Chuyên Đề pháp luật về sáp nhập và mua lại doanh nghiệp ở việt nam

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC:
    1. Khái niệm sáp nhập, mua lại doanh nghiệp . . 3
    1.1 Khái niệm sáp nhập doanh nghiệp . . 3
    1.2 Khái niệm mua lại doanh nghiệp . . 3
    2. Cơ sở lý luận của sáp nhập, mua lại doanh nghiệp . . 3
    2.1 Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về sáp nhập, mua lại doanh nghiệp .
    3
    2.2 Phân biệt giữa sáp nhập và mua lại doanh nghiệp . 10
    3. Thực trạng sáp nhập, mua lại doanh nghiệp tại Việt Nam . 11
    3.1 Lý do tăng mạnh hoạt động sáp nhập, mua lại doanh nghiệp . . 11
    3.2 Khó khăn của hoạt động sáp nhập, mua lại doanh nghiệp . 17
    4. Xu hướng và giải pháp trong thời gian tới . 20
    5. Phân tích vụ VinaPhone và MobiFone . 29
    Tài liệu tham khảo . . 36





    1. Khái niệm sáp nhập, mua lại doanh nghiệp:
    1.1 Khái niệm sáp nhập doanh nghiệp:
    Một hoặc một số công ty cùng loại có thể sáp nhập vào một công ty khác bằng
    cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang công ty
    nhận sáp nhập, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của công ty bị sáp nhập.
    1.2 Khái niệm mua lại doanh nghiệp:
    Mua lại doanh nghiệp là việc một doanh nghiệp mua lại toàn bộ hoặc một phần tài
    sản của doanh nghiệp khác đủ để kiểm soát, chi phối toàn bộ hoặc một ngành nghề
    của doanh nghiệp bị mua lại.
    2. Cơ sở lý luận của sáp nhập, mua lại doanh nghiệp:
    2.1 Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về sáp nhập, mua lại
    doanh nghiệp:
    Trong hệ thống pháp luật Việt Nam, các quy định về sáp nhập và mua lại doanh nghiệp
    không chỉ gói gọn trong một văn bản luật mà còn bao gồm nhiều quy phạm pháp luật nằm
    rải rác ở các văn bản luật và dưới luật khác nhau. Trong đó, các luật gồm có: Bộ luật Dân
    sự 2005, Luật doanh nghiệp 2005, Luật cạnh tranh 2004, Luật đầu tư 2005, Luật chứng
    khoán 2006, Luật các tổ chức tín dụng 2010 và đi kèm là một hệ thống các văn bản dưới
    luật khác.
    - Bộ luật Dân sự 2005:
    Với vai trò là luật chung thì bộ luật dân sự chỉ quy định vấn đề sáp nhập đối với pháp
    nhân chứ không quy định việc mua lại doanh nghiệp và được cụ thể hóa tại Điều 95.
    Theo đó, một pháp nhân có thể được sáp nhập vào một pháp nhân khác cùng loại theo
    quy định của điều lệ, theo thỏa thuận giữa các pháp nhân hoặc theo quyết định của cơ
    quan nhà nước có thẩm quyền.Sau khi sáp nhập, pháp nhân được sáp nhập chấm dứt; các
    quyền, nghĩa vụ dân sự của pháp nhân được sáp nhập được chuyển giao cho pháp nhân
    sáp nhập.
    - Luật Doanh nghiệp 2005:




    4
    Luật doanh nghiệp quy định về việc thành lập, tổ chức quản lý và hoạt động của
    doanh nghiệp và nhóm công ty. Do vậy Luật Doanh nghiệp có nhiều nội dung liên
    quan trực tiếp đến sáp nhập, mua lại doanh nghiệp cụ thể như sau:
    + Điều 153 luật doanh nghiệp đã khái niệm hành vi sáp nhập doanh nghiệp
    và trình tự thủ tục sáp nhập:
    Một hoặc một số công ty cùng loại (sau đây gọi là công ty bị sáp nhập) có
    thể sáp nhập vào một công ty khác (sau đây gọi là công ty nhận sáp nhập)
    bằng cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang
    công ty nhận sáp nhập, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của công ty bị sáp
    nhập.
    Thủ tục sáp nhập công ty được quy định như sau:
     Các công ty liên quan chuẩn bị hợp đồng sáp nhập và dự thảo Điều lệ công ty
    nhận sáp nhập. Hợp đồng sáp nhập phải có các nội dung chủ yếu về tên, địa chỉ
    trụ sở chính của công ty nhận sáp nhập; tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty bị
    sáp nhập; thủ tục và điều kiện sáp nhập; phương án sử dụng lao động; thủ tục,
    thời hạn và điều kiện chuyển đổi tài sản, chuyển đổi phần vốn góp, cổ phần, trái
    phiếu của công ty bị sáp nhập thành phần vốn góp, cổ phần, trái phiếu của công
    ty nhận sáp nhập; thời hạn thực hiện sáp nhập
     Các thành viên, chủ sở hữu công ty hoặc các cổ đông của các công ty liên
    quan thông qua hợp đồng sáp nhập, Điều lệ công ty nhận sáp nhập và tiến hành
    đăng ký kinh doanh công ty nhận sáp nhập theo quy định của Luật này. Trong
    trường hợp này, hồ sơ đăng ký kinh doanh phải kèm theo hợp đồng sáp nhập.
    Hợp đồng sáp nhập phải được gửi đến tất cả các chủ nợ và thông báo cho người
    lao động biết trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày thông qua.
    Ngoài ra, luật doanh nghiệp quy định chỉ các doanh nghiệp có cùng loại hình
    thì mới được tiến hành hoạt động sáp nhập.
    + Luật doanh nghiệp chỉ đề cập việc mua lại doanh nghiệp tư nhân thông qua
    quy định tại điều 145 Luật doanh nghiệp 2005.




