Tiến Sĩ Pháp luật về quyền và nghịa vụ của tổ chức kinh tế trong sử dụng đất

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 2/8/16.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    môc lôc
    Trang
    më ®Çu 1
    Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ
    THUYẾT CỦA ĐỀ TÀI
    7
    1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu 7
    1.2. Cơ sở lý thuyết của đề tài 35
    Chương 2: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÁP LUẬT VỀ QUYỀN VÀ
    NGHĨA VỤ CỦA TỔ CHỨC KINH TẾ TRONG SỬ DỤNG ĐẤT
    40
    2.1. Chế độ sở hữu toàn dân về đất đai và quyền sử dụng đất của tổ chức
    kinh tế
    40
    2.2. Lý luận về các tổ chức kinh tế sử dụng đất 52
    Chương 3: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ
    CỦA TỔ CHỨC KINH TẾ TRONG SỬ DỤNG ĐẤT
    79
    3.1. Phương thức sử dụng đất áp dụng đối với các tổ chức kinh tế trong
    pháp luật hiện hành
    79
    3.2. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức kinh tế trong sử dụng đất 95
    3.3. Sáp nhập, giải thể tổ chức kinh tế sử dụng đất và vấn đề thu hồi đất 116
    3.4. Quyền và nghĩa vụ đối với đất đai của doanh nghiệp nhà nước khi cổ
    phần hóa
    118
    Chương 4: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN HOÀN THIỆN
    PHÁP LUẬT VỀ QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA TỔ CHỨC
    KINH TẾ TRONG SỬ DỤNG ĐẤT
    128
    4.1. Định hướng hoàn thiện pháp luật về quyền và nghĩa vụ của tổ chức
    kinh tế trong sử dụng đất
    128
    4.2. Giải pháp hoàn thiện pháp luật về quyền và nghĩa vụ của tổ chức
    kinh tế trong sử dụng đất
    133
    KẾT LUẬN 151
    DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN
    QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
    156
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 157
    1
    MỞ ĐẦU

    1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
    Tổ chức kinh tế là lượng lực nòng cốt có vai trò rất quan trọng trong thời kỳ
    đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới đất nước tạo nền tảng để đến năm 2020
    nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp phát triển theo hướng hiện đại. Trong
    hoạt động sản xuất - kinh doanh của tổ chức kinh tế, đất đai có ý nghĩa quan trọng
    đặc biệt; bởi lẽ, đất đai là một trong những yếu tố đầu vào không thể thiếu được của
    quá trình sản xuất. Nó tạo cơ sở nền tảng, địa bàn xây dựng nhà xưởng, kho tàng,
    không gian cho hoạt động của tổ chức kinh tế. Việc tổ chức kinh tế tiếp cận đất
    đai dễ dàng, thuận lợi hay khó khăn có tác động trực tiếp, mạnh mẽ đến tính hấp
    dẫn của môi trường đầu tư, kinh doanh ở nước ta. Do tính đặc thù của chế độ sở hữu
    toàn dân về đất đai mà Nhà nước là đại diện chủ sở hữu nên việc tiếp cận đất đai
    của tổ chức kinh tế được thực hiện thông qua việc Nhà nước giao đất, cho thuê đất
    và công nhận quyền sử dụng đất ổn định lâu dài. Kể từ đây, quyền và nghĩa vụ của
    tổ chức kinh tế trong sử dụng đất được hình thành. Chế định quyền và nghĩa vụ của
    tổ chức kinh tế trong sử dụng đất là một trong những nội dung cơ bản của pháp luật
    đất đai. Các quy định về quyền và nghĩa vụ của tổ chức kinh tế trong sử dụng đất
    được đề cập chi tiết, cụ thể kể từ khi Luật đất đai năm 1993 ra đời và đặc biệt là từ
    khi Pháp lệnh về quyền và nghĩa vụ của tổ chức trong nước sử dụng đất ngày
    14/10/1994 được ban hành. Chế định này tiếp tục được kế thừa, bổ sung và hoàn
    thiện trong Luật đất đai năm 2003 và các văn bản hướng dẫn thi hành. Việc ra đời
    các quy định về quyền và nghĩa vụ của tổ chức kinh tế trong sử dụng đất đã tạo cơ
