Tài liệu Pháp luật về quản lý chất thải; phòng ngừa và ứng phó sự cố mt; khắc phục ô nhiễm và phục hồi mt

Thảo luận trong 'Địa Chất' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1. Quản lý chất thải
    1.1. Khái niệm
    · Khái niệm chất thải (khoản 10, Điều 3 của LBVMT).
    § Định nghĩa
    Chất thải là vật chất ở thể rắn, lỏng, khí được thải ra từ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc hoạt động khác.
    Phân biệt chất thải và chất gây ô nhiễm
    Chất gây ô nhiễm là chất hoặc yếu tố vật lý khi xuất hiện trong môi trường thì làm cho môi trường bị ô nhiễm (theo khoản 9 Điều 3 LBVMT 2005). Ví dụ: tiếng ồn, khí thải từ cục nóng của máy lạnh.
    Chất thải là chất có thể gây ô nhiễm cũng có thể không gây ô nhiễm môi trường. Do đó, chất thải có nội hàm rộng hơn chất gây ô nhiễm.
    Chất thải có thể được nhận biết dưới các dạng sau đây:
    § Phân loại:
    ü Căn cứ vào dạng tồn tại của chất thải:
    o Chất thải rắn: là chất thải ở thể rắn, được thải ra từ quá trình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc các hoạt động khác. Chất thải rắn bao gồm chất thải rắn thông thường và chất thải rắn nguy hại.
    (Chất thải rắn phát thải trong sinh hoạt cá nhân, hộ gia đình, nơi công cộng được gọi chung là chất thải rắn sinh hoạt. Chất thải rắn phát thải từ hoạt động sản xuất công nghiệp, làng nghề, kinh doanh, dịch vụ hoặc các hoạt động khác được gọi chung là chất thải rắn công nghiệp) (Nghị định 59/2007/NĐ-CP ngày 09/4/2007).
    o Chất thải lỏng: các loại nước thải trong quá trình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc hoạt động khác, có chứa chất gây ô nhiễm hoặc không, có thể rất độc hại cho sức khỏe con người và môi trường.
    Theo Nghị định 88/2007/NĐ-CP ngày 28/5/2007 thì nước thải là nước đã bị thay đổi đặc điểm, tính chất do sử dụng hoặc do các hoạt động của con người xả vào hệ thống thoát nước hoặc ra môi trường.
    o Chất thải khí: các loại khí thải trong quá trình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc hoạt động khác như CO, SO[SUB]2[/SUB], NH[SUB]3[/SUB], H[SUB]2[/SUB]S, HC, chì, đồng,
    ü Căn cứ vào nguồn sản sinh chất thải:
    o Chất thải sinh họat.
    Ví dụ: bao bì, phế phẩm, phân, nước tiểu, nước thải, giấy, . từ sinh hoạt hàng ngày
    o Chất thải công nghiệp.
    Ví dụ: các chất thải bỏ trong quá trình sản xuất, dịch vụ, trong lĩnh vực công nghiệp, nước thải ra từ các nhà máy, khu công nghiệp, khu chế xuất như: chất nhuộm, chất tẩy rửa, xỉ đồng, hóa chất độc hại .
    o Chất thải nông nghiệp.
    Ví dụ: các chất thải bỏ trong quá trình sản xuất, dịch vụ, trong lĩnh vực nông nghiệp như vỏ bao bì và dư lượng thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, phân bón
    o Chất thải của các hoạt động khác.
    Ví dụ: chất thải từ hoạt động y tế như bơm - kim tiêm, nội tạng, hóa chất sát trùng diệt khuẩn, hóa chất phòng thí nghiệm,
    ü Căn cứ vào tính chất nguy hại của chất thải:
    o Chất thải thông thường là chất thải ít gây ô nhiễm môi trường
    o Chất thải nguy hại (khoản 11, Điều 3 của LBVMT và danh mục chất thải nguy hại ban hành kèm theo QĐ 23/2006/QĐ-BTNMT).
    Chất thải nguy hại là chất thải chứa yếu tố độc hại, phóng xạ, dễ cháy, dễ nổ, dễ ăn mòn, dễ lây nhiễm, gây ngộ độc hoặc đặc tính nguy hại khác. Chất thải nguy hại mang nhiều nhân tố cũng như chất gây ô nhiễm môi trường.

    Chất thải là nguồn chính gây ô nhiễm, do đó, quản lý chất thải là một trong những hình thức quan trọng nhất để kiểm soát ô nhiễm.
    · Khái niệm quản lý chất thải (Khoản 12, Điều 3 của LBVMT).
    § Định nghĩa:
    Quản lý chất thải là hoạt động phân loại, thu gom, vận chuyển, giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế, xử lý, tiêu hủy, thải loại chất thải.
    § Đặc điểm.
    * Cơ quan có thẩm quyền chung:
    - Chính phủ có trách nhiệm tổ chức, thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường; thi hành chính sách bảo vệ, cải tạo và tái sinh các nguồn tài nguyên thiên nhiên; thống nhất quản lý về bảo vệ môi trường trong phạm vi cả nước.
    - Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm trong quản lý chất thải như sau:
    ü Lập quy hoạch, bố trí mặt bằng cho việc tập kết chất thải rắn sinh hoạt, xây dựng hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt tập trung, khu chôn lấp chất thải.
    ü Đầu tư, xây dựng, vận hành các công trình công cộng phục vụ quản lý chất thải thuộc phạm vi quản lý của mình.
    ü Kiểm tra, giám định các công trình quản lý chất thải của tổ chức, cá nhân trước khi đưa vào sử dụng.
    ü Ban hành và thực hiện chính sách ưu đãi, hỗ trợ cho hoạt động quản lý chất thải theo quy định của pháp luật.
    * Cơ quan có thẩm quyền chuyên môn:
    - Bộ TN&MT, Bộ TN&MT phối hợp Bộ Xây dựng
    - Sở TN&MT, Sở Xây dựng, Sở GTCC thực hiện thẩm quyền quản lý theo chuyên môn, đồng thời phối hợp thho61ng nhất quản lý chất thải.

    1.2. Nội dung
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...