Luận Văn Pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình - Thực trạng và giải pháp

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài: Pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình - Thực trạng và giải pháp

    PHẦN MỞ ĐẦU


    1. Lý do chọn đề tài 1


    2. Mục đích chọn đề tài và phạm vi nghiên cứu .4


    3. Phương pháp nghiên cứu .5


    4. Đối tượng nghiên cứu 5


    5. Tác dụng của dề tài .5


    6. Kết cấu của Luận văn 6


    PHẦN NỘI DUNG


    Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÁP LUẬT PHÒNG CHÓNG


    BẠO LỰC GIA ĐÌNH


    1.1. Những khái niệm chung 7


    1.1.1. Gia đình là gì? 7


    1.1.2. Khái niệm hộ gia đình .9


    1.1.3. Khái niệm bình đẳng giới .9


    1.1.4. Khái niệm phân biệt đối xử về giới .12


    1.1.5. Bạo lực là gì? 14


    1.1.6. Khái niệm bạo lực gia đình: .16


    1.2. Nguồn gốc và đặc điểm của bạo lực gia đình 18


    1.2.1. Nguồn gốc của bạo lực gia đình 18


    1.2.2. Đặc điểm của bạo lực gia đình 21


    1.3. Phân loại hành vi bạo lực gia đình 24


    1.4. Tác động của bạo lực gia đình đến đời sống xã hội 25


    1.5. Nguyên nhân của bạo lực gia đình và hậu quả của nó 29


    1.5.1. Nguyên nhân của bạo lực gia đình 29


    1.5.2. Hậu quả của bạo lực gia đình 32


    1.6. Sự cần thiết phải ban hành Luật phòng, chổng bạo lực gia đình 34


    1.6.1. Bạo lực gia đình diễn ra ở nhiều nơi, mọi đối tượng .34

    1.6.2. Sự cần thiết phải ban hành Luật phòng, chống bạo lực gia đình .36


    1.6.3. Ý nghĩa của việc ban hành Luật phòng, chống bạo lực gia đình .37


    1.7. Quan điểm của Đảng trong việc xây dựng Luật phòng, chổng bạo lực gia đình 38


    Chương 2: NHỮNG QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ PHÒNG, CHÓNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH VÀ HOẠT ĐỘNG PHÒNG, CHÓNG BẠO LỰC


    GIA ĐÌNH


    2.1. Khái quát về nội dung cơ bản của Luật phòng, chống bạo lực gia đình 42


    2.1.1. Bố cục Luật phòng, chống bạo lực gia đình .42


    2.1.2. Những nội dung cơ bản của Luật phòng, chống bạo lực gia đình .43


    2.2. Các hành vi bạo lực gia đình theo Luật phòng, chống bạo lực gia đình 2007 50


    2.3. Các nguyên tắc phòng, chống bạo lực gia đình 51


    2.4. Trách nhiệm của cá nhân, gia đình, cơ quan, tổ chức trong việc phòng, chống bạo lực gia đình .53


    2.5. Các hình thức xử lý vi phạm hành chính đổi vói bạo lực gia đình 54


    2.6. Bảo vệ và hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình 57


    2.7. Xử lý vi phạm Pháp luật về phòng, chổng bạo lực gia đình - Tính hợp lý và khả thi 58


    Chương 3: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG PHÒNG, CHỐNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH Ở MỘT SỐ ĐỊA PHƯƠNG VÀ CÁC BIỆN PHÁP NGĂN


    CHẠN


    3.1. Thực trạng 68


    3.1.1. Thực trạng việc phòng, chống bạo lực gia đình hiện nay 68


    3.1.2. Điển hình ở một số địa phương trong việc phòng, chống bạo lực gia đình 71


    3.1.2.1. Phường Thường Thạnh - Quận Cái Răng - Thành phố càn Thơ 71


    3.1.2.2. Huyện Cái Nước - Thành phố Cà Mau trong việc phòng, chống bạo lực gia đình 74


    3.1.3. Những thuận lợi và khó khăn trong công tác phòng, chống bạo lực gia đình 78

    3.1.3.1. Những thuận lợi trong việc phòng, chống bạo lực gia đình .78


    3.1.3.2. Những khó khăn trong việc phòng, chống bạo lực gia đình .79


    3.2. Các biện pháp ngăn chặn .80


    3.3. Đề xuất .81


    PHẦN KẾT LUẬN


    Kết luận . 83


    TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC

    PHẦN MỞ ĐẦU


    1. Lý do chọn đề tài


    Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: "Nhiều gia đình cộng lại mới thành xã hội, gia đình tốt thì xã hội mới tốt, xã hội tốt thì gia đình càng tốt. Hạt nhân của xã hội là gia đình


    Gia đình là tế bào của xã hội, nơi duy trì nòi giống, là môi trường quan trọng hình thành, nuôi dưỡng và giáo dục nhân cách con người, bảo tồn và phát huy văn hóa truyền thống tốt đẹp, chống lại các tệ nạn xã hội, tạo nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.


