Luận Văn Pháp luật về quảng cáo so sánh

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài: Pháp luật về quảng cáo so sánh

    Lời mở đầu .1


    Chương 1: Khái quát chung về quảng cáo và quảng cáo so sánh .3


    1.1 Khái quát về quảng cáo và quảng cáo thương mại 3


    1.1.1 Khái niệm 3


    1.1.2 Vai trò .6


    1.1.3 Đặc điểm .6


    1.2 Khái niệm về quảng cáo so sánh 6


    1.2.1 Lịch sử ra đời của quảng cáo so sánh .6


    1.2.2 Quảng cáo so sánh 8


    1.3 Phân loại quảng cáo so sánh 9


    1.4 Bản chất của quảng cáo so sánh 12


    1.5 Mặt tích cực của quảng cáo so sánh 13


    1.6 Mặt tiêu cực của quảng cáo so sánh 15


    Chương 2: Những quy định của pháp luật về quảng cáo so sánh .16


    2.1 Pháp luật điều chỉnh về hành vi quảng cáo so sánh của các nước trên thế giới 16


    2.1.1 Hoa Kỳ 16


    2.1.2 Vương quốc Anh 17


    2.1.3 Liên minh Châu Âu 17


    2.1.4 Trung Quốc .21


    2.1.5 Singapore 22


    2.2 Những quy định của pháp luật Việt Nam về hành vi quảng cáo so sánh trước khi Luật cạnh tranh 2004 ra đời .22


    2.3 Những quy định của pháp luật Việt Nam điều chỉnh về hành vi quảng cáo so sánh hiện nay .23


    2.3.1 Những quy định của pháp luật Việt Nam điều chỉnh về hành vi quảng cáo so sánh hiện nay .23


    2.3.2 Nhận xét 23

    2.4 Chế tài đối với hành vi quảng cáo so sánh nhằm cạnh tranh không lành mạnh 25


    2.4.1 Chế tài hành chính 25


    2.4.2 Chế tài dân sự .28


    2.4.3 Nhận xét 29


    Chương 3: Thực trạng và những đề xuất nhằm hoàn thiện pháp luật điều chỉnh về hành vi quảng cáo so sánh ở Việt Nam hiện nay .32


    3.1 Thực trạng 32


    3.1.1 Một số vụ kiện về hành vi quảng cáo so sánh trên thế giới 32


    3.1.1.1 Hoa Kỳ .32


    3.1.1.2 Vương quốc Anh .32


    3.1.1.3 Ấn Độ .35


    3.1.1.4 Đức .36


    3.1.2 Một số vụ việc về hành vi quảng cáo so sánh ở Việt Nam .40


    3.1.2.1 Vụ kiện giữa Công ty cổ phần cao su Sài Gòn Kymdan và các Công ty TNHH sản xuất và thương mại Vạn Thành, Công ty TNHH sản xuất Mousse Ưu Việt .40


    3.1.2.2 Vụ việc Tổng công ty viễn thông Quân đội (Viettel) tố cáo Mobiphone quảng cáo so sánh nhằm cạnh tranh không lành mạnh .44


