Luận Văn Pháp luật về quan hệ kết hôn có yếu tố nước ngoài

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài: Pháp luật về quan hệ kết hôn có yếu tố nước ngoài

    LỜI NÓI ĐẦU 3


    1. Lí do chọn đề tài 5


    2. Phạm vi nghiên cứu .6


    3. Mục đích nghiên cứu .6


    4. Phương pháp nghiên cứu 6


    5. Bố cục của đề tài 7


    CHƯƠNG 1. LÍ LUẬN CHUNG VỀ KẾT HÔN CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI 8
    1.1. Kết hôn cố yếu tố nước ngoài và pháp luật điều chỉnh kết hôn có yếu tế nước ngoài


    8


    1.1.1. Kết hôn có yếu tố nước ngoài 8


    1.1.1.1. Khái niệm kết hôn .8


    1.1.1.2. Khái niệm kết hôn có yếu tố nước ngoài .8


    1.1.2. Pháp luật điều chỉnh kết hôn có yếu tố nước ngoài 9


    1.2. Lịch sử phát triển của pháp luật điều chỉnh quan hệ kết hôn có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam 10


    1.2.1. Giai đoạn trước Cách mạng Tháng Tám năm 1945 10


    1.2.2. Giai đoạn năm 1946 đến năm 1959 11


    1.2.3. Giai đoạn năm 1959 đến năm 1986 13


    1.2.4. Giai đoạn năm 1986 đến năm 2000 14


    1.2.5. Giai đoạn từ năm 2000 đến nay 15


    1.3. Đối tượng điều chỉnh của pháp luật về quan hệ kết hôn có yếu tố nước ngoài 16


    1.3.1. Yếu tố chủ thể .16


    1.3.2. Yếu tố khách thể 18


    1.3.3. Yếu tố sự kiện pháp lý .19


    1.4. Phương pháp điều chỉnh 19


    1.4.1. Phương pháp xung đột .20


    1.4.2. Phương pháp thực chất 21


    1.5. Các nguyên tắc chung điều chỉnh quan hệ kết hôn có yếu tố nước ngoài 22


    1.5.1. Nguyên tắc tôn trọng và bảo vệ quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài 22


    1.5.2. Nguyên tắc bảo hộ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên tham gia quan hệ kết hôn có yếu tố nước ngoài .23


    1.5.3. Nguyên tắc áp dụng pháp luật nước ngoài 25


    1.5.4. Nguyên tắc áp dụng pháp luật Việt Nam 26


    1.6. Các nguyên tắc chuyên biệt 26


    1.6.1. Nguyên tắc luật quốc tịch .27


    1.6.2. Nguyên tắc luật nơi cư trú 27


    1.6.3. Nguyên tắc luật nơi thực hiện hành vi 28


    1.7. Nguồn luật điều chỉnh 29


    1.7.1. Pháp luật quốc gia .29


    1.7.2. Điều ước quốc tế . ; . 30


    CHƯƠNG 2. NHỮNG QUI ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ KẾT HÔN CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI 32


    2.1. Kết hôn có yếu tố nước ngoài theo pháp luật Việt Nam 32


    2.1.1. Thẩm quyền giải quyết việc kết hôn .32


    2.1.2. Pháp luật điều chỉnh việc kết hôn .33


    2.1.2.1. về điều kiện kết hôn .33


    2.1.2.2. về nghi thức kết hôn .38


    2.1.2.3. về thủ tục kết hôn có yếu tố nước ngoài 40

    2.2. Kết hôn có yếu tố nước ngoài theo điều ước quốc tế mà Việt Nam kí Kết hoặc tham gia .44


    2.2.1. Thẩm quyền giải quyết việc Kết hôn .44


    2.2.2. Pháp luật điều chỉnh việc Kết hôn .44


    2.2.2.1. về điều kiện Kết hôn .45


    2.2.22. về nghi thức Kết hôn 45


    CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC NHỮNG TỒN TẠI TRONG KẾT HÔN CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI 47