    Tuy nhiên, vấn đề hiện nay tiềm ẩn trong mọi gia đình là vấn nạn bạo lực gia đình (BLGĐ). Có thể thấy BLGĐ hiện nay đã và đang là vấn đề mang tính toàn cầu, gây nhức nhối cho nhân loại, để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng cho con người, nhất là đối với phụ nữ. BLGĐ do cả nam giới và nữ giới gây ra, song nạn nhân chủ yếu của BLGĐ là phụ nữ và trẻ em. Có thể nói, BLGĐ là hình ảnh đảng xẩu hổ của mọi người và là nỗi đau cần phải loại bỏ khỏi đời sổng xã hội.


    BLGĐ lâu nay nhiều người vẫn chỉ hiểu là hành vi đánh đập dã man của người chồng đối với vợ hoặc con mình. Hiểu như thế là chưa đầy đủ. Thực chất, BLGĐ là bất kỳ hành động bạo lực nào của các thành viên trong gia đình gây đau khổ hoặc dẫn đến những tổn thất về thân thể, tình dục hay tâm lý cho các thảnh viên khác. Chỉ riêng các hành vi BLGĐ đối với phụ nữ, nhìn chung ở nước ta cũng đã diễn ra theo 4 dạng khác nhau, đó là bạo lực thân thể (người vợ bị chồng đánh đập, đấm đá .), bạo lực tinh thần (người vợ bị chồng chửi mắng, xỉ vả, cấm tham gia công tác xã hội, cấm quan hệ với mọi người .), bạo lực tình dục (chồng cưỡng ép vợ quan hệ tình dục, cưỡng ép sinh thêm con hoặc ngăn cản vợ thực hiện các biện pháp tránh thai .), và cuối cùng là bạo lực về kinh tế (chồng kiểm soát vợ về thu nhập, không chịu đóng góp vào kinh tế chung của gia đình .).


    Nạn bạo lực và nhất là riêng đối với phụ nữ đã gây nên nhiều tổn thất nghiêm trọng. Nó không chỉ hạn chế sự tham gia của phụ nữ vào đời sống xã hội, gây hậu quả về thể chất, tâm lý cho bản thân phụ nữ mà còn với cả tó em, gia đình và toàn xã hội. BLGĐ đối với phụ nữ không chỉ là sự vi phạm các quyền con người của phụ nữ mà còn là nỗi đau, sự phỉ báng đối với toàn xã hội.

    Theo số liệu thống kê từ Bộ Công An, trên toàn quốc cứ khoảng 2 đến 3 ngày lại có một người bị giết có liên quan đến BLGĐ. Hàng năm, 2,3% gia đình có hành vi bạo lực về thể chất (đánh đập), 25% gia đình có hành vi bạo lực tinh thần, 30% cặp vợ chồng có hiện tượng ép buộc quan hệ tình dục. Trong năm 2005, có 14% số vụ giết người liên quan đến BLGĐ (151/1113 vụ giết người thì trong đó có 39 vụ chồng giết vợ, 8 vụ vợ giết chồng); Trong 6 tháng đầu năm 2006, tỉ lệ này là 30,5% (Trong tổng số 26/77 vụ).


    Còn ở An Giang, theo báo cáo của Sở Y tế Tỉnh này thì các nạn nhân của BLGĐ đã được điều trị trong năm 2005 có 1.319 bệnh nhân, trong đó có 1.011 người tự tử với 30 người chết; Ở Gia Lai có 3.944 bệnh nhân, trong đó có 715 người tự tà với 27 người chết; Ở Bắc Giang có 464 bệnh nhân, trong đó có 174 người tự tử với 3 người bị chết .


    Tương tự như quyền sống, mặc dù quyền bất khả xâm phạm về thân thể, danh dự, nhân phẩm chủ yếu được đề cập trong mối quan hệ giữa Nhà nước và công dân. Song, trên thực tế, BLGĐ là một trong các nguyên nhân phổ biển nhất dẫn đến sự xâm phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể, danh dự, nhân phẩm. Theo ước tính, mỗi năm, trên thế giới có khoảng 120 đến 135 triệu phụ nữ bị cắt bỏ cơ quan sinh dục; khoảng 52% số phụ nữ trên toàn cầu đã từng là nạn nhân của bạo lực về thể chất từ phía người chồng hoặc bạn trai. BLGĐ để lại những vết thương và những đau đớn về thể xác, thậm chí có trường họp dẫn đến tử vong. Thêm vào đó hậu quả tiêu cực còn ảnh hưởng lên con cái, gia đình họ và cả thiệt hại về kinh tế nói chung.


