Tiến Sĩ Pháp luật về quyền bình đẳng giữa các doanh nghiệp ở Việt Nam

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Nhu Ely, 10/4/14.

  1. Nhu Ely

    Nhu Ely New Member

    Bài viết:
    1,771
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN ÁN TIẾN SỸ LUẬT HỌC
    NĂM 2014

    MỤC LỤC
    Trang
    MỞ ĐẦU 1
    Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 9
    1.1. Tình hình nghiên cứu lý luận về bình đẳng, quyền bình đẳng giữa các
    doanh nghiệp và pháp luật về quyền bình đẳng giữa các doanh nghiệp
    9
    1.2. Tình hình nghiên cứu thực trạng pháp luật và thực thi pháp luật về
    quyền bình đẳng giữa các doanh nghiệp
    13
    1.3. Các công trình nghiên cứu đề cập giải pháp bảo đảm quyền bình
    đẳng giữa các doanh nghiệp
    23
    1.4. Đánh giá chung tình hình nghiên cứu các công trình liên quan đến
    luận án
    28
    Chương 2: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUYỀN BÌNH ĐẲNG GIỮA
    CÁC DOANH NGHIỆP

    32
    2.1. Quan niệm về bình đẳng giữa các doanh nghiệp 32
    2.2. Quan niệm về quyền bình đẳng giữa các doanh nghiệp 45
    2.3. Ý nghĩa của việc thực hiện quyền bình đẳng giữa các doanh nghiệp 53
    2.4. Vai trò của pháp luật về quyền bình đẳng giữa các doanh nghiệp 57
    2.5. Những yếu tố chi phối hệ thống pháp luật và quá trình thực thi pháp
    luật về quyền bình đẳng giữa các doanh nghiệp
    64
    Chương 3: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ THỰC THI PHÁP LUẬT
    VỀ QUYỀN BÌNH ĐẲNG GIỮA CÁC DOANH NGHIỆP

    74
    3.1. Thực trạng pháp luật về quyền bình đẳng giữa các doanh nghiệp 74
    3.2. Thực trạng thực thi pháp luật về quyền bình đẳng giữa các doanh
    nghiệp ở Việt Nam
    106
    3.3. Nguyên nhân gây bất bình đẳng giữa các doanh nghiệp ở Việt Nam 116
    3.4. Hệ quả của bất bình đẳng giữa các doanh nghiệp 123
    Chương 4: CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ QUYỀN
    BÌNH ĐẲNG GIỮA CÁC DOANH NGHIỆP Ở VIỆT NAM

    128
    4.1. Hoàn thiện nội dung quyền bình đẳng giữa các doanh nghiệp 129
    4.2. Hoàn thiện các quy định pháp luật về thiết chế bảo đảm quyền bình
    đẳng giữa các doanh nghiệp
    149
    KẾT LUẬN 159
    CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ
    TÀI LUẬN ÁN
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

