Luận Văn Pháp luật về quản lý, sử dụng đất công ích

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài: Pháp luật về quản lý, sử dụng đất công ích

    LỜI NÓI ĐẦU 1


    1. Lý do chọn đề tài 1


    2. Mục đích nghiên cứu 2


    3. Phạm vi nghiên cứu 2


    4. Phương pháp nghiên cứu 2


    5. Bố cục đề tài .2


    CHƯƠNG 1: SƠ LƯỢC VỀ ĐẤT CÔNG ÍCH 4


    1.1. Đất công ích - ý nghĩa của quỹ đất công ích .4


    1.1.1. Khái niệm đất công ích 4


    1.1.2. Mục đích của đất công ích 6


    1.1.3. Ý nghĩa của đất công ích .7


    1.1.3.1. Ý nghĩa về mặt kinh tể của đất công ích .7


    1.1.3.2. Ý nghĩa về mặt xã hội của đất công ích 8


    1.1.3.3. Ý nghĩa về mặt chính trị của đất công ích 9


    1.2. Lược sử về đất công ích .10


    1.2.1. Sự xuất hiện của đất công ích 5% trước khỉ có Luật Đất đai 1987 10


    1.2.2. Đất công ích trong tiến trình hình thành và phát triển của Luật Đất đai 11


    1.3. Phân biệt đất công ích với các loại đất khác .12


    1.3.1. Phân biệt đất công ích và đất phi nông nghiệp .12


    1.3.1.1. Khái niệm đất phi nông nghiệp .12


    1.3.1.2. Phân biệt đất công ích và đất phi nông nghiệp 14


    1.3.2. Phân biệt đất công ích và đất công 15


    1.3.2.1. Khái niệm đất công .15


    1.3.2.2. Phăn biệt đất công và đất công ích .16


    CHƯƠNG 2: QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT cụ THẺ VỀ QUẢN LÝ, SỬ DỤNG ĐẤT


