Tài liệu Pháp luật về tài nguyên thiên nhiên

Thảo luận trong 'Địa Chất' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    I. PHÁP LUẬT VỀ TÀI NGUYÊN RỪNG
    1.1. Khái niệm tài nguyên rừng
    - Theo nghĩa rộng: Rừng là vùng đất rộng có nhiều cây cối mọc lâu năm (Từ điển Tiếng Việt phổ thông, Viện Ngôn ngữ học, Nxb tp HCM, 2002).
    Theo định nghĩa trên, phải chăng công viên Tao Đàn, công viên Thống Nhất, Sở thú ở tp Hồ Chí Minh được xem là rừng?
    - Định nghĩa: Rừng là một hệ sinh thái bao gồm quần thể thực vật rừng, động vật rừng, vi sinh vật rừng, đất rừng và các yếu tố môi trường khác, trong đó cây gỗ, tre, nứa hoặc hệ thực vật đặc trưng là thành phần chính có độ che phủ của tán rừng từ 0,1 trở lên. Rừng gồm rừng trồng và rừng tự nhiên trên đất rừng sản xuất, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng (khoản 1, Điều 3, Luật Bảo vệ và phát triển rừng 2004).
    Độ che phủ của tán rừng là mức độ che kín của tán cây rừng đối với đất rừng, được biểu thị bằng tỷ lệ phần mười giữa diện tích đất rừng bị tán cây rừng che bóng và diện tích đất rừng.
    Như vậy, để được xem là rừng thì trước hết phải là một hệ sinh thái (thể hiện ở mối quan hệ giữa các yếu tố hữu sinh và yếu tố vô sinh) và phải tồn tại trên vùng đất lâm nghiệp (đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất).
    - Phân loại: Căn cứ vào mục đích sử dụng chủ yếu, rừng được phân thành 3 loại sau:
    + Rừng phòng hộ được sử dụng chủ yếu để bảo vệ nguồn nước, bảo vệ đất, chống xói mòn, chống sa mạc hóa, hạn chế thiên tai, điều hòa khí hậu, góp phần bảo vệ môi trường, bao gồm: Rừng phòng hộ đầu nguồn: thường ở đầu nguồn các con sông lớn; rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay: xung quanh bờ biển, bảo vệ cộng đồng dân cư, đất; rừng phòng hộ chắn sóng, lấn biển: bảo vệ khu vực ven biển và lấn đất ven biển; rừng phòng hộ bảo vệ môi trường: thường được gây trồng ở khu đô thị lớn, khu công nghiệp để điều hòa không khí mát mẽ nên thường diện tích không lớn (khoản 1 Điều 4 Luật Bảo vệ và phát triển rừng).
    + Rừng đặc dụng sử dụng chủ yếu để bảo tồn thiên nhiên, mẫu chuẩn hệ sinh thái rừng quốc gia, nguồn gen sinh vật rừng; nghiên cứu khoa học; bảo vệ di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh; phục vụ nghỉ ngơi, du lịch, kết hợp phòng hộ, góp phần bảo vệ môi trường, bao gồm: Vườn quốc gia; khu bảo tồn thiên nhiên; khu bảo vệ cảnh quan; khu rừng nghiên cứu, thực nghiệm khoa học (khoản 2 Điều 4 Luật Bảo vệ và phát triển rừng).
    Vườn quốc gia: là vùng đất tự nhiên được thành lập để bảo vệ lâu dài một hoặc nhiều hệ sinh thái và đáp ứng đầy đủ các yêu cầu sau:
    · Vùng đất tự nhiên bao gồm mẫu chuẩn hệ sinh thái cơ bản;
    · Các nét đặc trưng về sinh cảnh của các loài động, thực vật;
    · Các khu rừng có giá trị cao về khoa học, giáo dục và du lịch;
    · Vùng đất có tỷ lệ diện tích hệ sinh thái tự nhiên cần phải bảo tồn đạt 70% trở lên;
    · Có đk về giao thông tương đối thuận lợi.
    Khu bảo tồn thiên nhiên: gồm khu dự trữ thiên nhiên và khu bảo tồn loài – sinh cảnh.
    Khu dự trữ thiên nhiên được xác định khi thỏa mãn các đk sau:
    · Có hệ sinh thái tự nhiên tiêu biểu, giữ các đặc trưng cơ bản của tự nhiên;
    · Ít bị tác động có hại của con người;
    · Có hệ động, thực vật đa dạng hoặc các loài đặc hữu đang sinh sống;
    · Tỷ lệ diện tích hệ sinh thái tự nhiên cần bảo tồn đạt từ 70% trở lên và đảm bảo tránh được sự tác động trực tiếp của con người.
    Khu bảo tồn loài – sinh cảnh: là vùng đất tự nhiên được quản lý nhằm bảo đảm môi trường sống cho một hoặc nhiều loài động, thực vật đặc hữu, quý hiếm, đóng vai trò quan trọng trong bảo tồn thiên nhiên, duy trì cuộc sống và sự phát triển của các loài, nơi cư trú hoặc nơi có các loài động vật hoang dã quý hiếm.
    Phân biệt rừng quốc gia với khu bảo tồn thiên nhiên?
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...