    3.1.2.3 Một số trường hợp quảng cáo so sánh khác 45


    3.2 Những đề xuất nhằm hoàn thiện pháp luật điều chỉnh về hành vi quảng cáo so sánh hiện nay 46


    Kết luận .51


    Tài liệu tham khảo

    LỜI MỞ ĐẦU


    1. Lý do chọn đề tài


    Trong giai đoạn hiện nay, nền kinh tế Việt Nam ngày càng phát triển, quá trình hội nhập diễn ra ngày càng sâu rộng, các hoạt động thương mại diễn ra sôi nối và đa dạng hơn. Trong các hoạt động xúc tiến thương mại, quảng cáo là công cụ marketing hiệu quả để giới thiệu sản phẩm hàng hóa, dịch vụ đến người tiêu dùng. Hình thức quảng cáo thường được sử dụng là quảng cáo so sánh. Quảng cáo so sánh đạt được nhiều hiệu quả nhất bởi vì khi so sánh các sản phẩm với nhau sẽ làm nổi trội sản phẩm so sánh với sản phẩm được so sánh. Người tiêu dùng có thể dễ dàng bắt gặp các mẫu quảng cáo so sánh trên truyền hình, trên báo chí như : “giá tốt nhất”, “ưu việt hơn sản phẩm cùng loại”, “tốt hơn các sản phẩm loại thường” .Từ khi, quảng cáo so sánh xuất hiện từ thập niên 70 của thế kỷ 20, các nước trên thế giới đã có nhiều quan điểm khác nhau về quảng cáo so sánh cũng như xây dựng pháp luật để điều chỉnh hành vi này. Ở Việt Nam, các quy định pháp luật cũng đã được xây dựng để điều chinh về quảng cáo so sánh như trong Luật cạnh tranh, Luật thương mại nhưng các quy định chưa được quan tâm xây dựng đúng mức, quy định rất ít và có nhiều thiếu sót. Do đó, việc làm sáng tỏ các quy định của pháp luật cũng như những nghiên cứu, tìm hiểu, đề xuất nhằm hoàn thiện các quy định về hình thức quảng cáo còn nhiều vấn đề phức tạp này là hết sức cần thiết. Chính vì những lý do trên mà tôi chọn đề tài nghiên cứu “Pháp luật về quảng cáo so sánh’'’ để thực hiện luận văn tốt nghiệp chuyên ngành Luật.


    2.Mục đích nghiên cứu


    Xuất phát từ những quy định pháp lý hiện hành cùng với những vụ việc thực tiễn hiện đang xảy ra trong đời sống xã hội cũng như trên thế giới, người viết nghiên cứu những quy định pháp luật hiện hành nhằm làm sáng tỏ những vấn đề còn vướng mắc, đưa ra những kiến nghị bổ sung nhằm góp phần hoàn thiện hơn những quy định pháp lý hiện hành về quảng cáo so sánh.


    3.Phạm vi nghiên cứu


    Đe thực hiện mục đích nghiên cứu, bài viết tập trung vào những quy định pháp luật hiện hành của pháp luật Việt Nam về quảng cáo so sánh, một số quy định pháp luật của các nước trên thế giới và thực trạng hiện nay nhằm làm sáng tỏ những vấn đề pháp lý về quảng cáo so sánh.


    4. Phương pháp nghiên cứu


    Phương pháp phân tích luật viết được sử dụng để tìm hiểu những quy định của Pháp luật Việt Nam hiện hành. Phương pháp so sánh đối chiếu để đối chiếu với một số quy định của pháp luật nước ngoài có liên quan. Phương pháp liệt kê; trích dẫn từ những nguồn tài liệu của các tác giả trong và ngoài nước.

    5. Kết cấu đề tài


    - Phần mở đầu


    - Phần nội dung:


    + Chương 1: Khái quát chung về quảng cáo so sánh.


    + Chương 2: Những quy định của pháp luật về quảng cáo so sánh.


    + Chương 3: Thực trạng và những đề xuất nhằm hoàn thiện pháp luật điều chỉnh về hành vi quảng cáo so sánh hiện nay .


    - Kết luận.


    Để hoàn thành đề tài luận văn tốt nghiệp này, tôi xin cảm ơn gia đình, bạn bè đã động viên, giúp đỡ tôi trong quá trình hoàn thành đề tài này.


    Đặc biệt, tôi xin dành lời cám ơn trân trọng nhất đến cô Nguyễn Mai Hân


    - Bộ môn Luật kinh doanh thương mại - Khoa Luật - Đại học cần Thơ đã nhiệt tình hướng dẫn, đóng góp nhiều ý kiến quý báu nhằm sửa chữa những vấn đề còn thiếu sót giúp tôi hoàn thành tốt nhất luận văn tốt nghiệp này.


    Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng đây là đề tài nghiên cứu khoa học đầu tiên của một sinh viên luật nên không thể tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp của quý thầy cô và bạn bè./.
     

    Các file đính kèm:

    • 25-.pdf
      Kích thước:
      18.1 MB
      Xem:
      0
Đang tải...