Luận Văn Pháp luật về quyền và nghĩa vụ của người dân vùng giải phóng mặt bằng

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Ác Niệm, 13/12/11.

  1. Ác Niệm

    Ác Niệm New Member

    Bài viết:
    3,584
    Được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    CHƯƠNG I
    Cơ sở lý luận về giải phóng mặt bằng:

    1.1. Lý luận chung về quy hoạch, giải phóng mặt bằng, bồi thường, hỗ trợ tái định cư:
    Mục đích của sự phát triển đất nước là làm thế nào cho đất nước ta ngày càng phát triển trên tất cả các lĩnh vực kinh tế văn hóa, xã hội đảm bảo an ninh, chính trị trật tự an toàn xã hội. kinh tế càng phát triển thì đòi hỏi phải xây dựng về cơ sở hạ tầng nhà máy xí nghiệp công trình công cộng để phục vụ lại cho kinh tế. muốn xây dựng được thì đòi hỏi phải có một quỷ đất lớn đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế. Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá con người không thể tạo ra nó được, mà con người trong quá trình khai thác sử dụng làm tăng thêm giá trị của đất đai vì vậy giá trị của đất đai là kết tinh sức lao động của con người tạo ra do đó khi Nhà Nước cần sử dụng đất đai thì Nhà Nước giải phóng mặt bằng thu hồi đất làm ảnh hưởng đến lợi ích và đời sống của người sử dụng đất, bởi vậy nhà nước phải bồi thường, hổ trợ, tái định cư cho người sử dụng đất có đất bị thu hồi, để thực hiện công tác giải phóng mặt bằng thu hồi đất Nhà Nước ban hành nhiều chính sách pháp luật nhằm điều chỉnh mối quan hệ về đất đai trong đó có quy định thẩm quyền trình tự thủ tục thực hiện làm thế nào để người dân vùng giải phóng mặt bằng thực hiện tốt hơn quyền và nghĩa vụ của mình, đảm bảo được lợi ích giảm bớt những khó khăn tạo điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế vì lợi ích quốc gia, cộng đồng xã hội.
    Vấn đề quy hoạch đất đai, giải phóng mặt bằng sử dụng cho các mục đích đặc biệt là mục đích công cộng, khuyến khích đầu tư phát triển kinh tế và bồi thường, hỗ trợ, tái định cư cho người dân vùng giải phóng mặt bằng là hai vấn đề quan trọng ngang nhau. Giải quyết được hai vấn đề này cơ quan nhà nước có thẩm quyền hết sức cân nhắc xem xét tổng quan về lợi ích xã hội, lợi ích của nhà đầu tư, lợi ích của người dân ở vùng phải giải phóng mặt bằng, cùng với sự hổ trợ tích cực nhất trí đồng thuận cao của ngươi dân, vấn đề là làm thế nào cho lợi ích được hài hòa không mâu thuẩn nhau, đảm bảo cho mục đích quy hoạch là phát triển kinh tế xã hội của đất nước phù hợp với chủ trương của Đảng và Nhà Nước, làm thế nào hạn chế những tổn thất cho người dân vùng giải phóng mặt bằng, làm thế nào cho người dân vùng giải phóng mặt bằng có được cuộc sống tốt hơn sau khi tái định cư, làm thế nào cho trật tự đời sống xã hội của người dân không bị xáo trộn. Ông bà xưa thường nói “ an cư mới lập nghiệp” sự du canh, du cư của của con người khó làm nên sự nghiệp vì vậy quá trình quy hoạch giải phóng mặt bằng một phần gây ra sự du canh du cư làm cho người sử dụng đất trong vùng giải phóng mặt bằng gặp rất nhiều khó khăn trong cuôc sống hiện tại cũng như trong tương lai. Với tầm quan trọng đó pháp luât về đền bù giải phóng mặt bằng, bồi thường, hổ trợ tái định cư đã đặc ra từ rất sớm từ năm 1959 có Nghị Định 151/TTg ngày14/4/1959 ban hành “Quy định thể lệ tạm thời về trưng dụng ruộng đất” và từ đó đến nay có nhiều văn bản Luật và dưới Luật ban hành để điều chỉnh vấn đề quan hệ xã hội khó khăn này. Sau Hiến Pháp 1946, 1959, Hiến Pháp năm 1980 Hiến Pháp 1992 ra đời là cơ sở hiến định cho việc cụ thể hóa các quy định của pháp luật sau này, trong quá hình