    MỞ ĐẦU
    1. Lý do chọn đề tài nghiên cứu

    Doanh nghiệp là một trong những yếu tố cấu thành của mọi hệ thống kinh
    tế. Trong nền kinh tế quốc dân, doanh nghiệp là chủ thể cơ bản của thị trường, có vị
    trí, vai trò đặc biệt quan trọng. Doanh nghiệp đóng góp chủ yếu cho ngân sách nhà
    nước, bổ sung nguồn dự trữ quốc gia và khai thác nâng cao giá trị của tài nguyên thiên
    nhiên. Ở Việt Nam, khi thừa nhận phát triển kinh tế nhiều thành phần, doanh nghiệp
    chính là hoạt động sống của các thành phần kinh tế, tạo ra tăng trưởng. Với hoạt
    động sản xuất, kinh doanh đa dạng, doanh nghiệp có mặt trong nhiều ngành, nghề,
    lĩnh vực và tác động đến sự hình thành các loại thị trường. Vì lẽ đó, một quốc gia
    chỉ có thể kiểm soát được nền kinh tế bắt đầu từ hệ thống doanh nghiệp.
    Để phát triển kinh tế, hầu hết các quốc gia trên thế giới đã lựa chọn mô hình
    kinh tế thị trường (KTTT), nhằm sử dụng sức mạnh của quy luật cạnh tranh làm
    động lực phát triển. Cơ sở để quy luật cạnh tranh được vận hành là quyền tự do kinh
    doanh và quyền BĐGCDN được bảo đảm. Chỉ trong điều kiện kinh doanh bình
    đẳng, doanh nghiệp mới có cơ hội kinh doanh bằng chính thực lực của mình và
    cạnh tranh được vận hành đúng với bản chất của nó. Từ đây, những doanh nghiệp
    yếu kém được loại bỏ, lành mạnh hóa nền kinh tế, thúc đẩy kinh tế phát triển. Vì
    thế, đảm bảo môi trường kinh doanh BĐGCDN vừa là nguyên tắc, vừa là giá trị phổ
    biến của KTTT. Việc nhà nước thực hiện chính sách ưu tiên, bảo trợ về vốn, đất đai,
    tài nguyên cho doanh nghiệp nhà nước (DNNN) và sử dụng DNNN làm công cụ
    điều tiết nền kinh tế trong nhiều năm qua là mâu thuẫn với nguyên tắc bình đẳng, đi
    ngược KTTT. Đồng thời, tính không hiệu quả của DNNN cũng chưa giải thích được
    tác dụng thực tế của những chính sách ưu tiên đó. Vấn đề vướng mắc hiện nay cả về
    lý luận và thực tiễn trong phát triển KTTT định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN) ở
    Việt Nam là làm thế nào để kinh tế nhà nước nắm vai trò chủ đạo nhưng vẫn bảo
    đảm sự bình đẳng giữa DNNN với các doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế khác.
    Ngày 7/11/2006, cùng với việc ký kết gia nhập Tổ chức Thương mại Thế
    giới (WTO), Việt Nam đồng thời phải ký vào bản cam kết chấp nhận bị coi là nền
    kinh tế phi thị trường (non - market economy, hay NME) trong 12 năm, kể từ ngày
    gia nhập. Trong các quy định của GATT và WTO không có quy định về tiêu chí
    NME hay KTTT. Tuy nhiên, các quy định này được xây dựng dựa trên những
    nguyên tắc của thị trường. Hệ thống nguyên tắc này đòi hỏi các nước gia nhập
    WTO phải cam kết cải cách kinh tế theo hướng thị trường, tuân thủ yêu cầu về
    thương mại không phân biệt đối xử, đảm bảo quyền BĐGCDN. Do đó, để trở thành
    nền KTTT không muộn hơn năm 2019, đáp ứng yêu cầu hội nhập, Việt Nam cần
    phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế và hoàn thiện thể chế kinh tế theo hướng tuân thủ
    các quy luật thị trường, đảm bảo môi trường đầu tư, kinh doanh bình đẳng cho
    doanh nghiệp. Cùng với điều này, trong các đàm phán Hiệp định đối tác kinh tế
    chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) cũng coi quyền BĐGCDN là vấn đề cần
    được bảo đảm.
    Trong thực tế, quan điểm về bình đẳng giữa các thành phần kinh tế, giữa
    các doanh nghiệp đã được Đảng và Nhà nước quan tâm từ Đại hội Đảng lần thứ VI
    (1986), được triển khai trong Hiến pháp 1992 và trong các đạo luật. Chính phủ cũng
    đã phê duyệt Đề án 1715/2009/QĐ-TTg ngày 26/10/2009 nhằm đổi mới quản lý nhà
