Luận Văn Pháp luật về quảng cáo thương mại - thực tiễn và hướng hoàn thiện

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài: Pháp luật về quảng cáo thương mại - thực tiễn và hướng hoàn thiện

    MỤC LỤC


    LỜI NÓI ĐẦU . 1


    CHƯƠNG 1


    KHÁI QUÁT CHUNG VÈ QUẢNG CÁO THƯƠNG MẠI .3


    1.1. Những khái niệm chung 3


    1.2. Lịch sử hình thành và phát triển . 4


    1.3. Vai trò của quảng cáo thương mại . 7


    1.4. Chức năng của quảng cáo thương mại 9


    1.5. Sự cần thiết phải điều chỉnh bằng pháp luật đối vói hoạt động quảng cáo . 10


    CHƯƠNG 2


    QUY CHẾ PHÁP LÝ VÈ QUẢNG CÁO THƯƠNG MẠI 12


    2.1. Chủ thể tham gia quảng cáo 12


    2.1.1. Người quảng cáo 12


    2.1.2. Người kinh doanh dịch vụ quảng cáo 16


    2.1.3. Người phát hành quảng cáo 20


    2.1.4. Người cho thuê phương tiện quảng cáo 21


    2.2. Hàng hóa dịch vụ quảng cáo thương mại . 21


    2.3. Sản phẩm và phương tiện quảng cáo thương mại 24


    2.3.1. Sản phẩm quảng cáo thương mại 24


    2.3.2. Phương tiện quảng cáo thương mại . 26


    2.3.2.1. Các phương tiện thông tin đại chúng ( Báo chí) 27


    2.3.2.2. Các phương tiện truyền tin (mạng internet, điện thoại di động). 31


    2.3.2.3. Các loại xuất sản phẩm . 33

    2.3.2.4. Quảng cáo trên bảng, biển, pa-nô, màn hình, băng-rôn, vật phát quang, vật thể trên không, dưới nước, vật thể di động khác và các hình thức
    tương tự . 33


    2.3.2.5. Quảng cáo trên các phưtfng tiện khác . 35


    2.4. Điều Kiện Thủ Tục, Thẩm Quyền cấp phép 37


    2.5. Các hoạt động quảng cáo bị cấm . 40


    CHƯƠNG 3


    THỰC TIỄN VÀ HƯỚNG HOÀN THIỆN VỀ QUẢNG CÁO THƯƠNG MẠI . 44


    3.1. Thực tiễn về quảng cáo thương mại 44


    3.2. Hướng hoàn thiện về pháp luật quảng cáo thương mại 52


    3.3. Một số điểm mói của luật quảng cáo trong dự thảo luật quảng cáo năm 2010 để hoàn thiện pháp luật quảng cáo Việt Nam . 55


    KẾT LUẬN . 60


    TÀI LIỆU THAM KHẢO

    LỜI NÓI ĐẦU


    1. Tính cấp thiết và lí do chọn đề tài.


    Ngày nay, xúc tiến thương mại bằng các hình thức khuyến mại, quảng cáo, trưng bài giới thiệu hàng hóa dịch vụ và hội trợ, triển lãm thương mại đang là những hoạt động thương mại được thương nhân thực hiện một cách phổ biến để tìm kiếm và thúc đẩy cơ hội thương mại trong nền kinh tế thị trường. Trong đỏ, quảng cáo là phương thức tuyên truyền quan trọng, nó như một kênh thông tin đại chứng của doanh nghiệp khi muốn chuyền thông tin ra bên ngoài, tiếp cận khách hàng một cách nhanh chóng. Đó cũng là kênh quan trọng để doanh nghiệp có thể giới thiệu sản phẩm của mình hay đơn giản đó cũng là một chiêu thức để doanh nghiệp nhắc nhở cho đối tượng mà họ muốn nhắc tới về sự duy trì và sự tồn tại, sự phát triển ngày một lớn mạnh của chính mình.


    Mặc khác, quảng cáo còn là người bạn thân thiết của người tiêu dùng, nó giúp người tiêu dùng tiếp cận với nhiều dòng sản phẩm với nhiều tính năng ưu việt, giúp người tiêu dùng có nhiều sự lựa chọn, đồng thời quảng cáo còn giới thiệu tới người tiêu dùng nhiều sản phẩm mới phục vụ hữu ích hơn cho cuộc sống.


    Khi đất nước ta hội nhập vào nền kinh tế thế giới, khi WTO thực sự hòa nhập vào đời sống kinh tế Việt Nam sẽ kéo theo một làn sống đầu tư mới cho thị trường quảng cáo nước ta. Để đứng vững trên thị trường hiện nay, các doanh nghiệp Việt Nam phải có phương pháp kinh doanh đúng đắn và phù hợp, phải sáng tạo cho từng sản phẩm, phải cho ra đời các sản phẩm quảng cáo có sự hấp dẫn lôi cuốn. Khi tham gia tổ chức thương mại quốc tế WTO mọi hoạt động phải theo cam kết mà nước ta đã kí kết, theo đó nước ta sẽ dần dần tháo bỏ rào cản pháp lí với các doanh nghiệp quảng cáo nước ngoài tạo ra sự cạnh tranh công bằng giữa các doanh nghiệp. Chính điều này đặt các doanh nghiệp Việt Nam trước nhiều thử thách lớn nhưng đây cũng là cơ hội để các doanh nghiệp Việt Nam tự khẳng định mình. Tuy nhiên, hệ thống pháp luật hiện nay về xúc tiến thương mại nói chung, quảng cáo nói riêng không tránh khỏi thiếu sót và đã tạo ra nhiều bất cập trong quá trình áp dụng nên cần tiếp tục nghiêm cứu hoàn thiện. Những điều nói trên cũng là lí do mà người viết lựa chọn đề tài “Pháp luật về quảng cáo thương mại- thực tiễn và hướng hoàn thiện”.


    2. Phạm vi nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu

    Phạm vi nghiêm cứu của đê tài là các qui định của pháp luật vê quảng cáo thương mại. Nội dung của đề tài chủ yếu tìm hiểu các qui định của pháp luật về chủ thể tham gia hoạt động quảng cáo thương mại, sản phẩm,phương tiện quảng cáo thương mại, điều kiện kinh doanh, hợp đồng quảng cáo thương mại, hình thức quảng cáo bị cấm và một số đống góp ý kiến giúp pháp luật quảng cáo hoàn thiện hom.


    Phương pháp nghiêm cứu chủ yếu được sử dụng để làm rõ vấn đề, người viết đã sử dụng các phương pháp như sau: phân tích, so sánh, thống kê . ngoài ra, còn sử dụng một số phương pháp diễn dịch, quy nạp, .


    3.Cấu trúc của đề tài:


    - Phần mở đàu.


    - Phần nội dung:


    6 Chương 1: Khái quát chung về quảng cáo thương mại.


    6 Chương 2: Quy chế pháp lý về quảng cáo thương mại.


    0 Chương 3: Thực tiễn và hướng hoàn thiện.


    - Phần kết luận.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...