Tài liệu Pháp luật về tài nguyên khoáng sản

Thảo luận trong 'Địa Chất' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    V. PHÁP LUẬT VỀ TÀI NGUYÊN KHOÁNG SẢN
    Tài nguyên khoáng sản là một trong những loại tài nguyên thiên nhiên, nhưng có một đặc điểm khác biệt với các loại tài nguyên thiên nhiên khác như: rừng, nước, thủy sản, đó là tài nguyên khoáng sản là loại tài nguyên không thể phục hồi. Do đó, việc khai thác, sử dụng phải tiết kiệm, tìm kiếm và sử dụng vật liệu mới để thay thế.
    5.1. Khái niệm về tài nguyên khoáng sản và hoạt động khoáng sản
    - Khái niệm khoáng sản: khoáng sản là tài nguyên trong lòng đất, trên mặt đất dưới dạng những tích tụ tự nhiên khóang vật, khóang chất có ích ở thể rắn, thể lỏng, thể khí, hiện tại hoặc sau này có thể được khai thác. Khóang vật, khóang chất ở bãi thải của mỏ mà sau này có thể được khai thác lại, cũng là khoáng sản (khoản 1 Điều 3 Luật Khoáng sản).
    Khái niệm về tài nguyên khoáng sản căn cứ vào không gian tồn tại (trên mặt đất -khoáng sản lộ thiên, trong lòng đất); dạng tồn tại (tích tụ tự nhiên ở thể rắn - than sắt, than đá; thể lỏng - nước khóang, nước nóng thiên nhiên, dầu; thể khí - khí đốt) . Lưu ý nếu không tồn tại dưới dạng tích tụ tự nhiên thì không thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật Khoáng sản.
    - Khái niệm hoạt động khoáng sản (khoản 4, 5, 6, 7, 8, 9 Điều 3 Luật Khoáng sản): Hoạt động khoáng sản là hoạt động bao gồm rất nhiều những hoạt động cụ thể, hoạt động trước là tiền đề cho hoạt động sau nhằm mục đích phát hiện, khai thác, đưa khoáng sản vào sử dụng. Hoạt động khoáng sản bao gồm những hoạt động sau:
    + Hoạt động điều tra cơ bản địa chất: là hoạt động nghiên cứu, điều tra về cấu trúc, thành phần vật chất, lịch sử phát sinh, phát triển vỏ trái đất và các điều kiện, quy luật sinh khoáng liên quan.
    + Hoạt động điều tra cơ bản địa chất về tài nguyên khoáng sản: là việc đánh giá tổng quan tiềm năng tài nguyên khoáng sản trên cơ sở điều tra cơ bản địa chất, làm căn cứ khoa học cho việc định hướng các hoạt động khảo sát, thăm dò khoáng sản.
    + Hoạt động khảo sát khoáng sản: đây là hoạt động nghiên cứu tư liệu địa chất về tài nguyên khoáng sản, khảo sát thực địa nhằm khoanh định khu vực có triển vọng để thăm dò khoáng sản.
    + Hoạt động thăm dò khoáng sản: là hoạt động nhằm tìm kiếm, phát hiện, xác định trữ lượng, chất lượng khoáng sản, điều kiện kỹ thuật khai thác, kể cả việc lấy, thử nghiệm mẫu công nghệ và nghiên cứu khả thi về khai thác khoáng sản.
    + Hoạt động khai thác khoáng sản: là họat động xây dựng cơ bản mỏ, khai đào, sản xuất và các hoạt động có liên quan trực tiếp nhằm thu khoáng sản.
    + Hoạt động chế biến khoáng sản: là hoạt động phân lọai, làm giàu khoáng sản, hoạt động khác nhằm làm tăng giá trị khoáng sản đã khai thác.
    5.2. Chế độ sở hữu đối với tài nguyên khoáng sản
    Cũng như các nguồn tài nguyên thiên nhiên khác, tài nguyên khoáng sản thuộc sở hữu toàn dân do nhà nước thống nhất quản lý. Điều 1, Luật Khoáng sản quy định: “Tài nguyên khoáng sản trong phạm vi đất liền, hải đảo, nội thủy, lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam đều thuộc sở hữu tòan dân, do nhà nước thống nhất quản lý”.
    Nhà nước thực hiện quyền của chủ sở hữu thông qua họat động điều tra, khảo sát, cấp giấy phép hoạt động khoáng sản. Pháp luật Việt Nam và nhiều quốc gia trên thế giới không công nhận khoáng sản thuộc sở hữu tư nhân, ngay cả khi nguồn khoáng sản đó thuộc vùng đất tư nhân đang có quyền sử dụng đất.
    Tuy nhiên, pháp luật công nhận quyền chuyển nhượng và để thừa kế quyền hoạt động khoáng sản. Khi tiến hành các họat động khoáng sản, các chủ đầu tư có sự đầu tư vốn nhất định cho hoạt động của mình. Trong trường hợp không thể tiếp tục tiến hành hoạt động trên, các chủ thể có quyền chuyển nhượng hoặc để lại thừa kế quyền tiếp tục hoạt động khoáng sản. Lưu ý, đây chỉ là quyền hoạt động khoáng sản.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...