Tài liệu Pháp luật về quan hệ tài sản giữa vợ và chồng

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    PHÁP LUẬT VỀ QUAN HỆ TÀI SẢN GIỮA VỢ VÀ CHỒNG


    ******


    Ảnh hưởng của hôn nhân đối với tình trạng tài sản của cá nhân. Trước khi
    kết hôn và sau khi hôn nhân chấm dứt, vợ, chồng là những người độc thân. Người độc
    thân có tài sản riêng, còn gọi là tài sản cá nhân. Dù có thểđối với những tài sản nhất
    định, người độc thân chỉ có quyền sở hữu chung theo phần cùng với người khác, thì
    phần quyền sở hữu của người độc thân trong tài sản chung ấy vẫn là của riêng người
    này và người này có riêng quyền sử dụng phần quyền ấy, quyền hưởng hoa lợi phát
    sinh từđó, cũng như quyền định đoạt phần quyền đó trong khuôn khổ chếđộ pháp lý
    về sở hữu chung theo phần. Trong chừng mực đó, ta nói rằng tất cả các tài sản mà
    quyền sở hữu được xác lập cho người độc thân thông qua các giao dịch chuyển
    nhượng hữu hiệu hoặc bằng các phương thức trực tiếp, nghĩa là theo luật chung về tài
    sản, đều thuộc về người này một cách độc quyền. Có tài sản riêng, người độc thân tự
    mình chịu trách nhiệm thực hiện các nghĩa vụ tài sản do mình xác lập theo quy định
    1
    của pháp luật bằng toàn bộ tài sản riêng của mình và không thể trông cậy vào ai khác .
    Người thứ ba khi giao dịch với người độc thân, cũng chỉ biết có người này như là
    người duy nhất có quyền hoặc có nghĩa vụ trong quan hệ với mình.


    Trong thời kỳ hôn nhân, vợ chồng ràng buộc lẫn nhau bởi nhiều bổn phận, trong
    đó có những bổn phận có ảnh hưởng nhất định đối với quyền hạn của vợ, chồng trong
    việc xác lập các giao dịch liên quan đến tài sản, thậm chí có những bổn phận có tác
    dụng đặt cơ sở cho việc xác định tính chất chung hay riêng của một tài sản do vợ hoặc
    chồng tạo ra. Suy cho cùng, tất cả các tài sản của vợ, chồng, dù là của riêng mỗi người
    hay của chung hai người, đều phải được khai thác, sử dụng trước hết nhằm bảo đảm sự
    duy trì và phát triển của gia đình, sau đó mới phục vụ cho cá nhân chủ sở hữu. Nhân
    danh lợi ích của gia đình, vợ hoặc chồng có thể tự mình xác lập, thực hiện các giao
    dịch trên tài sản chung và, trong một số trường hợp, nghĩa vụ phát sinh từ các giao
    dịch ấy có thể ràng buộc cả vợ và chồng một cách liên đới, nghĩa là khiến cho chồng
    hoặc vợ, dù không trực tiếp đứng ra giao dịch, phải có trách nhiệm cùng với vợ hoặc
    chồng thực hiện nghĩa vụ bằng tài sản chung, thậm chí bằng tài sản riêng của mình.


    1 Ngay nếu nhưđược bảo lãnh để thực hiện một nghĩa vụ nào đó của mình, cá nhân người được bảo lãnh cũng


    không chia sẻđược nghĩa vụ của mình với người khác, bởi, người bảo lãnh, sau khi thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh,
    có quyền yêu cầu người được bảo lãnh thực hiện đúng nghĩa vụđó đối với mình. Có thể xem Bảo đảm thực hiện
    nghĩa vụ, nxb Trẻ, 1999. I. Khái niệm quan hệ tài sản giữa vợ và chồng