    5
    Chủ doanh nghiệp tư nhân có quyền bán doanh nghiệp của mình cho người khác. Người
    bán, người mua doanh nghiệp phải tuân thủ các quy định của pháp luật về lao động và
    người mua doanh nghiệp phải đăng ký kinh doanh lại theo quy định của pháp luật.
    - Luật cạnh tranh 2004 và nghị định số 116/2005/NĐ-CP:
    Luật cạnh tranh điều chỉnh sáp nhập, mua lại doanh nghiệp thông qua quy định về
    kiểm soát hành vi hạn chế cạnh tranh. Các hành vi hạn chế cạnh tranh được điều chỉnh
    bao gồm hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh, lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường,
    lạm dụng vị trí độc quyền và tập trung kinh tế. Sáp nhập, mua lại doanh nghiệp thuộc
    hành vi tập trung kinh tế. Điều 16 luật cạnh tranh 2004 quy định:Tập trung kinh
    tế là hành vi của doanh nghiệp bao gồm: Sáp nhập doanh nghiệp; hợp nhất doanh nghiệp;
    mua lại doanh nghiệp; liên doanh giữa các doanh nghiệp; các hành vi tập trung kinh tế
    khác theo quy định của pháp luật. Khái niệm sáp nhập và mua lại doanh nghiệp được luật
    cạnh tranh quy định cụ thể tại điều 17: “Sáp nhập doanh nghiệp là việc một hoặc một số
    doanh nghiệp chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình sang
    một doanh nghiệp khác, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của doanh nghiệp bị sáp nhập.”
    “Mua lại doanh nghiệp là việc một doanh nghiệp mua toàn bộ hoặc một phần tài sản của
    doanh nghiệp khác đủ để kiểm soát, chi phối toàn bộ hoặc một ngành nghề của doanh
    nghiệp bị mua lại.” Tuy nhiên không phải trường hợp mua lại doanh nghiệp nào cũng là
    hành vi tập trung kinh tế vì vậy Điều 35 NĐ 116/2005/NĐ-CP đã nêu ra trường hợp ngoại
    lệ: “Trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm, tổ chức tín dụng mua lại doanh nghiệp khác
    nhằm mục đích bán lại trong thời hạn dài nhất là một năm không bị coi là tập trung kinh
    tế nếu doanh nghiệp mua lại không thực hiện quyền kiểm soát hoặc chi phối doanh nghiệp
    bị mua lại, hoặc thực hiện quyền này chỉ trong khuôn khổ bắt buộc để đạt được mục đích
    bán lại đó.”
    Hiện nay, các hoạt động sáp nhập, mua lại doanh nghiệp đang diễn ra ngày một nhiều
    trên thị trường kinh tế. Tuy nhiên, mặc dù số lượng doanh nghiệp đăng ký sáp nhập, mua
    lại đang có xu hướng tăng nhưng trên thưc tế để thực hiên các thương vụ này thì còn gặp
    rất nhiều khó khăn nên số lượng thành công không nhiều. Một trong những khó khăn đó
    bắt nguồn từ quy định của luật cạnh tranh. Do vậy, để gỡ vướng cho doanh nghiệp trước





    ̃̃̃̃̃̃̃̃̃̃āā̃̃̃̃̃̃̃̃̃āā̃̃̃̃̃̃̃̃̃ăā́̃̃̃̃̃̃̃̃̃̃̃ăā́̃̃̃̃̃̃̃̃̃̃̃̃āā̃̃̃̃̃̃̃̃̃āā̃̃̃̃̃̃̃̃̃ăā́̃̃̃̃̃̃̃̃ăā́̃̃̃̃̃̃̃̃ăā́̃̃̃̃̃̃̃̃̃āā̃̃̃̃̃̃̃̃̃āā̃̃̃̃̃̃̃̃̃ăā́̃̃̃̃̃̃̃̃ăā́̃̃̃̃̃̃̃̃ăā́̃̃̃̃̃̃̃̃̃āā̃̃̃̃̃̃̃̃̃āā̃̃̃̃̃̃̃̃̃ăā́̃̃̃̃̃̃̃̃ăā́̃̃̃̃̃̃̃̃̃āā̃̃̃̃̃̃̃̃̃āā̃̃̃̃̃̃̃̃̃āā̃̃̃̃̃̃̃̃̃ăā́̃̃̃̃̃̃̃̃ăā́̃̃̃̃̃̃̃̃̃āā̃̃̃̃̃̃̃̃̃̃̃̃āā̃̃̃̃̃̃̃̃̃ăā́̃̃̃̃̃̃̃̃ăā́̃̃̃̃̃̃̃̃ăā́̃̃̃̃̃̃̃̃̃āā
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...