Tài liệu Pháp luật về nguồn lợi thủy sản

Thảo luận trong 'Địa Chất' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    II. PHÁP LUẬT VỀ NGUỒN LỢI THỦY SẢN
    2.1. Khái niệm nguồn lợi thủy sản và hoạt động thủy sản
    - Theo nghĩa rộng, nguồn lợi thủy sản là những sinh vật có ích sống trong môi trường nước.
    - Định nghĩa về nguồn lợi thủy sản: Nguồn lợi thủy sản là tài nguyên sinh vật trong vùng nước tự nhiên, có giá trị kinh tế, khoa học để phát triển nghề khai thác thủy sản, bảo tồn và phát triển nguồn lợi thủy sản (khoản 1 Điều 2 Luật thủy sản).
    Tài nguyên thủy sản là tài nguyên sinh vật (động vật, thực vật hay vi sinh vật) sống ở các vùng nước tự nhiên (vùng nước nội địa và vùng biển thuộc chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam), có giá trị kinh tế (chế biến, sử dụng), giá trị khoa học (nghiên cứu đa dạng sinh học).
    Tài nguyên thủy sản là một loại tài nguyên có thể phục hồi, có khả năng tái tạo, tuy nhiên phải khai thác trong giới hạn trữ lượng cho phép, tránh sự tuyệt chủng và gây mất cân bằng sinh thái.
    - Định nghĩa về hoạt động thủy sản: Hoạt động thủy sản là việc tiến hành khai thác, nuôi trồng, vận chuyển thủy sản khai thác; bảo quản, chế biến, mua bán, xuất khẩu, nhập khẩu thủy sản; dịch vụ trong hoạt động thủy sản; điều tra, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản (khoản 2, Điều 2, Luật thủy sản).
    Hoạt động thủy sản là một hoạt động rất rộng, bao gồm nhiều khâu khác nhau và được thực hiện thông qua vai trò của Bộ quản lý chuyên ngành là Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn.
    2.2. Chế độ sở hữu đối với nguồn lợi thủy sản
    + Sở hữu nhà nước: Nhà nước sở hữu đối với nguồn lợi thủy sản sống ở các vùng nước tự nhiên và nguồn lợi thủy sản được nuôi trồng bằng vốn của Nhà nước.
    + Sở hữu của hộ gia đình, cá nhân, tổ chức: đối với nguồn lợi thủy sản do hộ gia đình, cá nhân, tổ chức bỏ vốn nuôi trồng trên vùng đất có mặt nước hoặc vùng biển được nhà nước giao hoặc cho thuê.
    - Cách thức thực hiện quyền sở hữu nhà nước đối với nguồn lợi thủy sản: Nhà nước thực hiện quyền sở hữu thông qua việc điều tra, đánh giá trữ lượng thủy sản; thực hiện quyền chiếm hữu, quyền sử dụng bằng cách cho phép tổ chức, cá nhân khai thác nguồn lợi thủy sản ở các vùng nước tự nhiên (cấp giấy phép khai thác).
    2.3. Chế độ quản lý nhà nước đối với nguồn lợi thủy sản
    2.3.1. Hệ thống cơ quan quản lý nhà nước đối với nguồn lợi thủy sản (Điều 52 Luật Thủy sản)
    Bao gồm các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền chung và cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền riêng.
    - Cơ quan có thẩm quyền chung: Chính Phủ và Ủy ban nhân dân các cấp
    Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về thuỷ sản trong phạm vi cả nước. Ủy ban nhân dân các cấp chịu trách nhiệm quản lý nhà nước đối với tài nguyên thủy sản trong phạm vi địa phương.
    - Cơ quan có thẩm quyền riêng:
    + Cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền chuyên môn đối với tài nguyên thủy sản: Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn.
    + Cơ quan quản lý nhà nước thuộc các ngành, lĩnh vực khác có liên quan: có trách nhiệm phối hợp với Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn để thực hiện chức năng quản lý nhà nước về thủy sản trong phạm vi ngành, lĩnh vực mình phụ trách
    2.3.2. Nội dung quản lý nhà nước đối với tài nguyên (nguồn lợi) thủy sản (Điều 51 Luật Thủy sản).
    1. Xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và các chính sách phát triển ngành thuỷ sản.
    2. Ban hành, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục và tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật về thuỷ sản.
    3. Tổ chức điều tra, đánh giá và quản lý, bảo vệ sự phát triển bền vững nguồn lợi thuỷ sản; nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ mới trong hoạt động thuỷ sản; quy hoạch và quản lý các khu bảo tồn vùng nước nội địa, khu bảo tồn biển; thực hiện thống kê, thông tin về hoạt động thuỷ sản.
    4. Xác định và phân cấp quản lý vùng biển ven bờ trong hoạt động thuỷ sản; quản lý và phân cấp quản lý vùng biển để khai thác; phân tuyến khai thác; công bố ngư trường khai thác; quản lý việc giao, cho thu, thu hồi đất để nuôi trồng thuỷ sản, mặt nước biển để nuôi trồng thuỷ sản.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...