    sở pháp lý điều chỉnh hoạt động của tổ chức kinh tế trong sử dụng đất. Đặc biệt, các
    quy định về chuyển quyền sử dụng đất không chỉ tạo điều kiện thuận lợi cho tổ
    chức kinh tế trong tiếp cận đất đai sử dụng vào mục đích sản xuất - kinh doanh, dịch
    vụ mà còn góp phần tạo hành lang pháp lý cho việc xây dựng và thúc đẩy sự phát
    triển của thị trường bất động sản hoạt động theo hướng công khai, minh bạch và
    lành mạnh. Mặc dù, Luật đất đai năm 2003 và các văn bản hướng dẫn thi hành đã có 2
    những sửa đổi, bổ sung về quyền và nghĩa vụ của tổ chức kinh tế trong sử dụng đất
    nhằm đáp ứng đòi hỏi của hoạt động sản xuất - kinh doanh. Tuy nhiên, thực tiễn thi
    hành Luật đất đai năm 2003 cho thấy vẫn còn nhiều bất cập liên quan đến quyền và
    nghĩa vụ sử dụng đất của tổ chức kinh tế; trong đó, bất cập dễ nhận thấy nhất là sự
    không bình đẳng trong việc tiếp cận đất đai giữa tổ chức kinh tế với người Việt
    Nam định cư ở nước ngoài; tổ chức, cá nhân nước ngoài khi sử dụng đất thực hiện
    dự án đầu tư tại Việt Nam. Điều này thể hiện: i) Tổ chức kinh tế được Nhà nước
    cho thuê đất trả tiền thuê đất hàng năm; trong khi đó, người Việt Nam định cư ở
    nước ngoài; tổ chức, cá nhân nước ngoài khi sử dụng đất thực hiện dự án đầu tư tại
    Việt Nam được Nhà nước Việt Nam cho thuê đất trả tiền thuê đất hàng năm, cho
    thuê đất trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê; ii) Tổ chức kinh tế được Nhà
    nước giao đất có thu tiền sử dụng đất khi sử dụng đất vào mục đích sản xuất - kinh
    doanh. Ngược lại, tổ chức, cá nhân nước ngoài khi sử dụng đất thực hiện dự án đầu
    tư tại Việt Nam không được Nhà nước Việt Nam giao đất có thu tiền sử dụng đất.
    Hơn nữa, đạo Luật này chưa có đầy đủ các quy định cụ thể về quyền và nghĩa vụ
    của tổ chức kinh tế khi cổ phần hóa hoặc chia tách, sáp nhập v.v . Bên cạnh đó,
    mặc dù Luật đất đai năm 2003 quy định tổ chức kinh tế sử dụng đất theo hình thức
    thuê đất trả tiền thuê đất hàng năm được bán, tặng cho, cho thuê lại, thế chấp và góp
    vốn bằng tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất. Song trên thực tế, tổ chức
    kinh tế sử dụng đất theo hình thức này vẫn chuyển nhượng quyền sử dụng đất khi
    cổ phần hóa hoặc chia tách, sáp nhập
    Những hạn chế, bất cập này đã được Luật đất đai năm 2013 từng bước khắc
    phục. Luật đất đai năm 2013 được Quốc hội khóa XIII tại kỳ họp thứ 6 thông qua
    ngày 29/11/2013 và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2014 đã kế thừa, bổ sung
    và hoàn thiện chế định về quyền và nghĩa vụ của tổ chức kinh tế trong sử dụng đất.
    Đạo luật này đang được các Bộ, ngành, địa phương và cộng đồng doanh nghiệp tích
    cực triển khai thực hiện. Song một vấn đề đặt ra là làm thế nào để xây dựng cơ chế
    thực thi có hiệu quả Luật đất đai năm 2013 nói chung và các quy định về quyền và
    nghĩa vụ của tổ chức kinh tế trong sử dụng đất nói riêng. Trong bối cảnh đó, việc 3
    nghiên cứu một cách có hệ thống chế định pháp luật về quyền và nghĩa vụ của tổ
    chức kinh tế trong sử dụng đất là cần thiết cả trên phương diện lý luận và thực tiễn
    không những góp phần tích cực vào việc xây dựng cơ chế bảo đảm thi hành Luật
    đất đai năm 2013 mà còn tiếp tục bổ sung, hoàn thiện hệ thống cơ sở lý luận về
    quyền và nghĩa vụ của tổ chức kinh tế trong sử dụng đất dưới khía cạnh luật học.
    Với các lý do cơ bản trên đây, tôi lựa chọn đề tài "Pháp luật về quyền và nghĩa vụ
    của tổ chức kinh tế trong sử dụng đất" làm luận án tiến sĩ Luật học.