thành và phát triển về vấn đề quy hoạch, giải phóng mặt bằng bồi thường hổ trợ tái định cư song song là các văn bản pháp luật làm hành lang pháp lý cụ thể hóa các khái niệm quy định có liên quan, Luật Đất Đai năm 1987, 1993, 2003 ra đời cụ thể hóa Luật là các văn bản hướng dẫn thi hành Luật, Nghị Định 90/CP năm 1994, Nghị Định 22/CP năm 1998, Nghị Định 197/2004/NĐ-CP, Nghị Định 181/2004/NĐ-CP, Nghị Định 08/2005/NĐ-CP về quy hoạch xây dựng và gần đây là nghị định 69/2009/NĐ-CP quy định về bồi thường, hổ trợ, tái định cư, trình tự thủ tục bồi thường, giải quyết khiếu nại khiếu kiện có liên quan đến giải phóng mặt bằng. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện công tác quy hoạch, giải phóng mặt bằng, bồi thường, hổ trợ, tái định cư bên cạnh những thuận lợi cũng gặp không ít những khó khăn tồn tại, cần phải có những chính sách pháp luật phù hợp với tình hình mới, đặc biệt là trong thời kỳ đất nước ta hội nhập kinh tế thế giới, có nền kinh tế thị trường định hướng xã hội Chủ Nghĩa, pháp luật của nước ta phải là xương sống là động lực thúc đẩy kinh tế của Quốc Gia ta phát triển, giử vững an ninh chính trị, ổn định trật tự xã hội, tăng thu nhập nâng cao đời sống cho Nhân Dân, đảm bảo đời sống an ninh an toàn cho người dân, tăng uy tín và vai trò lảnh đạo của Đảng, chống lại những thế lực thù địch lợi dụng tình hinh tranh chấp khiếu kiện về đất đai để kích động lôi kéo biểu tình chống phá chủ trương đường lối chính sách của Đảng Nhà Nước ta.
    Để giải quyết được tốt mối quan hệ này là cả một quá trình lâu dài và khó khăn không phải một sớm một chiều mà làm được, hiện tại Nhà Nước ta đã và đang khắc phục những khó khăn yếu kém trong quản lý điều hành, từng bước sửa đổi bổ sung cơ sở pháp lý trong giải phóng mặt bằng, thu hồi đất tạo tiền đề cho hoạch định chính sách chiến lược lâu dài. Nhà Nước ta là “Nhà Nước của dân do dân và vì dân” vì vậy pháp luật nước ta một phần do nhân dân đóng góp xây dựng nên, xuất phát từ ý chí nguyện vọng của nhân dân để xây dựng Nhà Nước Pháp Quyền xã hội Chủ Nghĩa bên cạnh những lợi ích chung ( lợi ích của giai cấp, lợi ích cộng đồng, lợi ích xã hội ) lợi ích cá nhân cũng là một đối tượng cần được bảo vệ công bằng và bình đẳng, “mục đích chính sách kinh tế của Nhà Nước là làm cho dân giàu Nước mạnh, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu vật chất và tinh thần của nhân dân ”( điều 16 HP 1992) khi xem xét lợi ích cá nhân cần đặt trong mối quan hệ tổng thể giai cấp, cộng đồng, xã hội và phong tục tập quán lâu đời của người dân được mọi người chấp nhận, giải phóng mặt bằng, thu hồi đất phục vụ các mục đích không thể để người này bị thiệt hại mà người người khác được hưởng lợi từ chính sách đó, “ mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật” (điều 52 HP1992) trong thực tế vấn đề giải phóng mặt bằng bồi thường hổ trợ tái định cư từng lúc từng nơi chưa thật sự làm tốt, ngưới sử dụng đất vùng giải phóng mặt bằng bên cạnh những thuận lợi còn gặp không ích khó khăn chưa giải quyết được. Thành Phố Cà Mau là một trong những đơn vị thực hiện công tác giải phóng mặt bằng trong nhiều năm qua và cũng trong nhiều năm qua có những trường hợp khiếu kiện về đất đai kéo dài, để khắc phục những khó khăn tạo thuận lợi cho người sử dụng đất trong vùng giải phóng mặt bằng, tôi muốn nghiên cứu những quy định của pháp luật có liên quan tìm ra những giải pháp tích cực góp phần thực hiện chính sách kinh tế của Nhà Nước làm cho “dân giàu nước mạnh xã hội công bằng dân chủ văn minh”.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...