    nước đối với các doanh nghiệp theo hướng không phân biệt hình thức sở hữu. Tuy
    nhiên, đi ngược với mục tiêu của nhà nước, trên thực tế, bất BĐGCDN không giảm
    mà đang có xu hướng gia tăng, với tính chất ngày càng đa dạng và phức tạp. Vẫn
    tồn tại nhiều sự phân biệt, đối xử doanh nghiệp ngay từ khi gia nhập thị trường,
    trong quá trình kinh doanh và trong giải thể, phá sản doanh nghiệp. Các DNNN
    kinh doanh độc quyền trong nhiều lĩnh vực, vi phạm nghiêm trọng nguyên tắc thị
    trường. Một số tập đoàn kinh tế nhà nước được ưu tiên, bảo lãnh, khoanh nợ, giãn
    nợ, xóa nợ. Có những DNNN kinh doanh thua lỗ được sáp nhập vào tổng công ty
    nhà nước, giao trách nhiệm cứu vớt cho các thành viên khác mà không bị phá sản.
    Việc tiếp cận các dịch vụ công, nguồn vốn ưu đãi của Chính phủ, tiếp cận nguồn tài
    nguyên, đất đai của DNNN có nhiều thuận lợi, trong khi các doanh nghiệp thuộc
    kinh tế tư nhân, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) còn tiếp tục gặp phải
    những rào cản về điều kiện kinh doanh, vay vốn, thuê đất, . Không chỉ tồn tại
    những bất bình đẳng do chính sách của nhà nước tạo ra, thực trạng các doanh
    nghiệp cạnh tranh không lành mạnh, kinh doanh hàng giả, hàng nhái, hàng lậu, trốn
    thuế đang ngày càng gia tăng, vượt khỏi tầm kiểm soát của nhà nước cũng tạo ra bất
    bình đẳng, gây thiệt hại cho các doanh nghiệp kinh doanh chân chính.
    Theo nghĩa khách quan, doanh nghiệp nào quản lý kinh doanh yếu kém,
    không cạnh tranh được tất yếu bị thanh lọc khỏi thị trường do chính sự vận động
    của quy luật cạnh tranh. Tuy nhiên, thực tế có những doanh nghiệp quản lý kinh
    doanh tốt, tôn trọng pháp luật chưa hẳn đã chiến thắng trên thương trường. Trong
    khi đó, doanh nghiệp quản trị yếu kém, thậm chí thua lỗ, vi phạm pháp luật nghiêm
    trọng vẫn có thể không bị giải thể hay phá sản. Lợi nhuận của doanh nghiệp vẫn có
    thể đạt được bằng những ưu tiên của nhà nước, bằng trốn thuế, kinh doanh trái
    phép. Trong môi trường kinh doanh đòi hỏi nhiều chi phí bất hợp pháp, tham
    nhũng, hối lộ để nhận được ưu tiên, hoặc làm hàng giả, cạnh tranh không lành mạnh
    nhằm tối đa hóa lợi nhuận mà không bị xử lý đều là những hành vi gây ra bất bình
    đẳng giữa các doanh nghiệp. Với môi trường kinh doanh bất bình đẳng, lợi nhuận
    không phản ánh được giá trị đích thực của hoạt động sản xuất kinh doanh. Điều đó
    làm nản lòng các nhà đầu tư, giảm động lực kinh doanh của doanh nghiệp và suy
    giảm tăng trưởng kinh tế. Sự nỗ lực của nhà nước Việt Nam trong những năm qua
    mới chỉ tập trung vào việc làm giảm bớt những ưu tiên, đặc quyền đối với DNNN
    mà chưa có giải pháp tổng thể, do đó chưa đem lại hiệu quả thực tế.
    Trước những đòi hỏi từ nội tại nền kinh tế và yêu cầu của những cam kết
    quốc tế, việc nghiên cứu các quy định pháp luật, đánh giá quá trình thực thi nhằm
    xác định đúng nguyên nhân và đưa ra giải pháp phù hợp, đảm bảo quyền BĐGCDN
    là vấn đề có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc. Chính vì lẽ đó, tác giả luận án đã chọn
    vấn đề "Pháp luật về quyền bình đẳng giữa các doanh nghiệp ở Việt Nam" làm đề
    tài nghiên cứu.
    2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án
    - Đối tượng nghiên cứu: Luận án nghiên cứu hệ thống pháp luật và việc
    thực thi pháp luật về quyền BĐGCDN ở Việt Nam.
    - Phạm vi nghiên cứu:
    + Luận án nghiên cứu một cách toàn diện về hệ thống pháp luật Việt Nam,
    đánh giá đầy đủ, khách quan, nhận định chính xác pháp luật về quyền BĐGCDN ở
    Việt Nam hiện nay.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...