    2. Mục đích nghiên cứu
    Nghiên cứu đề tài này, luận án hướng đến việc đạt được các mục đích cơ
    bản sau đây:
    - Bổ sung, hoàn thiện cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của chế định pháp
    luật về quyền và nghĩa vụ của tổ chức kinh tế trong sử dụng đất tại Việt Nam.
    - Đưa ra giải pháp hoàn thiện và nâng cao hiệu quả thực thi chế định pháp
    luật về quyền và nghĩa vụ của tổ chức kinh tế trong sử dụng đất tại Việt Nam.
    3. Nhiệm vụ nghiên cứu
    Để đạt được các mục đích nghiên cứu cơ bản trên đây, luận án xác định
    những nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể sau:
    - Phân tích và nhận diện bản chất của các khái niệm, bao gồm: Khái niệm tổ
    chức kinh tế; khái niệm quyền và nghĩa vụ sử dụng đất; khái niệm tổ chức sử dụng
    đất nói chung và khái niệm tổ chức kinh tế sử dụng đất nói riêng
    - Luận giải cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của việc tiếp tục hoàn thiện chế
    định pháp luật về quyền và nghĩa vụ của tổ chức kinh tế trong sử dụng đất.
    - Đánh giá khái quát lịch sử hình thành và phát triển của chế định pháp luật
    về quyền và nghĩa vụ của tổ chức kinh tế trong sử dụng đất ở nước ta nhằm chỉ ra
    sự phát triển tư duy trong xây dựng các quy định về quyền và nghĩa vụ của chủ thể
    này trong sử dụng đất.
    - Cơ chế điều chỉnh của pháp luật đối với việc sử dụng đất của tổ chức kinh
    tế trong sử dụng đất ở nước ta. 4
    - Tìm hiểu thực tiễn pháp lý và kinh nghiệm của Trung Quốc trong việc xác
    lập chế định quyền và nghĩa vụ của tổ chức kinh tế trong sử dụng đất - Bài học kinh
    nghiệm đối với Việt Nam.
    - Phân tích nội dung chế định pháp luật về quyền và nghĩa vụ của tổ chức
    kinh tế trong sử dụng đất.
    - Đánh giá thực trạng thi hành chế định pháp luật về quyền và nghĩa vụ của
    tổ chức kinh tế trong sử dụng đất nhằm chỉ ra những thành công và những hạn chế,
    bất cập; nguyên nhân của những hạn chế, bất cập.
    - Phân tích định hướng và đề xuất các kiến nghị góp phần hoàn thiện, nâng
    cao hiệu quả thực thi chế định pháp luật về quyền và nghĩa vụ của tổ chức kinh tế
    trong sử dụng đất ở nước ta.
    4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    4.1. Đối tượng nghiên cứu
    Với đề tài "Pháp luật về quyền và nghĩa vụ của tổ chức kinh tế trong sử
    dụng đất", luận án xác định đối tượng nghiên cứu, bao gồm:
    - Các quy định của pháp luật đất đai, đặc biệt là nghiên cứu Luật đất đai
    năm 2013 và các văn bản hướng dẫn thi hành về quyền và nghĩa vụ của tổ chức
    kinh tế trong sử dụng đất.
    - Quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước ta về quản lý
    và sử dụng đất đai nói chung và chế định về quyền và nghĩa vụ của tổ chức kinh tế
    trong sử dụng đất nói riêng.
    - Cơ chế thi hành pháp luật đất đai ở Việt Nam từ thời kỳ đổi mới (năm
    1986) đến nay.
    - Thực trạng thi hành Luật đất đai năm 2003 nói chung và chế định về
    quyền và nghĩa vụ của tổ chức kinh tế trong sử dụng đất nói riêng.
    - Kinh nghiệm của Trung Quốc về pháp luật đất đai; đặc biệt là chế định
    pháp luật về quyền và nghĩa vụ của tổ chức kinh tế trong sử dụng đất.
    - Một số vụ việc cụ thể về thực thi chế định pháp luật về quyền và nghĩa vụ
    của tổ chức kinh tế trong sử dụng đất. 5
    4.2. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
    "Pháp luật về quyền và nghĩa vụ của tổ chức kinh tế trong sử dụng đất"
    là đề tài có phạm vi nghiên cứu rất rộng và liên quan đến nhiều quy định của một số
    đạo luật như Luật đất đai, Luật doanh nghiệp, Luật đầu tư, Bộ luật dân sự, Luật
    thương mại, Luật kinh doanh bất động sản và Luật ngân hàng và các tổ chức tín
    dụng v.v . Tuy nhiên, trong khuôn khổ có hạn của một luận án tiến sĩ luật học; luận
    án này tập trung nghiên cứu những vấn đề cụ thể sau đây:
    Một là, lý giải làm rõ một số vấn đề lý luận liên quan đến quyền và nghĩa
    vụ của tổ chức kinh tế trong sử dụng đất, làm rõ bản chất, những đặc trưng của chế
    định pháp luật về quyền và nghĩa vụ của tổ chức kinh tế trong sử dụng đất.
