Luận Văn Pháp luật về quảng cáo thương mại - Thực tiễn quảng cáo trên Internet

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài: Pháp luật về quảng cáo thương mại - Thực tiễn quảng cáo trên Internet

    LỜI NÓI ĐẦU 1


    Chương 1. LÝ LUẬN CHUNG VÈ QUẢNG CÁO THƯƠNG MẠI VÀ QUẢNG CÁO TRÊN INTERNET .3


    1.1. Khái quát chung về quảng cáo thương mại .3


    1.1.1. Lược sử hình thành và phát triển quảng cáo .3


    1.1.2. Quá trình hình thành và phát triển các quy định về quảng cáo thương mại .4


    1.1.3. Khái niệm về quảng cáo thương mại 6


    1.1.4. Vai trò của quảng cáo thương mại .7


    1.2. Khái quát chung về quảng cáo trên Internet 8


    1.2.1. Khái niệm về quảng cáo trên Internet .8


    1.2.2. Các loại quảng cáo trên Internet .9


    1.2.2.1. Quảng cáo hiển thị 9


    1.2.2.2. Quảng cáo thông qua công cụ tiềm kiếm .10


    1.2.2.3. Quảng cáo bằng các chương trình liên kết đa cấp 11


    1.2.2.4. Quảng cáo thông qua tài trợ 11


    1.2.2.5. Quảng cáo bằng thư điện tử, tin nhắn và tiếp thị lan truyền .12


    1.2.3. Đặc điểm của quảng cáo trên Internet 13


    1.2.3.1. Khả năng nhắm chọn 13


    1.2.3.2. Khả năng theo dõi 13


    1.2.3.3. Khả năng liên tục và linh hoạt 13


    1.2.3.4. Khả năng tương tác 14


    Chương 2. QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VÈ QUẢNG CÁO THƯƠNG MẠI VÀ QUẢNG CÁO TRÊN INTERNET .15


    2.1. Những quy định chung về quảng cáo thương mại .15


    2.1.1. Các chủ thể tham gia hoạt động quảng cáo thương mại .15


    2.1.1.1. Người quảng cáo .15


    2.1.1.2. Người kinh doanh dịch vụ quảng cáo 18


    2.1.1.3. Người cho thuê phương tiện quảng cáo .20


    2.1.1.4. Người phát hành quảng cáo .21


    2.1.2. Các phương tiện quảng cáo 21


    2.1.2.1. Các phượng tiện thông tin đại chúng .21


    2.1.2.2. Các phượng truyền tin .24


    2.1.2.3. Các loại xuất bản phẩm .25

    2.1.2.4. Các loại bảng, biển, băng-rôn, pa-nô, áp-phích, vật thể cố định, các phương tiện giao thông hoặc các vật thể di động khác .26


