Luận Văn Pháp luật về quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài: Pháp luật về quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài

    MỤC LỤC


    LỜI NÓI ĐẦU


    1. Tính cấp thiết của đề tài .1


    2. Phạm vi nghiên cứu 2


    3. Mục đích nghiên cứu 2


    4. Phương pháp nghiên cứu .2


    5. Kết cấu luân văn 3


    CHƯƠNG 1 4


    NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUAN HỆ DÂN SỰ CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI 4


    1.1 Khái niệm về quan hệ dân sự và quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài .4


    1.1.1 Khái niệm quan hệ dân sự 4


    1.1.2 Khái niệm quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài .5


    1.2 Nguồn luật điều chỉnh quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài 5


    1.2.1 Pháp luật quốc gia 6


    1.2.2 Điều ước quốc tế 6


    1.3 Các nguyên giải quyết xung đột trong quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài 7


    1.3.1 Nguyên tắc luật nhân thân 7


    1.3.1.1 Nguyên tắc luật quốc tịch .7


    1.3.1.2 Nguyên tắc luật nơi cư trú 8


    1.3.2 Nguyên tắc luật quốc tịch của pháp nhân 8


    1.3.3 Nguyền tắc luật nơi có vật .9


    1.3.4 Nguyên tắc nơi thực hiện hành vi 9


    1.3.4.1 Nguyên tắc luật nơi ký kết hợp đồng .9


    1.3.4.2 Nguyên tắc luật nơi thực hiện hợp đồng 10


    1.3.4.3 Nguyên tắc luật nơi vi phạm pháp luật 10


    1.3.5 Nguyên tắc luật của người ký hợp đồng tự chọn .11


    1.4 Đối tượng điều chỉnh và Phương pháp điều chỉnh quan hệ dân sự có


    yếu tố nước ngoài 11


    1.4.1 Đối tượng điều chỉnh quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài 11


    1.4.2 Phương pháp điều chỉnh quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài 12


    1.4.2.1 Phương pháp thực chất .12


    1.4.2.2 Phương pháp xung đột 13

    1.5 Ý nghĩa của việc xác định quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài 14


    1.5.1 Xác định thẩm quyền xét xử và luật áp dụng 14


    1.5.2 Đảm bảo quyền lợi cho các chủ thể tham gia 14


    1.5.3 Tao ra những cơ sở pháp lý quan trọng cho các cơ quan nhà nước giải quyết các vấn đề phát sinh 15


    1.5.4 Thúc đẩy quá trình hội nhập với nền kinh tế thế giới 15


    CHƯƠNG 2 . 17


    PHÁP LUẬT VỀ QUAN HỆ DÂN SỰ CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI 17


    2.1 Thừa kế có yếu tố nước ngoài .17


    2.1.1 Thừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài .17


    2.1.1.1 Năng lực lập di chúc 17


    2.1.1.2 Hình thức di chúc .19


    2.1.1.3 Nội dung di chúc 22


    2.1.1.4 Hiệu lực của di chúc .22


    2.1.2 Thừa kế theo pháp luật có yếu tố nước ngoài 24


    2.1.2.1 Diện thừa kế .25


    2.1.2.2 Hàng thừa kế .26


    2.1.3 Năng lực nhận di sản, thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc và di sản không người thừa kế .27


    2.1.3.1 Năng lực nhận di sản 27


    2.3.1.2 Thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc 28


    2.3.1.3 Di sản không người thừa kế .28


    2.2 Hợp đồng dân sự có yếu tố nước ngoài 29


    2.2.1 Hình thức hợp đồng dân sự 30


    2.2.1.1 Áp dụng luật thực chất Việt Nam trong hình thức hợp đồng dân sự có yếu tố nước ngoài .31


    2.2.1.2 Áp dụng pháp luật nước ngoài trong hình thức hợp đồng dân sự có yếu tố nước ngoài .32


    2.2.2 Nội dung hợp đồng dân sự có yếu tố nước ngoài .33


    2.2.2.1 Áp dụng luật thực chất Việt Nam trong nội dung hợp đồng dân sự có yếu tố nước ngoài 34


    2.2.2.2 Áp dụng pháp luật nước ngoài trong nội dung hợp đồng dân sự có yếu tố nước ngoài .35


    2.2.3 Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng có yếu tố nước ngoài .37
    2.2.3.1 Áp dụng luật thực chất Việt Nam trong bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng có yếu tố nước ngoài 38