    Đối với những nạn nhân là những người chồng trong gia đình thì thường chịu bạo lực về tinh thần. Các hình thức bạo lực của người vợ đối với người chồng cũng vô cùng đa dạng, phong phú, không kém gì của người chồng đối với người vợ. Vũ khí mà những người vợ dùng để gây bạo lực với chồng là "khủng bố" tinh thần. “Mặt nặng mày nhẹ”, nhiếc móc khả năng kiếm tiền của chồng, nói xấu về khả năng làm trụ cột gia đình của chồng, "cấm vận" tình dục, kiểm soát các cuộc điện thoại, các mối quan hệ, lục lọi ví tiền, nói xấu và lôi kéo con cái chống lại chồng, coi thường chồng, ghen tuông vô lối . là những hành vi bạo lực hay gặp.


    Nhưng đừng tưởng phụ nữ không biết dùng bạo lực thể xác. Đánh, tát, ném đồ vật vào chồng cũng không phải không gặp. Mặt khác, một phần những người chồng bị vợ bạo lực cũng vì do người chồng quá nhúc nhát, sợ vợ, hoặc vì do gia đình bên chồng có gia cảnh nghèo hơn bên vợ . nên vợ luôn làm ra vẻ “thích thì cho không thích thì ngăn”. Phụ nữ bị bạo lực không dám nói ra vì nghĩ rằng "xấu chàng hổ ai". Nhưng đàn ông bị vợ hành hạ không dám nói ra vì thấy tự hổ thẹn.

    Ở một khía cạnh khác, bạo lực về thể chất, nhất là bạo lực tình dục, chủ yếu đối với phụ nữ đã để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng và dễ dàng nhận thấy. Đó là việc phá thai, mang thai ngoài ý muốn. Phá thai, nạo thai ngoài ý muốn có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng tới sức khỏe người phụ nữ. Phụ nữ trong quá trình mang thai bị hành hạ, đánh đập dễ có nguy cơ sẩy thai, tử vong cho người mẹ; đứa trỏ dễ bị sinh non, suy dinh dưỡng hoặc thiếu máu; trẻ sinh ra không được ai chăm sóc và Không được phát triển toàn diện. Bạo lực tình dục đối với phụ nữ làm tăng nguy cơ lây nhiễm HIV/AIDS cũng như các bệnh lây truyền qua đường tình dục, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của người phụ nữ. Theo các kết quả nghiên cứu, phụ nữ bị ngược đãi, bị bạo lực làm giảm sút sức khỏe tinh thần và thể chất nhiều hơn so với phụ nữ không bị ngược đãi. BLGĐ cũng là một nguyên nhân chính của các vụ giết người trong đó phụ nữ có thể là nạn nhân và có thể là thủ phạm.


    BLGĐ đã tác động đến quyền con người trên mọi khía cạnh của cuộc sống, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe và tinh thần của con người. Trên thực tế, BLGĐ không chỉ gây ra những đau đớn về thể xác và tinh thần mà còn cướp đi sinh mạng của bao nhiêu người, vi phạm nghiêm trọng quyền được sống - quyền cơ bản và quan trọng nhất của một con người.


    Hiện nay, BLGĐ đã và đang lảm tan vỡ, hủy hại truyền thống gia đình Việt Nam, càn phải triệt để xóa bỏ. Nạn nhân đa phần là những người yếu thế trong gia đình mà phụ nữ và trẻ em lại là những người thường xuyên và chiếm tỉ lệ lớn tong số các nạn nhân của BLGĐ. Có thể khẳng định các quyền của con người và đặc biệt là các quyền của phụ nữ và trẻ em là một bộ phận cấu thành không thể tước đoạt và không thể chia cắt khỏi các quyền phổ cập của con người. Do đó, BLGĐ là sự sai lệch các giá trị và chuẩn mực xã hội và là sự vi phạm thô bạo các quyền của con người. Sự vi phạm quyền này cần phải được xóa bỏ. Chính vì vậy, “xóa bỏ mọi hình thức o ép và bóc lột tình dục, bóc lột và bạo hành trong gia đình, xóa bỏ định kiến về giới trong thi hành tư pháp và loại bỏ mọi mâu thuẫn giữa các quyển của các thành viên yếu thế trong gia đình và một sổ tập tục truyền thong, định kiến văn hỏa và cực đoan tôn giáo có hại cho các quyền này” là một trong những mục tiêu cấp bách, quan trọng không chỉ của mỗi quốc gia mà của cả cộng đồng quốc tế.


