Tiểu Luận Pháp luật về Người Việt NAm định cư ở nước ngoài

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Ác Niệm, 12/12/11.

  1. Ác Niệm

    Ác Niệm New Member

    Bài viết:
    3,584
    Được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    (Trích phần đầu)
    Quá trình phát triển xã hội loài người đã và đang tồn tại nhiều chế độ sở hữu khác nhau. Dựa trên những chế độ sở hữu khác nhau, chế định về quyền sở hữu trong mỗi hệ thống pháp luật cũng sẽ khác nhau. Việc hình thành quan hệ sở hữu có yếu tố nước ngoài do đó tất yếu sẽ làm phát sinh xung đột pháp luật về quyền sở hữu, quan hệ sở hữu nhà ở của người Việt Nam định cư ở nước ngoài cũng không ngoại lệ.
    I. Một số vấn đề lý luận chung
    1. Các khái niệm chung
    1.1. Khái niệm người Việt Nam định cư ở nước ngoài
    Luật Quốc tịch năm 2008 quy định rõ khái niệm người Việt Nam định cư ở nước ngoài, theo đó: “Người Việt Nam định cư ở nước ngoài là công dân Việt Nam cư trú, làm ăn sinh sống lâu dài ở nước ngoài”. pháp luật Việt Nam hiện hành đã quy định và đảm bảo quyền sở hữu nhà ở của công dân. Theo đó, quyền sử hữu nhà ở của người Việt Nam định cư ở nước ngoài được hiểu là bao gồm quyền chiếm hữu, quyền sử dụng, quyền định đoạt nhà ở của chủ sở hữu theo quy định của pháp luật.
    1.2. Khái niệm quyền và nghĩa vụ của người Việt Nam định cư ở nước ngoài sở hữu nhà ở tại Việt Nam
    Theo quy định của pháp luật hiện hành, quyền của người sở hữu nhà ở là khả năng mà pháp luật cho phép người sở hữu nhà ở được thực hiện những hành vi nhất định trong quá trình sử dụng nhằm sử dụng nhà ở đúng mục đích, hợp lí, tiết kiệm và đạt hiệu quả kinh tế cao. Còn nghĩa vụ của người sở hữu nhà ở là cách xử sự mà pháp luật bắt buộc người sở hữu phải tiến hành trong quá trình sử dụng nhằm không làm tổn hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của Nhà nước và của các chủ thể sử dụng đất khác.
    2. Cơ sở lí luận của việc ban hành các quy định về người Việt Nam định cư ở nước ngoài sở hữu nhà ở tại Việt Nam
    .
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...