    2.2.3.2 Áp dụng pháp luật nước ngoài trong bồi thường thiệt hại ngoài hợp


    đồng theo pháp luật nước ngoài .40


    CHƯƠNG 3 . 43


    THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ QUAN HỆ DÂN Sự CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI 43


    3.1 Thực trạng và hướng hoàn thiện quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài 43


    3.1.1 Thực trạng quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài 43


    3.1.2 Hướng hoàn thiện quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài .47


    3.2 Thực trạng và hướng hoàn thiện quan hệ thừa kế và hợp đồng dân sự có yếu tố nước ngoài 49


    3.2.1 Thực trạng quan hệ thừa kế và hợp đồng dân sự có yếu tố nước ngoài 49


    3.2.1.1 Thực trạng quan hệ thừa kế có yếu tố nước ngoài 49


    3.2.1.2 Thực trạng quan hệ hợp đồng dân sự có yếu tố nước ngoài .52


    3.2.2 Hướng hoàn thiện quan hệ thừa kế và hợp đồng dân sự có yếu tố nước ngoài 54


    3.2.2.1 Hướng hoàn thiện quan hệ thừa kế có yếu tố nước ngoài .54


    3.2.2.2 Hướng hoàn thiện quan hệ hợp đồng dân sự có yếu tố nước ngoài .57


    KẾT LUẬN 59


    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

    LỜI NÓI ĐẦU


    1. Tính cấp thiết của đề tài


    Ngày nay cả thế giới đang xích lại gần nhau, khoảng cách giữa các nước ngày càng thu hẹp lại do sự phát triển của công nghệ thông tin và quá trình hội nhập với nền kinh tế thế giới. Người nước ngoài xuất hiện ở Việt Nam ngày càng nhiều vói nhiều lý do khác nhau như hợp tác kinh doanh, xuất khẩu lao động, du lịch và cả kết hôn với người nước ngoài, . Trong bối cảnh đó, đã làm phát sinh ngày càng nhiều các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài, tất nhiên sẽ kéo theo những hậu quả làm phát sinh các vụ tranh chấp về dân sự có yếu tố nước ngoài. Trong khi đó chúng đòi hỏi phải được giải quyết kịp thời và thỏa đáng, nếu không một mặt sẽ ảnh hưởng đến quyền lợi của các chủ thể tham gia vào quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài, mặt khác còn liên quan đến vấn đề lãnh sự, ngoại giao và nền chính trị của quốc gia có thể phá vỡ quan hệ của hai nước. Tuy nhiên, việc giải quyết các vấn đề trên không hề đơn giản do liên quan ít nhất đến hai quốc gia trong một quan hệ, đó là nguyên nhân dẫn đến các vấn đề về xung đột pháp luật và xung đột thẩm quyền quyền xét xử. Đây là hai vấn đề mà bất kỳ ngành luật Tư pháp nào cũng gặp phải và tìm cách hạn chế chúng. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng của kết quả xét xử và khiến cho các chủ thể tham gia vào quan hệ pháp luật này phải chịu nhiều thiệt thòi như trong các vấn đề chọn luật áp dụng dụng chẳng hạn, bên cạnh đó Tòa án nhân dân cấp huyện không có thẩm quyền giải quyết các vụ việc có yếu tố nước ngoài nên gánh nặng đè nặng lên Tòa án nhân dân tỉnh mà chủ yếu là các thẩm phán.


    Từ những lý do nêu trên, nên việc nghiên cứu đề tài Pháp luật về quan hệ dân sự có yếu tổ nước ngoài là một việc làm hết sức cần thiết và thiết thực để góp phần hiểu rỏ hơn về pháp luật điều chỉnh quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài ở nước ta hiện nay. Bên cạnh đó nắm bắt được tình hình vận động, phát triển của các quan hệ này trong lòng xã hội, từ đó tìm ra giải pháp để dần cải thiện các mối quan hệ này, từng bước khắc phục những mặc tiêu cực, vướng mắc và phát huy những mặc tích cực, tiến bộ, đồng thời có những giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật dân sự có yếu tố nước ngoài nói riêng và ngành luật Tư pháp quốc tế nói chung, để góp phần tạo hành lang pháp lý cho việc ổn định các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài, thúc đẩy phát triển kinh tế và quá trình hội nhập nền kinh tế quốc tế của Việt Nam trong thời kỳ mới.