    Qua đó cho thấy, việc thực hiện phòng, chống bạo lực gia đình (PCBLGĐ) trước hết là phải làm tốt công tác truyền thông về bình đẳng giới và PCBLGĐ, tiếp đến phải coi việc PCBLGĐ là trách nhiệm của các cấp Chính quyền. Thực tế cho thấy ở nơi nào, địa phương nào cấp ủy chính quyền quan tâm đến công tác PCBLGĐ thì nơi đó tình trạng BLGĐ sẽ được ngăn chặn và đẩy lùi. Nhưng trên hết, để hạn chế thấp nhất những hậu quả đau lòng từ nạn bạo hành gia đình, điều cần làm trước hết vẫn là phát hiện, xử lý kịp thời, nghiêm minh các hành vi BLGĐ. Đồng thời từng bước hoàn thiện hệ thống pháp luật về bình đẳng giới và PCBLGĐ.


    Với những vấn đề trên người viết đã chọn đề tài: “Pháp luật về phòng chống bạo lực gia đình - Thực trạng và giải pháp” để làm đề tài nghiên cứu của mình.


    2. Mục đích chọn đề tài và phạm vi nghiên cứu *t* Mục đích chọn đề tài


    Mục đích của việc nghiên cứu đề tài luận vãn tốt nghiệp “Pháp luật về phòng chống bạo lực gia đình - Thực trạng và giải pháp” là phân tích cho người đọc nhận thấy những tác hại tiêu cực của BLGĐ gây ra cho mỗi gia đình, nhiều người thường nghĩ rằng BLGĐ là do người chồng, người cha trong gia đình gây ra nhưng ít ai biết rằng trong thời đại ngày nay nhiều ông chồng đã phải sống trong cảnh tủi nhục cùng những bà vợ “vũ phu” thiếu vãn hóa, thậm chí các vụ BLGĐ vừa qua còn có cả con cái đối với cha me., cháu đối với ông bà . Qua phân tích những nguyên nhân, hậu quả của BLGĐ, người viết tuyên truyền cho mọi người hiểu rõ những quy định của Pháp luật trong việc giữ gìn truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt Nam, tránh tinh trạng BLGĐ xảy ra ở nhiều nơi, gây hâu quả nghiêm trọng; tìm ra những quy định còn hạn chế, chưa phù hợp của pháp luật hiện hành trong vấn đề này, góp phàn tìm ra những giải pháp hữu hiệu trong việc PCBLGĐ, giảm thiểu được những vụ BLGĐ trong mỗi gia đình Việt Nam.


    ❖ Phạm vi nghiên cứu


    Trong phạm vi đề tài này người viết đi sâu vào nghiên cứu cơ sở lý luận, quá trình phát triển những nội dung PCBLGĐ và phương hướng cho việc đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động cho công tác PCBLGĐ. Do giới hạn bởi một vài yếu tố khách quan nên người viết chỉ tập trung nghiên cứu một vài nội dung cơ bản của đề tài như: nguồn gốc, nguyên nhân, đặc điểm, tác động của BLGĐ đến đời sống xã hội, các hình thức xử lý vi phạm . của các hành vi BLGĐ. Tuy nhiên, hiện nay trong xã hội, tình trạng BLGĐ là một hiện tượng phổ biến và mang tính bất cập, người viết tập trung nghiên cứu sâu hơn về vấn đề này. Bên cạnh đó, trình bày sơ lược tình hình PCBLGĐ ở Việt Nam, cụ thể ở các địa phương điển hình hoạt động có hiệu quả việc PCBLGĐ. Từ đó, người viết có thể rút ra được một số ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện hơn nữa các quy định của Pháp luật, cũng như đưa ra một số biện pháp phòng, chống với mục tiêu đẩy lùi triệt để hành vi này ra khỏi đời sống xã hội.

    Công việc nghiên cứu đề tài này chỉ dừng lại ở phạm vi trong nước với những nội dung PCBLGĐ và không nghiên cứu các vấn đề có yếu tố nước ngoài.


    3. Phương pháp nghiên cứu


    Nhằm hoàn thiện bài viết một cách tốt nhất, người viết đã vận dụng một vài phương pháp nghiên cứu làm công cụ phục vụ cho việc nghiên cứu của mình như sau:


    - Phương pháp phân tích Luật viết dùng để tìm hiểu các quy định của Pháp luật về PCBLGĐ Việt Nam hiện hành.


