Thạc Sĩ Pháp luật về sáp nhập Ngân hàng thương mại cổ phẩn ở Việt Nam

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Quy Ẩn Giang Hồ, 14/12/14.

  1. Quy Ẩn Giang Hồ

    Quy Ẩn Giang Hồ Administrator
    Thành viên BQT

    Bài viết:
    3,084
    Được thích:
    23
    Điểm thành tích:
    38
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU
    1. Đặt vấn đề
    1.1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
    Nền kinh tế Việt Nam đang bước vào giai đoạn trải nghiệm đầy thách thức của cơ chế thị trường và hội nhập quốc tế sâu rộng. Song song trong quá trình này là cơ hội và cũng là những vấn đề phức tạp phát sinh đòi hỏi sự phản ứng nhạy bén, linh hoạt của các chủ thể liên quan. Theo đó từ đường lối, chính sách kinh tế của Chính phủ đến phương án chiến lược kinh doanh của các doanh nghiệp cũng cần có thay đổi cho phù hợp.
    Trong bối cảnh trên, tại Đại hội Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa 11, vấn đề về tái cơ cấu kinh tế trong đó có tái cơ cấu thị trường tài chính với trọng tâm là tái cấu trúc hệ thống NHTM và các tổ chức tài chính đã được Trung ương Đảng thống nhất đưa ra. Bên cạnh đó do mức độ tác động và ảnh hưởng đến lợi ích của đa số các chủ thể, mà có thể thấy việc tái cấu trúc hệ thống NHTM đang nhận được nhiều sự quan tâm, chú ý của giới lập chính sách cũng như của toàn xã hội. Một trong những khía cạnh của tái cấu trúc hệ thống NH đáng được quan tâm đó chính là vấn đề về khung pháp lý cho hoạt động sáp nhập NHTMCP.
    Đứng trước yêu cầu của việc cấu trúc lại thị trường tài chính nói chung và hệ thống NHTM nói riêng thì một khung pháp luật hoàn thiện và phù hợp với các điều kiện hội nhập là điều rất cần thiết. Tuy nhiên một vướng mắc vẫn hay được đề cập trong quá trình sáp nhập NHTMCP chính là sự thiếu đồng bộ và hoàn chỉnh của hệ thống pháp luật điều chỉnh trong lĩnh vực này. Xét trên góc độ Luật học đã có một số các bài nghiên cứu, bình luận về mua bán sáp nhập doanh nghiệp như vấn đề về hợp đồng mua bán doanh nghiệp hay những vấn đề pháp lý về mua bán công ty cổ phần Nhưng chưa có bài viết nào đi sâu nghiên cứu đầy đủ và toàn diện các quy định của pháp luật Việt Nam về sáp nhập NHTMCP.
    Bên cạnh đó, việc tìm hiểu và hệ thống hóa những lý luận về pháp luật sáp nhập NHTMCP cũng sẽ giúp chúng ta hoàn thiện hơn hành lang pháp lý nói chung.
    Xuất phát từ những lý do trên tôi đã chọn đề tài: “Pháp luật về sáp nhập Ngân hàng thương mại cổ phẩn ở Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu luận văn.
    1.2. Mục tiêu nghiên cứu
    1.2.1. Mục tiêu tổng quát
    Luận văn sẽ vạch ra những khiếm khuyết và thiếu sót của khung pháp luật điều chỉnh liên quan đến hoạt động sáp nhập NHTMCP ở Việt Nam. Đặt trong tương quan so sánh và học hỏi kinh nghiệm một số nước trong chính sách pháp luật về vấn đề trên, Luận văn sẽ đưa ra những phương hướng nhằm giải quyết những tồn tại vướng mắc này.
    1.2.2. Mục tiêu cụ thể
    - Phân tích được bản chất của hoạt động sáp nhập NHTMCP;
    - Hệ thống hóa các văn bản pháp luật Việt Nam điều chỉnh hoạt động sáp nhập NHTMCP;
    - Vạch ra những điểm thiếu sót, chưa đồng bộ trong các quy địnhcủa pháp luật về sáp nhập NHTMCP ở Việt Nam hiện nay:
    + Quy định về điều kiện sáp nhập
    + Quy định về thẩm quyền quyết định sáp nhập
    + Quy định về trình tự, thủ tục sáp nhập
    + Quy định về quyền và trách nhiệm của các bên chủ thể tham gia sáp nhập
    + Quy định về quản lý Nhà nước đối với hoạt động sáp nhập NHTMCP
    - Phân tích đánh giá những khiếm khuyết trên trong việc ảnh hưởng đến thực tiễn hoạt động sáp nhập NHTMCP ở nước ta hiện nay.
    - Sau khi đánh giá sẽ đưa ra được những kiến nghị nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật điều chỉnh hoạt động sáp nhập NHTMCP.
    1.3. Tính mới và những đóng góp của đề tài
    Hiện nay chưa có bài viết đánh giá bình luận một cách đầy đủ và toàn diện về các hoạt động sáp nhập NHTMCP dưới sự điều chỉnh của pháp luật Việt Nam nên cách tiếp cận của đề tài có thể thấy một số điểm mới như sau:
    ã Phân tích rõ hơn về khái niệm sáp nhập NHTMCP- một khái niệm còn chưa rõ ràng và đầy đủ;
    ã Phân tích khá toàn diện các vấn đề liên quan đến hoạt động sáp nhập NHTMCP từ quá trình tiền sáp nhập đến khi thực hiện xong giao dịch, đưa ra các bất cập còn gặp phải trong quá trình thực hiện sáp nhập trên;
    ã Hệ thống hóa các văn bản pháp luật về sáp nhập NHTMCP, đưa ra cái nhìn tổng quát và nhận xét các bất cập về hành lang pháp lý ở nước ta trong lĩnh vực này;
    ã Đề xuất một số giải pháp và phương hướng khắc phục những tồn tại trong hệ thống pháp luật về sáp nhập NHTMCP ở nước ta.
    1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    1.4.1. Đối tượng nghiên cứu
    Một số vấn đề xoay quanh về khung pháp luật trong hoạt động sáp nhập NHTMCP.
    1.4.2 Phạm vi nghiên cứu
    Luận văn tập trung nghiên cứu các quy định của pháp luật Việt Nam về sáp nhập NHTMCP. Các vấn đề về khái niệm, chủ thể, nguyên tắc, mục đích, thực hiện việc sáp nhập cũng được đề cập trong khóa luận trong phần tổng quan về hoạt động này. Bên cạnh đó các thực trạng trong quy định và thực hiện pháp luật về sáp nhập NHTMCP cũng được đề cập đến: quy định về điều kiện sáp nhập, thẩm quyền quyết định sáp nhập, trình tự thủ tục sáp nhập, quyền và nghĩa vụ của các bên trong việc thực hiện sáp nhập.
    2. Nội dung, địa điểm và phương pháp nghiên cứu
    2.1. Nội dung nghiên cứu
    Luận văn nghiên cứu các quy định của pháp luật Việt Nam về sáp nhập NHTMCP. Các vấn đề về khái niệm, chủ thể, nguyên tắc, mục đích, thực hiện việc sáp nhập cũng được đề cập trong khóa luận trong phần tổng quan về hoạt động này. Bên cạnh đó các thực trạng trong quy định và thực hiện pháp luật về sáp nhập NHTMCP cũng được đề cập đến: quy định về điều kiện sáp nhập, thẩm quyền quyết định sáp nhập, trình tự thủ tục sáp nhập, quyền và nghĩa vụ của các bên trong việc thực hiện sáp nhập. Từ các thực trạng trên Luận văn đánh giá và đưa ra phương hướng, kiến nghị cụ thể để giải quyết, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động sáp nhập MHTMCP.
    Kết cấu chính của Luận văn gồm có ba phần:
    Chương 1. Một số vấn đề lý luận cơ bản về pháp luật trong hoạt động sáp nhập NHTMCP:
    Chương 2. Thực trạng pháp luật trong hoạt động sáp nhập NHTMCP ở Việt Nam hiện nay;
    Chương 3.Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật trong hoạt động sáp nhập NHTMCP ở Việt Nam hiện nay.