    2. Phạm vi nghiên cứu


    Quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài là một lĩnh vực rộng lớn, gồm nhiều chế định và quy phạm pháp luật phức tạp, với tư cách vừa là đối tượng điều chỉnh của pháp luật dân sự, vừa là đối tượng điều chỉnh của ngành luật tư pháp quốc. Nhưng do thời gian nghiên cứu ngắn và kiến thức tác giả còn hạn hẹp, nên tác giả chỉ nghiên cứu hai nội dung là thừa kế có yếu tố nước ngoài và hợp đồng dân sự có yếu tố nước ngoài, về phần thừa kế tác giả nghiên cứu về thừa kế theo di chúc, thừa kế theo pháp luật và di sản không người thừa kế. về phàn hợp đồng tác giả nghiên cứu các vấn đề hình thức, nội dung và bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng trong hợp đồng dân sự có yếu tố nước ngoài. Trong đề tài tác giả chủ yếu tập trung nghiên cứu các quy định có liên quan về thừa kế và hợp đồng dân sự trong nước và có yếu tố nước ngoài trong Bộ luật dân sự năm 2005, bên cạnh đó là một số quy định trong các hiệp định tượng trợ tư pháp mà Việt nam ký kết.


    3. Mục đích nghiên cứu


    Trong xã hội Việt Nam quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài ngày càng tăng lên đáng kể. Tòa án nhân dân phải nhận giải quyết ngày càng nhiều những vụ việc có liên quan đến yếu tố nước ngoài, thêm vào đó việc giải quyết những vấn đề này lại hết sức khó khăn do có liên quan đến một hoặc nhiều quốc gia khác. Đến với đề tài tác giả có một số mục đích sau đây: Trước tiên là nhằm nâng cao sự hiểu biết của bản thân về quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài, để sau này nếu có cơ hội phục vụ trong lĩnh vực Tòa án có đủ khả năng để giải quyết các vụ việc dân sự có liên quan đến yếu tố nước ngoài. Đặc biệt là trong các lĩnh vực thừa kế và hợp đồng dân sự. Sau đó, tác giả mong rằng với công trình nghiên cứu mình sẽ đóng góp được một phần nhỏ nào đó cho nền khoa học luật nước nhà nói chung và cho việc xét xử của Tòa án nhân dân nói riêng.


    4. Phương pháp nghiên cứu


    Trong quá tình nghiên cứu và hoàn thành luận văn người viết sử dụng một số phương pháp nghiên cứu chuyên ngành, như phương pháp logic, phương pháp phân tích, phương pháp so sánh, phương pháp tổng hợp, .để làm sáng tỏ và giải quyết các vấn đề đặt ra trong luận văn.


    5. Kết cấu luận văn


    Ngoài lời nói đầu và kết luận, luận văn được chia thành 3 chương:


    Chương 1: Những vấn đề chung về quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài


    Chương 2: Pháp luật về quan hệ dân sự có yếu tố nước

    trạng và giải pháp hoàn thiện pháp luật Việt Nam về quan hệ


    dân sự có yếu tố nước ngoài


    Với bầu nhiệt quyết của một cử nhân luật, lòng đam mê và sự cố gắng. Tác giả


    mang tất cả chúng đặt vào đề tài nghiên cứu của mình với một mong muốn đề tài


    nghiên cứu sẽ đạt được kết quả thật cao, bên cạnh đó tác giả mong rằng sản phẩm của


    mình có thể là một nguồn tài liệu có giá trị cho những chủ thể quan tâm. Nhưng với


    khả năng của một cử nhân luật thì con đường để đi đến hoàn thành đề tài gặp rất nhiều


    khó khăn. Trong những lúc khó khăn nhất tác giả luôn nhận được sự giúp đỡ, động


    viên từ phía bạn bè, quý thầy cô, đặc biệt là cô Bùi Thị Mỹ Hương. Tác giả xin gỏi lời


    chân thành cảm om đến cô Hương và các bạn của tác giả, đồng thời gởi lời cảm ơn đến


    tất cả quý thày cô trong khoa đã trang bị cho tác giả những kiến tức cơ bản phục vụ


    cho quá trình nghiên cứu đề tài này. Mặc dù đã rất cố gắng để hoàn thành đề tài nhưng


    cũng không tránh khỏi những sai sót, tác giả mong nhận được những ý kiến đóng góp


    chân thành của quý thầy cô và các bạn để tiếp tục chỉnh sửa làm cho đề tài được hoàn


    thiện hơn.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...