    - Phương pháp phân tích, đối chiếu, vận dụng các quy định của Pháp luật về PCBLGĐ để đối chiếu với thực tiễn. Đồng thời, kế thừa các phương pháp nghiên cứu fruyen thống như duy vật biện chứng, duy vật lịch sử của Chủ nghĩa Mác- Lênin được sử dụng như một phương pháp luận để xây dựng toàn bộ các vấn đề của luận vãn.


    - Phương pháp điều tra, thu thập số liệu, tổng họp, thống kê và sử dụng các trang web để tìm kiếm tài liệu.


    4. Đối tượng nghiên cứu


    Luận văn đi sâu phân tích tình hình BLGĐ ở mỗi gia đình Việt Nam, thực trạng việc PCBLGĐ hiện nay và các biện pháp xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực PCBLGĐ trong thời gian qua. Từ đó, đề ra các phương hướng có tính khả thi cao để thúc đẩy quá trình phòng, chống được tốt hơn trong những năm tiếp theo.


    5. Tác dụng của đề tài


    Qua đề tài, người viết mong muốn Luật PCBLGĐ từng bước được phát triển và hoàn thiện hơn về mọi mặt. Và điều đặc biệt hơn nữa là làm sao cho vấn đề PCBLGĐ được tuyên truyền một cách sâu rộng cho người dân để mọi người dân nắm bắt hết những kiến thức càn thiết liên quan đến BLGĐ. Vì ở mỗi một địa phương muốn quản lý dân cư nơi đó được tốt hơn và hoàn thiện hơn thì trước hết một trong những vấn đề cơ bản là vấn đề PCBLGĐ phải được quan tâm hơn hết, để mỗi thành viên trong gia đình được tự do hơn trong mọi mặt đời sống xã hội. Từ đó, góp phần đưa mỗi gia đình được hạnh phúc hơn trong tương lai.


    Riêng đối với đề tài này, người viết đã đưa ra thực trạng việc BLGĐ ngày càng tăng và không trừ mọi đối tượng nào, từ nông dân đến tri thức, từ nông thôn đến thành thị . Trong những năm qua Đảng và Nhà nước ta đã sớm có những chủ trương chỉ đạo tiến hành các biện pháp ngăn chặn BLGĐ sát họp với hoàn cảnh của từng địa phương, từng vùng, từng địa bàn cụ thể. Luật PCBLGĐ ra đời phù hợp với chính sách, đường lối chung và sự lãnh đạo của Đảng, sự chỉ đạo của Chính phủ. Điều đó cho thấy sự yêu cầu, đòi hỏi của người dân cũng chính là quyết tâm của Đảng và chính quyền địa phương, nhằm đáp ứng nhu cầu hội nhập và phát triển của từng địa phương nói riêng và Đất nước nói chung. Hơn nữa, Luật PCBLGĐ ra đời, là tiếng nói chung của toàn xã hội lên án, ngăn chặn và xử lý đối với các cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm trong lĩnh vực PCBLGĐ, là sự can thiệp của Pháp luật - một trong những phương thuốc điều trị hữu hiệu những hậu quả trcn. Như thế, việc phản ánh thực trạng công tác PCBLGĐ và cách giải pháp ngăn chặn có thể giúp người đọc hiểu thêm về vấn đề này.


    6. Kết cấu của luận văn


    Nội dung nghiên cứu của đề tài được trình bày gồm 3 chương và ở mỗi chương được phân tích cụ thể về từng nội dung.


    Chương 1: Một số vấn đề lý luận về Pháp luật PCBLGĐ.


    Chương 2: Những quy định của Pháp luật về PCBLGĐ và hoạt động PCBLGĐ.


    Chương 3: Thực trạng hoạt động PCBLGĐ ở một số địa phương và các biện pháp ngăn chặn.


    Ngoài ra, Luận vãn còn có Lời nói đầu, Đề xuất, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo. Do có phàn hạn chế về kiến thức và kinh nghiệm thực tiễn nên trong quá trình nghiên cứu đề tài sẽ không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến tận tình của quý Thầy Cô và bạn bè để người viết bổ sung thêm kiến thức và bài luận vãn được hoàn chỉnh hơn.


    Qua đây, người viết xin gởi lời cảm ơn chân thành đến Thầy Nguyễn Hữu Lạc, người đã hướng dẫn tận tình để người viết hoàn thành tốt đề tài nghiên cứu của mình. Xin Cảm ơn Thầy!
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...