    2.1.2.5. Các phương tiện quảng cáo thươmg mại khác 26


    2.1.3. Các hoạt động quảng cáo bị cấm .26


    2.1.4. Thẩm quyền quản lý hoạt động quảng cáo .30


    2.2. Một số quy định liên quan quảng cáo trên Internet .32


    2.2.1. Cơ quan quản lý .32


    2.2.2. Quản lý quảng cáo trên Internet .33


    2.2.3. Thủ tục đăng ký quảng cáo trên Internet 37


    2.3. Xử lý vi phạm trong hoạt động quảng cáo trên Internet 37


    Chương 3. THỰC TRẠNG QUẢNG CÁO VÀ MỘT SỐ ĐỀ XUẤT 47


    3.1. Thực trạng thi hành pháp luật về quảng cáo thương mại .47


    3.1.1. Thẩm quyền quản lý chưa được thống nhất 49


    3.1.2. Quản lý môi trường cạnh tranh giữa các doanh nghiệp .50


    3.1.3. Không đồng nhất các quy định giữa các văn bản luật .52


    3.1.4. Mức phạt và trách nhiệm của các chủ thể 52


    3.2. Những vấn đề tồn tại trong hoạt động quảng cáo trên Internet .53


    3.2.1. Chưa quản lý đầy đủ các chủ thể hoạt động trên môi trường Internet 54


    3.2.2. Các quy định của báo chí không phù hợp với báo điện tử 55


    3.2.3. Xử lý các quảng cáo vi phạm trên môi trường Internet . 55


    3.2.4. Kiểm duyệt nội dung quảng cáo 56


    3.3. Một số giải pháp hoàn thiện 56


    3.3.1. Các giải pháp đối với quảng cáo thương mại nói chung 57


    3.3.2. Các giải pháp đối với quảng cáo trên Internet .58


    KÉT LUẬN .60


    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

    LỜI NÓI ĐẦU


    1. Lý do chọn đề tài


    Ngành quảng cáo tại Việt Nam hình thành kể từ khi nước ta bắt đầu thực hiện công cuộc đổi mới phát triển. Đến những năm gần đây, ngành quảng cáo nước ta luôn giữ tốc độ tăng trưởng ở mức cao và trở thành thị trường tiềm năng. Các doanh nghiệp quảng cáo nước ngoài bị thu hút đầu tư vào Việt Nam; họ đầu tư nguồn kinh phí lớn, luôn áp dụng các tiến bộ khoa học, kỹ thuật hiện đại và có cách thức làm việc chuyên nghiệp. Chính việc đầu tư đó đã thúc đẩy sự phát triển quảng cáo Việt Nam cả về số lượng và chất lượng. Có được những kết quả như vậy là nhờ vào đường lối, chính sách của Đảng và nhà nước ta. Đầu tiên là chủ trương phát triển phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần hoạt động theo cơ chế thị trường tạo môi trường cạnh tranh giữa các doanh nghiệp. Từ đỏ các doanh nghiệp ngày càng chú trọng đến vai trò xúc tiến thương mại, hỗ trợ hoạt động kinh doanh của quảng cáo trong môi trường canh tranh. Thứ hai, các chính sách mở cửa thu hút đầu tư nước ngoài làm nguồn lực cho hoạt động quảng cáo. Cuối cùng là từ khi nhận thấy hoạt động quảng cáo là một hoạt động phức tạp, có ảnh hưởng lớn đến xã hội, môi trường kinh tế Nhà nước ta đã sớm ban hành các quy định về quảng cáo để tạo cơ sở pháp lý đảm bảo cho quảng cáo phát triển hài hòa và bền vững.


    Năm 2001, Pháp lệnh Quảng cáo được ban hành, đây là văn bản quy định một cách toàn diện về hoạt động quảng cáo so với các văn bản trước đó. Tuy nhiên, do thời gian ra đời đến nay đã hơn mười năm cùng với sự phát triển mạnh của quảng cáo nên đến nay có nhiều quy định không còn phù hợp. Sự phát triển của khoa học công nghệ làm xuất hiện thêm nhiều hình thức quảng cáo mới. Trong đó quảng cáo trên Internet là loại quảng cáo xuất hiện muộn hơn so với các hình thức quảng cáo trên báo viết, truyền hình . Mãi đến năm 1997 nước ta mới chính thức kết nối với Internet và mất đến vài năm các hoạt động ứng dụng Internet, quảng cáo trên Internet mới được phổ biến. Như vậy tại thời điểm xây dựng Pháp lệnh Quảng cáo các hoạt động quảng cáo trên Internet chưa phát triển nên các quy định về loại quảng cáo này chưa được quy định cụ thể. Đến nay quảng cáo trên Internet ngày càng được nhiều người dùng và đánh giá có nhiều tiềm năng phát triển. Trước sự phát triển của quảng cáo nói chung, quảng cáo trên Internet nói riêng cần xây dựng những quy định mới để phù hợp với thực tiễn. Chính vì vậy người viết chọn đề tài: “Pháp luật về quảng cáo thương mại và thực tiễn quảng cáo trên internet” để tìm hiểu những vấn đề chung của hoạt quảng cáo hiện nay và những bất cập khi áp dụng các quy định quảng cáo trên môi trường Internet.

    2. Mục tiêu đề tài


    Đề tài: “Pháp luật về quảng cáo thương mại và thực tiễn quảng cáo trên internet” được thực hiện nhằm tổng hợp các quy định hiện hành và cung cấp một số thông tin về tình hình hoạt động quảng cáo tại Việt Nam. Đồng thời đề tài giới thiệu khái quát về sự hình thành, phát triển và pháp luật điều chỉnh của quảng cáo trên mạng Internet. Thông qua đó làm rõ các vấn đề trong các quy định về quảng cáo hiện nay để đưa ra những giải pháp phù hợp với sự phát triển của hoạt động quảng cáo hiện nay.


    3. Phạm vi nghiên cứu


    Trong nội dung nghiên cứu của đề tài, người viết chỉ tìm hiểu các hoạt động của quảng cáo trong giới hạn là quảng cáo thương mại, sơ lược về các phương tiện quảng cáo và những quy định chung của quảng cáo về người quảng cáo, các hoạt động quảng cáo bị cấm, thẩm quyền quản lý quảng cáo, xừ lý vi phạm. Trên cơ sở đó người viết tìm các quy định có liên quan điều chỉnh hoạt động quảng cáo trên Internet và thực tiễn của hoạt động này.


    4. Phương pháp nghiên cứu


    Để tìm hiểu nội dung của đề tài, người viết đã sử dụng phương pháp:


    Tổng hợp, phân tích, so sánh các quy định của của pháp luật quảng cáo và các quy định của pháp luật có liên quan.


    Sử dụng các ví dụ thực tế để phân tích các vấn đề có liên quan đến hoạt động quảng cáo.


    5. Bố cục của đề tài


    Với mục đích và phương pháp nghiên cứu nêu trên, kết cấu của đề tài bao gồm ba phần: lời nói đầu, phần nội dung và phàn kết luận.


    Trong đó phần nội dung của đề tài bao gồm ba chương:


    Chương 1. Lý luận chung về quảng cáo thương mại và quảng cáo trên


    Internet.


    Chương 2. Quy định của pháp luật về quảng cáo thương mại và quảng cáo trên Internet.


    Chương 3. Thực trạng quảng cáo thương mại, quảng cáo trên Internet và một số giải pháp nâng cao hiệu quả quả quản lý.


    Trong quá trình thực hiện đề tài, người viết đã cố gắng và được sự hướng dẫn tận tình của Cô Nguyễn Thị Hoa Cúc. Nhưng do hạn chế về kiến thức và tài liệu tham khảo nên luận văn không tránh khỏi thiếu sót. Kính mong quý thầy cô cùng các bạn thông cảm và đóng góp ý kiến cho bài viết hoàn thiện hơn.


    Xin chân thành cảm ơn!
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...