    3.1. Thực trạng về Kết hôn có yếu tố nước ngoài 47


    3.1.1. Tác động của Kết hôn có yếu tố nước ngoài 47


    3.1.2. Các yếu tố tác động đến việc Kết hôn có yếu tố nước ngoài 48


    3.1.2.1 .Kết hôn vì tình yêu chân chính .48


    3.1.2.2.Kết hôn vì mục đích kinh tế .49


    3.1.2.3. Kết hôn theo phong trào 49


    3.1.2.4. Kết hôn do môi giới bất hợp pháp .50


    3.1.2.5. Kết hôn vì những nguyên nhân khác .50


    3.1.3. Các tồn tại xung quanh Kết hôn có yếu tố nước ngoài .51


    3.1.3.1. Tồn tại về mặt chủ thể .51


    3.1.3.2. Tồn tại về mặt rào cản ngôn ngữ .52


    3.1.3.3. Tồn tại trong việc bảo vệ quyền lợi của người phụ nữ Việt Nam sau khi Kết hôn 53


    3.1.3.4. Tồn tại về các qui định của pháp luật 54


    3.1.4. Những hệ lụy phát sinh 56


    3.2. Giải pháp khắc phục những hạn chế trong kết hôn có yếu tố nước ngoài .57


    3.2.1. Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục 57


    3.2.2. Tăng cường công tác đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho người lao động 61


    3.3. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện các qui đinh về Kết hôn có yếu tố nước ngoài 60


    Kết LUẬN .62


    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 64

    LỜI NÓI ĐẦU


    1. Lí do chọn đề tài


    Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, hôn nhân giữa công dân Việt Nam thuộc các dân tộc, các tôn giáo, giữa người theo tôn giáo và người không theo tôn giáo, giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ. Quan hệ hôn nhân được xây dựng trên nguyên tắc tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng.


    Ngày nay, cùng với sự hội nhập, hợp tác quốc tế, việc Kết hôn cũng đã vượt ra khỏi phạm vi lãnh thổ quốc gia, vượt ra khỏi phạm vi quốc tịch. Quan hệ hôn nhân giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài, với người Việt Nam định cư ở nước ngoài ngày càng phổ biến và gia tăng về số lượng. Theo thống kê chưa đầy đủ, hàng năm có rất nhiều trường hợp công dân Việt Nam Kết hôn vói người nước ngoài và người Việt Nam định cư ở nước ngoài.


    về mặt quản lí, Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản qui phạm pháp luật nhằm điều chỉnh và đáp ứng nhu cầu Kết hôn có yếu tố nước ngoài như: Luật hôn nhân và gia đình năm 1986, Pháp lệnh hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài năm 1993, Nghị định 184/CP ngày 30 tháng 11 năm 1994 của Chính phủ qui định về thủ tục Kết hôn, nhận con ngoài giá thú, nuôi con nuôi, nhận đỡ đầu công dân Việt Nam với người nước ngoài. Tiếp đến là ngày 09 tháng 6 năm 2000, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã thông qua Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 thay thế Luật hôn nhân và gia đình năm 1986; Chính phủ ban hành Nghị định số 68/2002/NĐ-CP và Nghị định số 69/2006/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 68/2002/NĐ-CP ngày 10/7/2002 qui định chi tiết về quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài . Các văn bản trên đây ngày càng góp phần hoàn thiện những qui định của pháp luật trong việc điều chỉnh các quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài, đáp ứng được nhu cầu phát triển của xã hội và tạo điều kiện cho mọi công dân thực hiện quyền tự do Kết hôn. Tuy nhiên, hệ thống pháp luật hiện hành vẫn còn tồn tại những thiếu sót bất cập trong quá trình áp dụng. Từ đó cho thấy, việc không ngừng hoàn thiện hệ thống pháp luật nói chung và pháp luật về Kết hôn có yếu tố nước ngoài nói riêng luôn là nhiệm vụ thường xuyên ở nước ta.


    Quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài, trên thực tế, đã mang lại nhiều giá trị và ý nghĩa tích cực trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, vãn hóa, xã hội, góp phần tạo nên sự giao lưu hội nhập toàn diện trong đời sống quốc tế. Với những giá trị tích cực như vậy, quan hệ Kết hôn có yếu tố nước ngoài là một quan hệ bình thường rất được hoan nghênh từ phía nhà nước và xã hội. Tuy nhiên, Kết hôn có yếu tố nước ngoài cũng đã bộc lộ nhiều hạn chế, tiêu cực trong xã hội. Kết hôn có yếu tố nước ngoài đã có lúc, có nơi trở thành phong trào, trở thành đối tượng kinh doanh, người phụ nữ trở thành hàng hóa của cuộc mua bán. Những thành phần mà xã hội gọi là “cò mồi” đã thừa cơ hội thực hiện hành vi môi giới, lừa đảo, làm mất trật tự xã hội. Nhiều trường hợp Kết hôn rõ ràng là vi phạm đạo đức, trái với truyền thống tốt đẹp của dân tộc; không nhằm mục đích xây dựng gia đình ấm no, bình đẳng, tiến bộ, hanh phúc và bền vững. Thậm chí, có nhiều trường hợp, phẩm giá và nhân cách của người phụ nữ Việt Nam bị xâm phạm nghiêm trọng. Tuy những trường hợp đó không phải là phổ biến nhưng đã tạo ra sự phẫn nộ trong dư luận xã hội, xúc phạm lòng tự tôn dân tộc của người Việt Nam. Thực trạng đó tồn tại và phát triển theo chiều hướng phức tạp, ảnh hưởng trực tiếp đến đường lối, chủ trương, chính sách đối nội và đối ngoại của Nhà nước.

    Có thể nói, tình hình công dân Việt Nam Kết hôn với người nước ngoài, đặc biệt là phụ nữ Việt Nam Kết hôn với công dân Đài Loan, Hàn Quốc đang được dư luận xã hội hết sức quan tâm, có nhiều ý kiến, quan điểm khác nhau khi đánh giá thực trạng này, trong sự tác động về mặt xã hội, về khía cạnh pháp lí và đạo đức. Chính điều này đã đặt ra cho pháp luật và xã hội nhiều vấn đề cần quan tâm giải quyết. Đó là, làm thế nào để vừa đảm bảo quyền tự do Kết hôn của công dân, đảm bảo quan hệ đối ngoại vói các quốc gia trên thế giới không bị ảnh hưởng xấu; đồng thời đảm bảo trật tự xã hội trong nước, hạn chế và ngăn chặn những biểu hiện tiêu cực trong Kết hôn có yếu tố nước ngoài.


    Vì những lí do trên, người viết chọn đề tài “Pháp luật về quan hệ Kết hôn có yếu tố nước ngoài” làm luận văn tốt nghiệp của mình. Đe tài này sẽ đề cập đến tình trạng Kết hôn có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam hiện nay. Trên cơ sở những thực trạng nghiên cứu được, đề tài sẽ đưa ra một số giải pháp và kiến nghị nhằm đóng góp cho các qui định hiện hành. Thông qua đề tài này, người đọc sẽ nhìn nhận vấn đề Kết hôn có yếu tố nước ngoài một cách bao quát.


    2. Phạm vi nghiên cứu


    Trong phạm vi luận văn này, bên canh việc tập trung nghiên cứu những vấn đề lí luận chung về Kết hôn có yếu tố nước ngoài, người viết còn phân tiến hành phân tích những qui định của pháp luật Việt Nam hiện hành và những qui định của các điều ước quốc tế là những Hiệp định tương trợ tư pháp điều chỉnh quan hệ Kết hôn có yếu tố nước ngoài làm cơ sở pháp lí cho đề tài nghiên cứu. Đồng thời, trong quá trình thực hiện đề tài, người viết còn tìm hiểu và phân tích những vấn đề mang tính thực tiễn xung quanh vấn đề Kết hôn có yếu tố nước ngoài.


