người viết nghiên cứu và phân tích điều kiện và trình tự thành lập các công ty cho thuê tài chính. Hoạt động nghiệp vụ chính của công ty cho thuê tài chính. Quy chế bảo đảm an toàn của loại hình dịch vụ thuê mua này.

    Chương 3: Thực trạng áp dụng pháp luật về thành lập và hoạt động cho thuê tài chính của công ty cho thuê tài chính - giải pháp và kiến nghị hoàn thiện.


    Dựa vào thực tiễn hiện nay, Người viết chỉ ra những kết quả đạt được và những tồn tại bất cập của hoạt động cho thuê tài chính. Từ đó, đưa ra những kiến nghị và giải pháp cho các bên có liên quan. Nhằm góp phàn làm hoàn thiện hơn hệ thống pháp luật của hoạt động này.


    Luận văn nghiên cứu với sự nỗ lực của bản thân và sự giúp đỡ tận tình của Giáo viên hướng dẫn. Cho nên ở một chừng mực nhất định đã đạt được những yêu cầu đề ra của đề tài. Tuy nhiên, do thời gian nghiên cứu còn hạn hẹp và chưa có nhiều kinh nghiệm thực tế khi thực hiện đề tài, cũng như khả năng diễn đạt còn hạn chế. Vì thế, không tránh khỏi những thiếu sót. Người viết rất mong nhận được ý kiến đóng góp từ Thầy, Cô để hoàn thiện hơn đề tài.


    Qua đây, Người viết xin chân thành cám ơn Cô Lê Huỳnh Phương Chinh đã hướng dẫn và giúp đỡ tận tình cho Người viết hoàn thảnh luận văn nghiên cứu “Pháp luật về thành lập và hoạt động cho thuê tài chính của công ty cho thuê tài chính” này./.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...