    Khái niệm chung. Quan hệ tài sản giữa vợ và chồng là một loại quan hệđặc biệt
    ràng buộc hai người, vốn đã gắn bó với nhau do hiệu lực của hôn nhân, nghĩa là có
    đăng ký kết hôn, liên quan đến tài sản, nói chung là đến các lợi ích vật chất có giá trị
    tiền tệ. Trong khung cảnh của luật thực định Việt Nam, sự tồn tại của quan hệ tài sản
    giữa vợ và chồng lệ thuộc vào sự tồn tại của quan hệ hôn nhân. Quan hệ tài sản của vợ
    chồng không tồn tại giữa hai người chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng
    ký kết hôn2. Quan hệ tài sản giữa vợ chồng bị thủ tiêu, trong trường hợp hai người


    chung sống với nhau có đăng ký kết hôn, nhưng sau đó hôn nhân bị hủy theo một bản
    án hoặc quyết định của Toà án. Quan hệ tài sản giữa vợ chồng chấm dứt, trong trường
    hợp hai người chung sống với nhau có đăng ký kết hôn, nhưng sau đó hôn nhân chấm
    dứt do ly hôn hoặc do có một người chết.


    II. Luật về quan hệ tài sản giữa vợ chồng


    Luật gia đình và luật dân sự. Trong điều kiện các quan hệ tài sản giữa vợ và
    chồng được thừa nhận về mặt pháp lý, ta nói rằng luật về quan hệ tài sản giữa vợ
    chồng là tập hợp các quy tắc về thành phần cấu tạo của các khối tài sản mà vợ, chồng
    hoặc cả hai có quyền sở hữu; về các quyền của vợ, chồng đối với các khối tài sản đó
    và về những nghĩa vụ tài sản đối với người thứ ba mà vợ hoặc chồng hoặc cả hai có
    trách nhiệm thực hiện. Trong chừng mực nào đó, có thể nói rằng luật về quan hệ tài
    sản giữa vợ chồng là sự pha trộn (đúng hơn, là sự kết hợp) giữa luật gia đình và luật
    dân sự. Dựa vào luật dân sự, luật về quan hệ tài sản của vợ chồng xây dựng các quy
    tắc liên quan đến thành phần cấu tạo các khối tài sản, đến quyền của vợ chồng đối với
    các khối tài sản đó, cũng nhưđến các nghĩa vụ tài sản của vợ chồng đối với người thứ
    ba hoặc đối với nhau. Dựa vào luật gia đình, luật về quan hệ tài sản xây dựng các quy
    tắc mang tính đặc thù liên quan đến nghĩa vụ và bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bằng tài
    sản, cũng nhưđến việc xác lập quyền sở hữu đối với một số tài sản nhất định, áp dụng
    trong điều kiện người có tài sản, người có nghĩa vụ, là người có vợ (chồng).


    Quyền của vợ chồng đối tài sản được quan tâm trong thời kỳ hôn nhân, trong khi
    vấn đề thành phần cấu tạo của các khối tài sản hầu như chỉđược đặt ra một khi hôn
    nhân chấm dứt và cần phải thanh toán các mối quan hệ tài sản giữa vợ và chồng. Việc
    thực hiện nghĩa vụ tài sản, về phần mình, là việc tồn tại chừng nào quan hệ nghĩa vụ và
    chủ thể quan hệ nghĩa vụ còn tồn tại, bất kể hôn nhân đang được duy trì hay đã chấm
    dứt; nhưng thể thức thực hiện nghĩa vụ có thể không như nhau trong một số trường
    hợp đặc thù, tuỳ theo nghĩa vụđược thực hiện trước hay sau khi hôn nhân chấm dứt.


    Hai mô hình. Chếđộ tài sản của vợ chồng thường được xây dựng trong các hệ
    thống luật theo một trong hai mô hình tiêu biểu:


    - Mô hình quan hệ tài sản chung: Với mô hình này, vợ và chồng cùng tham gia
    vào việc tạo lập, duy trì và phát triển một khối tài sản mà họ có quyền sở hữu chung.
    Trong thời kỳ hôn nhân, sở hữu chung mang tính hợp nhất: phần quyền của vợ chồng
    đối với tài sản chung không được xác định; sau khi hôn nhân chấm dứt, sở hữu chung
    mang tính chất theo phần và việc thanh toán tài sản chung được thực hiện dựa vào
    công sức đóng góp của mỗi người vào việc duy trì và phát triển khối tài sản đó. Mô


    2 Trừ trường hợp tình trạng chung sống như vợ chồng thoả mãn các điều kiện do pháp luật quy định đểđược


    đồng hoá với tình trạng hôn nhân hợp pháp: xem Gia đình, nxb Trẻ, 2002, số 99 và kế tiếp.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...