    3. Mục đích nghiên cứu


    Hiện là sinh viên năm cuối, sắp rời giảng đường đại học, người viết mong muốn mình có thể hiểu kĩ hơn về Kết hôn có yếu tố nước ngoài. Đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay, xu hướng giao lưu dân sự quốc tế đã trở nên phổ biến hơn bao giờ hết.


    Vì vậy, mục tiêu nghiên cứu của người viết là nhằm giúp chúng ta có thể hiểu rõ hơn những qui định của pháp Việt Nam và điều ước quốc tế về Kết hôn có yếu tố nước ngoài trên các phương diện: áp dụng pháp luật, phân định thẩm quyền giải quyết các vấn đề liên quan đến điều kiện Kết hôn, trình tự thủ tục tiến hành đăng kí Kết hôn . Bên cạnh đó, người viết có thể đề xuất phương hướng hoàn thiện pháp luật trong lĩnh vực này.


    4. Phương pháp nghiên cứu


    Trong quá trình thực hiện đề tài, người viết đã sử dụng những phương pháp nghiên cứu sau:


    + Phương pháp phân tích luật viết: phân tích những qui định của pháp luật hiện hành điều chỉnh việc Kết hôn có yếu tố nước ngoài, sau đó đánh giá, tổng hợp Kết hợp với hệ thống hóa các cơ sở lí luận để có thể nhìn nhận một cách đầy đủ diễn biến của quan hệ pháp luật Kết hôn có yếu tố nước ngoài.


    + Phương pháp so sánh, đối chiếu: đối chiếu lí luận với thực tiễn, qua đó đúc Kết từ thực tiễn tinh thần chung theo luật và đề ra phương hướng khắc phục những vướng mắc còn tồn tại trong quá trình thi hành pháp luật.


    + Ngoài ra, khi tiến hành thực hiện luận văn, người viết đã tiến hành thu thập một số thông tin trên internet, báo chí, sách, giáo trình của một số trường đại học có liên quan đến vấn đề Kết hôn có yếu tố nước ngoài. Vì vậy, để cho việc nghiên cứu một cách nhanh chóng, chính xác, hiệu quả, người viết còn sử dụng một số phương pháp khác như: phương pháp phân tích, tổng hợp, phương pháp liệt kê, phương pháp diễn dịch, phương pháp qui nạp .


    5. Bố cục của đề tài


    Đe tài được sắp xếp thành 3 chương. Nội dung chính của các chương được bố trí như sau:


    + Chương 1. Lí luận chung về Kết hôn có yếu tố nước ngoài.


    + Chương 2. Những qui định của pháp luật về Kết hôn có yếu tố nước ngoài


    + Chương 3. Thực trạng và giải pháp khắc phục những tồn tại trong Kết hôn có yếu tố nước ngoài.


    Thực trạng và giải pháp khắc phục những tồn tại của Kết hôn có yếu tố nước ngoài là một đề tài rộng và phức tạp. Với vốn kiến thức hạn hẹp, nhất là chưa từng trãi nghiệm thực tế nên chắn chắc người viết sẽ không tránh khỏi những thiếu sót, khuyết điếm. Vì vậy người viết kính mong nhận được từ quí thầy cô, nhà chuyên môn, cùng tất cả những người quan tâm đế vấn đề Kết hôn có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam những ý kiến đóng góp, cũng như những lời phê bình, nhận xét để vấn đề này được nhìn nhận toàn diện hơn.
     

    Các file đính kèm:

    • 59-.pdf
      Kích thước:
      27.7 MB
      Xem:
      0
Đang tải...