    MỤC LỤC
    Lời cam đoan Trang
    Mục lục
    Danh mục các từ viết tắt
    MỞ ĐẦU 1
    1. Đặt vấn đề 1
    1.1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu 1
    1.2.2. Mục tiêu cụ thể 2
    1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
    1.4.1. Đối tượng nghiên cứu 3
    1.4.2 Phạm vi nghiên cứu 3
    2. Nội dung, địa điểm và phương pháp nghiên cứu 4
    2.1. Nội dung nghiên cứu 4
    Chương 1. Một số vấn đề lý luận cơ bản về pháp luật trong hoạt động sáp nhập NHTMCP 5
    1.1. Một số vấn đề lý luận về hoạt động sáp nhập NHTMCP 5
    1.1.1 Khái quát chung về hoạt động sáp nhập NH 5
    1.1.2. Khái niệm 9
    1.1.3. Các yếu tố thúc đẩy sáp nhập NHTMCP 14
    1.1.4. Phương thức sáp nhập NHTMCP 16
    1.2. Một số vấn đề lý luận về pháp luật trong hoạt động sáp nhập NHTMCP 18
    1.2.1. Quá trình hình thành và phát triển khung pháp lý điều chỉnh hoạt động sáp nhập NHTMCP 18
    1.2.2 Đặc điểm pháp luật điều chỉnh hoạt động sáp nhập NHTMCP 27
    Chương 2. Thực trạng pháp luật trong hoạt động sáp nhập NHTMCP ở Việt Nam hiện nay 30
    2.1. Quy định về điều kiện sáp nhập 30
    2.1.1. Các quy định hạn chế tập trung kinh tế 31
    2.1.2 Về chủ thể tham gia sáp nhập: 33
    2.1.3. Về Đề án sáp nhập 35
    2.1.4. Về mức vốn điều lệ: 36
    2.2. Quy định về thẩm quyền quyết định sáp nhập 37
    2.2.1. Thẩm quyền của cơ quan Nhà nước: 37
    2.2.2. Thẩm quyền quyết định tại nội bộ NHTMCP 38
    2.3. Quy định về trình tự, thủ tục sáp nhập 43
    2.3.1. Phối hợp xây dựng Đề án sáp nhập, hợp đồng sáp nhập và Điều lệ 43
    2.3.2.Thông báo cho cơ quan quản lý cạnh trạnh 49
    2.3.3.Chấp thuận nguyên tắc sáp nhập và chấp thuận sáp nhập 51
    2.3.4.Chuyển giao tài sản 52
    2.3.5.Hậu sáp nhập 53
    2.4. Quy định về quyền và nghĩa vụ của chủ thể tham gia sáp nhập 55
    2.4.1. Quyền và nghĩa vụ đối ứng giữa các bên NH tham gia sáp nhập: 55
    2.4.2. Quyền và nghĩa vụ của NH đối với bên thứ ba 58
    2.4.3. Quyền và nghĩa vụ đối với Nhà nước 65
    Chương 3. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật trong hoạt động sáp nhập NHTMCP ở Việt Nam hiện nay 67
    3.1. Định hướng hoàn thiện pháp luật trong hoạt động sáp nhập NHTMCP 67
    3.2. Một số kiến nghị cụ thể 68
    3.2.1. Hoàn thiện các quy định về điều kiện sáp nhập 68
    3.2.2. Hoàn thiện các quy định về thẩm quyền quyết định sáp nhập 72
    3.2.3. Hoàn thiện các quy định về trình tự, thủ tục sáp nhập 73
    3.2.4. Hoàn thiện các quy định về quyền và nghĩa vụ của các chủ thể tham gia sáp nhập 77
    3.2.5. Hoàn thiện các quy định về quản lý Nhà nước đối với hoạt động sáp nhập 79
    KẾT LUẬN 82
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 83
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...