Luận Văn Pháp luật về quản lý nhà nuớc đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, thực tiễn áp dụng t

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Ác Niệm, 13/12/11.

  1. Ác Niệm

    Ác Niệm New Member

    Bài viết:
    3,584
    Được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    PHẦN MỞ ĐẦU

    1. Lý do chọn đề tài
    Quản lý Nhà nước đối với các loại hình doanh nghiệp là một nội dung quan trọng trong quá trình xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta hiện nay. Trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế tự do tiếp cận nhu cầu thị trường để lựa chọn và quyết định chiến lược kinh doanh của mình, bao gồm chiến lược tài chính, nhân sự kỹ thuật-công nghệ, liên doanh liên kết, tiêu thụ sản phẩm. Bằng các công cụ quản lý vĩ mô mà trước hết là công cụ pháp luật, Nhà nước tạo “hành lang” và điều tra phối hợp hoạt động nhằm khuyến khích cạnh tranh giữa các thành phần kinh tế. Mặt khác trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay thì Nhà nước giữ vai trò là người hướng dẫn các doanh nghiệp vào thị trường thế giới vừa đảm bảo các bên cùng có lợi, vừa giữ vững độc lập chủ quyền quốc gia.
    Từ năm 1988 khi Luật đầu tư nước ngoài có hiệu lực, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã chính thức có mặt tại Việt Nam. Qua hơn 20 năm vận động và phát triển đến nay, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đã khẳng định được vị trí của mình trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta. Khu vực kinh tế này đã có những đóng góp quan trọng cho tăng trưởng GDP, cho đầu tư phát triển xã hội, cho kim ngạch xuất khẩu và tổng giá trị sản xuất công nghiệp.
    Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nuớc ngoài luôn có chỉ số phát triển cao hơn chỉ số phát triển của các thành phần kinh tế khác và cao hơn chỉ số phát triển chung của cả nước. Tỷ trọng của khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài trong tổng sản phẩm của cả nước cũng có xu hướng tăng lên tương đối ổn định (tăng trung bình 1,5%/ năm) khu vực này còn tạo ra hơn 25% giá trị sản xuất của toàn ngành công nghiệp. Số lao động làm việc trong các bộ phận có liên quan đến hoạt động của các dự án có vốn đầu tư nuớc ngoài bằng 39-40% tổng số lao động bình quân hàng năm trong khu vực Nhà nước. Từ đó có thể thấy các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã trở thành một bộ phận quan trọng trong nền kinh tế quốc dân.
    Tình hình kinh tế thời gian qua đã trải qua nhiều biến động. Điều đó đã tác động không nhỏ đến nền kinh tế nuớc ta. Trong khi đó chính sách pháp luật tại Việt Nam mới ở mức “tháo gỡ”. Còn nhiều quy định cản trở đầu tư cần gỡ bỏ. Không nói đến việc các luật, nghị định bị “treo”, mà tư duy quản lý kinh tế ở Việt Nam nói chung và Thừa Thiên-Huế nói riêng cũng còn nhiều điểm đáng lo nghĩ. Đây chính là một trong những nguyên nhân hạn chế sự phát triển của kinh tế nước ta.

    Vì các lý do trên, chúng tôi đã chọn đề tài: “Pháp luật về quản lý nhà nuớc đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, thực tiễn áp dụng tại Thừa Thiên-Huế” nghiên cứu đề tài này sẽ tìm ra được những giải pháp nhằm nâng cao hiệu lực quản lý nhà nuớc đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Đánh giá thực trạng hoạt động quản lý Nhà nước đối với khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tiến tới hoàn thiện một số điều của Luật đầu tư, xây dựng Luật doanh nghiệp thống nhất góp phần khắc phục những khó khăn trong quản lý Nhà nước đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam cũng như tại Thừa Thiên-Huế trong thời gian tới.

    Trang
    PHẦN MỞ ĐẦU 1
    1. Lý do chọn đề tài 1
    2. Mục đích nghiên cứu đề tài. 2
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. 3
    4. Phương pháp nghiên cứu. 3
    5. Bố cục đề tài. 3
    PHẦN NỘI DUNG 4
    Chương 1. NHỮNG QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM 4
    1.1. Khái niệm và vai trò quản lý của Nhà nước. 4
    1.1.1. Khái niệm quản lý Nhà nước đối với doanh nghiệp. 4
    1.1.2. Vai trò quản lý Nhà nước đối với hoạt động kinh tế nói chung và đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nói riêng. 5
    1.2. pháp luật về quản lý Nhà nước đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài 9
    1.2.1. Về ban hành và tổ chức các văn bản quy phạm pháp luật về doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài 10
    1.2.2. Về việc xây dựng và ban hành cơ chế chính sách kinh tế nhằm phát triển các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài 17
    1.2.3. Quy định về thanh tra kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm của cơ quan quản lý Nhà nước đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài 27
    Chương 2. THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI TẠI THỪA THIÊN-HUẾ. GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ 29
    2.1. Tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Thừa Thiên-Huế 29
    2.1.1. Điều kiện tự nhiên: 29
    2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội 30
    2.2. Thực tiễn áp dụng pháp luật quản lý Nhà nước đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Thừa Thiên - Huế 31
    2.2.1. Tình hình quản lý 31
    2.2.2. Những vướng mắc hạn chế trong quá trình áp dụng pháp luật về quản lý Nhà nước đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. 41
    2.2.3. Nguyên nhân của những vướng mắc hạn chế 50
    2.3. Một số giải pháp kiến nghị, hoàn thiện pháp luật nhằm nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài 53
    2.3.1. Hoàn thiện pháp luật: 53
    2.3.2. Kiến nghị 57
    PHẦN KẾT LUẬN 63
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...