    CÔNG ÍCH 18


    2.1. Quy định pháp luật về tạo lập quỹ đất công ích .18


    2.1.1. Căn cứ thành lập quỹ đất công ích 18

    2.1.2. Thẩm quyền ra quyết định tạo lập quỹ đất công ích .19


    2.2. Quy định pháp luật trong quản lý đất công ích 20


    2.2.1. Thầm quyền quản lý đất công ích 20


    2.2.1.1. Thẩm quyền quản lý của cơ quan nhà nước cấp Trung ương đối với đất công ích 20


    2.2.1.2. Thẩm quyền quản lý của cơ quan nhà nước cấp địa phương đối với đất công ích 21


    2.2.2. Phương pháp quản lý đất công ích 22


    2.2.2.1. Quản lý đất công ích theo phương pháp chung của Luật Đất đai 22


    2.2.22. Quản lý đất công ích theo chính sách riêng của từng cấp xã .23


    2.2.2.3. Quản lý đất công ích bằng việc thu tài chính .24


    2.2.3. Thu hồi đất công ích .27


    2.2.3.1. Thẩm quyền thu hồi đất công ích 27


    2.2.3.2. Thủ tục thu hồi đất công ích 29


    2.2.3.3. Vấn đề đền bù khi thu hồi đất công ích .30


    2.3. Quy định về sử dụng đất công ích 32


    2.3.1. Quy định về đối tượng sử dụng đất công ích 33


    2.3.1.1. Đối tượng sử dụng đất công ích là ủy ban nhân dân cẩp xã .33


    2.3.1.2. Đổi tượng sử dụng đất công ích là hộ gia đình, cá nhân .34


    2.3.2. Quy định về hình thức sử dụng đất công ích .35


    2.3.2.1. Hình thức sử dụng quỹ đất công ích của ủy ban nhân dân 35


    2.3.2.2. Hình thức sử dụng đất công ích của hộ gia đình, cá nhân thông qua hợp đồng thuê 36


    2.3.3. Các quy định khác về sử dụng đất công ích 38


    2.3.3.1. Quy định về thời gian sử dụng đất công ích .38


    2.3.3.2. Quy định về diện tích đẩt công ích được sử dụng .39


    2.3.3.3. Quy định về giá đất khi hộ gia đinh, cá nhân thuê đất công ích 41


    2.3.4. Quyền và nghĩa vụ cửa chủ thể sử dụng đất công ích 42


    2.3.4.1. Quyền của chủ thể sử dụng đất công ích 42


    2.3.4.2. Nghĩa vụ của chủ thể sử dụng đất công ích 44

    CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ, SỬ DỤNG ĐẮT CÔNG ÍCH 48


    3.1. Thực trạng áp dụng pháp luật về quản lý, sử dụng đất công ích .48


    3.1.1. Tình hình thực tế về việc để lại, quản lý, sử dụng quỹ đất công ích theo pháp luật đất đai 48


    3.1.2. Thực trạng về quản lý, sử dụng đất công ích .53


    3.2. Những hạn chế - sai phạm trong quản lý, sử dụng đất công ích .56


    3.3. Nguyên nhân dẫn đến sai phạm trong quản lý, sử dụng đất công ích 58


    3.3.1. Nguyên nhân từ công tác quản lý đất công ích 58


    3.3.2. Nguyên nhân trong quá trình sử dụng đất công ích .59


    3.4. Giải pháp khắc phục và kiến nghị .60


    KẾT LUẬN .64


    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

    1. Lý do chọn đề tài


    Đất đai là một tài sản vô giá và quan trọng nhất của một quốc gia, về mặt lịch sử, văn hóa, kinh tế và cả chính trị, là cột mốc khẳng định ranh giới lãnh thổ của nước nhà. Ở Việt Nam, đất đai thuộc sở hữu toàn dân, trong đó Nhà nước là đại diện chủ sở hữu1, thay mặt toàn thể công dân quản lý bằng những quy tắc xử sự chung, nhằm bảo tồn gìn giữ và phát huy tốt các tiềm năng của đất.


    Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường, nhu cầu sử dụng đất ngày càng đa dạng và trở nên là vấn đề cấp thiết, cần có một cơ chế quản lý hiện đại, thích hợp và sử dụng tiết kiệm hơn nguồn nguyên liệu quý giá này. Tuy nhiên, với diện tích đất rộng khắp trên cả nước, với nhiều loại đất được phân chia khác nhau, thì đội ngũ quản lý, các cơ quan chức năng về đất đai hiện nay là chưa cân bằng, chưa đủ để làm tốt công tác kiểm tra, giám sát về khai thác và sử dụng đất. Bên cạnh đó, còn có nhiều nguyên nhân khác nữa tác động đến việc quản lý và sử dụng đất ở nước ta hiện nay, do đó mà pháp luật đất đai còn nhiều sơ hở, trong một số lĩnh vực, một số khâu, của hoạt động quản lý, sử dụng còn nhiều thiếu sót và hạn chế. Được coi là nguồn gốc chính làm phát sinh tình trạng các vụ khiếu nại về đất đai gia tăng nhanh như hiện nay.


    Đất công ích cũng là một vấn đề nằm trong số còn nhiều bất cập đó, là loại đất được hình thành, với sự tự chủ trong việc xin giao, tự chịu trách nhiệm quản lý và sử dụng đất công ích, của chính quyền địa phương. Diện tích đất để lại, chủ yếu nhằm giải quyết tốt việc cải tạo và chỉnh trang diện mạo nông thôn, làm cơ sở hạ tầng phát triển mọi mặt của địa phương. Bên cạnh những mục đích có lợi cho địa phương, cho đất nước như vậy, đất công ích trở thành một chính sách hữu ích và quan trọng của Nhà nước trong chủ trương bảo vệ quỹ đất nông nghiệp. Song với những ưu điểm đó, vẫn tồn tại một số điểm yếu, làm tiền đề cho hàng loạt các hành vi sai phạm phát sinh như: tình hình tham nhũng cộng thêm lãng phí gia tăng, tình trạng để lại không đúng diện tích, quản lý, sử dụng không đúng thẩm quyền, không đúng mục đích, . diễn ra ngày càng nhiều, có nơi không có đất công ích, trong khi nơi khác quỹ đất này được để lại và nhiều hơn hạn mức quy định, hơn nữa còn có tình trạng để trống không sử dụng, hoang hóa lãng phí đất đai. Những ưu điểm của đất công ích là không nhỏ, tuy nhiên nhược điểm cũng khá lớn, ảnh hưởng nhiều đến chính sách đất đai và tình hình phát triển chung của cả nước. Khi đi vào nghiên cứu về vấn đề này, sẽ thấy rõ hơn những ưu điểm, cũng như những thiếu sót trong quá trình quản lý, sử dụng đất đai nói chung và đất công ích nói riêng, của các chủ thể khi tham gia vào quan hệ Pháp luật đất đai, từ đó tìm ra hướng giải quyết để cân bằng giữa lợi ích và nhược điểm khi sử dụng đất công ích, dần đi đến loại bỏ những hạn chế, trong việc quản lý sử dụng đó phát huy triệt để các mặt tốt mà đất công ích đem lại theo đúng tiêu chí ban đầu của Nhà nước. Đó là lý do người viết chọn đề tài “pháp luật về quăn lý, sử dụng đất công ích” làm đề tài nghiên cứu luận văn tốt nghiệp của mình.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...