Tài liệu Pháp luật về sở hữu công nghiệp trong tiến trình đổi mới và hội nhập kinh tế quốc tế

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1. Khái quát về sự phát triển của pháp luật về sở hữu công nghiệp sau 20 năm đổi mới và hội nhập kinh tế quốc tế
    Thể chế hoá kịp thời các quan điểm, chủ
    trương của Đảng và Nhà nước về phát triển khoa học - công nghệ và sở hữu trí tuệ, trong suốt hai mươi năm qua, hệ thống pháp luật về sở hữu trí tuệ nói chung và sở hữu công nghiệp nói riêng của Việt Nam liên tục được bổ sung và hoàn thiện. Sự phát triển của hệ thống pháp luật về sở hữu công nghiệp trong thời gian qua có thể chia làm ba giai đoạn:
    1.1. Giai đoạn 1 (1981 - 1989)
    Văn bản pháp luật đầu tiên của Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam về sở hữu công nghiệp là Nghị định số 31/CP ngày 23/01/1981 ban hành Điều lệ về sáng kiến cải tiến kĩ thuật - hợp lí hoá sản xuất và sáng chế. Theo đó, mọi nỗ lực sáng tạo kĩ thuật, hợp lí hoá sản xuất mang lại các lợi ích thiết thực cho Nhà nước, xã hội và cơ quan đều được đền đáp về tinh thần và vật chất. Văn bản pháp luật này thiết lập hình thức bảo hộ sáng chế dưới dạng bằng tác giả sáng chế, theo đó nhà sáng chế chỉ có các quyền nhân thân của tác giả sáng chế, còn độc quyền sáng chế thuộc về Nhà nước.
    Tiếp theo văn bản này, các văn bản khác cũng đã được ban hành để điều chỉnh các vấn đề về nhãn hiệu hàng hoá, kiểu dáng công nghiệp, giải pháp hữu ích. Đó là Nghị





    định số 197/HĐBT ngày 14/12/1982 ban hành Điều lệ về nhãn hiệu hàng hoá; Nghị định số 85/HĐBT ngày 13/5/1988 ban hành Điều lệ về kiểu dáng công nghiệp; Nghị định số 200/HĐBT ngày 28/12/1988 ban hành Điều lệ về giải pháp hữu ích; Nghị định số 201/HĐBT ngày 28/12/1988 ban hành Điều lệ về mua bán quyền sử dụng sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu hàng hoá và bí quyết kĩ thuật.
    Tất cả các văn bản này đều nhằm mục đích bảo vệ sở hữu của Nhà nước và phản ánh quan điểm của nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung.
    1.2. Giai đoạn 2 (1989 - 1995)
    Sự phát triển mới được đánh dấu bằng việc ban hành Pháp lệnh về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp ngày 11/02/1989 khi Việt Nam bước vào thời kì chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường. Pháp lệnh này huỷ bỏ hình thức bảo hộ sáng chế dưới dạng cấp bằng tác giả sáng chế mà thực chất là công hữu hoá các sáng chế và lần đầu tiên đưa ra khái niệm chung về các quyền độc quyền. Hình thức bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp là bằng “độc quyền”. Đối tượng sở hữu công nghiệp được mở rộng. Các hành vi vi phạm





    quyền sở hữu công nghiệp không chỉ bị xử lí hành chính mà còn bị xử lí theo thủ tục tư pháp, nghĩa là được xét xử bởi toà án.
    Vào thời điểm cuối những năm 80 đầu
    những năm 90 của thế kỉ XX, nhìn chung ở Việt Nam đã có một hệ thống pháp luật về sở hữu công nghiệp với nội dung tương đối phù hợp với những nguyên tắc cơ bản của các điều ước quốc tế về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp mà Việt Nam tham gia (chủ yếu là Công ước Paris năm 1883 về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp).
    1.3. Giai đoạn 3 (1995 - 2005)
    Thực tiễn của quá trình đổi mới, từng bước hình thành nền kinh tế thị trường, cùng với chủ trương mở rộng quan hệ đối ngoại và hội nhập kinh tế quốc tế đòi hỏi phải xây dựng một hệ thống pháp luật về sở hữu trí tuệ nói chung và sở hữu công nghiệp nói riêng ngày một hoàn thiện.
    Việc ban hành Bộ luật dân sự (1995),
    trong đó có Chương II, Phần VI, với 26 điều khoản quy định về quyền sở hữu công nghiệp là một bước tiến quan trọng nhằm giải quyết những đòi hỏi của thực tiễn. Về cơ bản, những quy định về quyền sở hữu công nghiệp trong Bộ luật dân sự (1995) không khác biệt nhiều so với các quy định trong Pháp lệnh về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp (1989). Tuy nhiên, ý nghĩa quan trọng nhất của việc đưa vấn đề quyền sở hữu trí tuệ nói chung và quyền sở hữu công nghiệp nói riêng vào Bộ luật dân sự là: Lần đầu tiên trong lịch sử lập pháp của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, quyền sở hữu trí tuệ được Nhà nước thừa nhận là



    một loại quyền dân sự. Có thể nói, cùng với việc ban hành Bộ luật dân sự (1995), pháp luật về sở hữu công nghiệp chuyển sang giai đoạn mới - giai đoạn từng bước hội nhập với khu vực và thế giới.
    Sau khi Bộ luật dân sự (1995) ra đời, hàng loạt các nghị định, thông tư được ban hành để hướng dẫn thực hiện các quy định của Bộ luật dân sự (1995) về quyền sở hữu công nghiệp. Thí dụ: Nghị định số 63/CP ngày 24/10/1996 quy định chi tiết về quyền sở hữu công nghiệp; Thông tư số 3055/TT- SHCN ngày 31/12/1996 của Bộ khoa học, công nghệ và môi trường (nay là Bộ khoa học và công nghệ) hướng dẫn thi hành các quy định về thủ tục xác lập quyền sở hữu công nghiệp; Nghị định số 54/2000/NĐ-CP ngày 03/10/2000 về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh, chỉ dẫn địa lí, tên thương mại và bảo hộ quyền chống cạnh tranh không lành mạnh liên quan tới quyền sở hữu công nghiệp; Nghị định số 13/2001/NĐ-CP ngày 20/04/2001 về bảo hộ giống cây trồng mới; Nghị định số 42/2003/NĐ-CP ngày 02/05/2003 về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn v.v
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...