    Hai là, nghiên cứu chế định pháp luật về quyền và nghĩa vụ của tổ chức
    kinh tế trong sử dụng đất được quy định trong các luật đất đai của nước ta để làm rõ
    tính kế thừa và phát triển của chế định này. Đồng thời tập trung phân tích, đánh giá
    nội dung các quy định của Luật đất đai năm 2013 và các văn bản hướng dẫn thi
    hành về quyền và nghĩa vụ của tổ chức kinh tế trong sử dụng đất bao gồm tổ chức
    kinh tế trong nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
    Ba là nghiên cứu các quy định hiện hành về điều kiện, trình tự, thủ tục và
    cơ chế thực hiện quyền và nghĩa vụ của tổ chức kinh tế trong sử dụng đất.
    Bốn là, nghiên cứu, đánh giá thực trạng thi hành các quy định của Luật đất
    đai năm 2013 và các văn bản hướng dẫn thi hành về vấn đề này.
    5. Phương pháp nghiên cứu
    Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, luận án sử dụng các phương pháp nghiên
    cứu cơ bản sau đây:
    - Phương pháp luận nghiên cứu khoa học duy vật biện chứng, duy vật lịch
    sử của chủ nghĩa Mác - Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước pháp quyền.
    - Ngoài ra, luận án còn sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể, bao gồm:
    (i) Phương pháp phân tích, phương pháp đánh giá, phương pháp tổng hợp,
    phương pháp so sánh được sử dụng tại Chương 1 và Chương 2 của luận án để tìm
    hiểu tổng quan tình hình nghiên cứu và lý giải, soi sáng những vấn đề lý luận đặt ra. 6
    (ii) Phương pháp đánh giá, phương pháp diễn giải, phương pháp tổng hợp v.v .
    được sử dụng tại Chương 3 để nghiên cứu, đánh giá thực trạng pháp luật về quyền
    và nghĩa vụ của tổ chức kinh tế trong sử dụng đất làm rõ những thành công cũng
    như những hạn chế, bất cập trong quy định và trong thực thi các quy định về quyền,
    nghĩa vụ của tổ chức kinh tế trong sử dụng đất.
    (iii) Phương pháp bình luận, phương pháp quy nạp, phương pháp lập luận,
    phương pháp suy diễn v.v . được sử dụng tại Chương 4 để xác định hướng và kiến
    nghị các giải pháp hoàn thiện pháp luật về quyền và nghĩa vụ của tổ chức kinh tế
    trong sử dụng đất.
    6. Những điểm mới của luận án
    Trên cơ sở tiếp thu và kế thừa kết quả nghiên cứu của các công trình khoa
    học đã công bố; luận án với đề tài "Pháp luật về quyền và nghĩa vụ của tổ chức
    kinh tế trong sử dụng đất" có những điểm mới cơ bản sau đây:
    - Góp phần bổ sung hệ thống cơ sở lý luận về quyền và nghĩa vụ của tổ
    chức kinh tế trong sử dụng đất và pháp luật về quyền và nghĩa vụ của tổ chức kinh
    tế trong sử dụng đất tại Việt Nam.
    - Giải mã nội hàm các khái niệm về quyền và nghĩa vụ; về quyền và nghĩa
    vụ sử dụng đất; về tổ chức kinh tế; về quyền và nghĩa vụ của tổ chức kinh tế trong
    sử dụng đất.
    - Phân tích khái niệm và đặc điểm pháp luật về quyền và nghĩa vụ của tổ
    chức kinh tế trong sử dụng đất.
    - Nhận diện những hạn chế, bất cập và nguyên nhân của hạn chế, bất cập
    của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của tổ chức kinh tế trong sử dụng đất trên cơ sở
    đánh giá thực trạng lĩnh vực pháp luật này tại Việt Nam.
    - Đưa ra các giải pháp mang tính khoa học nhằm góp phần hoàn thiện, nâng
    cao hiệu quả thực thi pháp luật về quyền và nghĩa vụ của tổ chức kinh tế trong sử
    dụng đất tại Việt Nam.
    7. Kết cấu của luận án
    Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của
    luận án gồm 4 chương, 10 tiết.
     
Đang tải...