Luận Văn Pháp luật về người lao động tàn tật

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài: Pháp luật về người lao động tàn tật

    LỜI NÓI ĐẦU 1


    CHƯƠNG 1:


    NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ SỬ DỤNG LAO ĐỘNG LÀ NGƯỜI


    TÀN TẬT


    1.1. Một số khái niệm cơ bản .4


    1.1.1. Khái niệm lao động 4


    1.1.2. Khái niệm Người tàn tật - Người khuyết tật .5


    1.1.3. Khải niệm tuyển dụng lao động 8


    1.2. Mục đích sử dụng lao động là người tàn tật 8


    1.2.1. Giảm bớt gánh nặng cho xã hội .8


    1.2.2. Tự đảm bảo nguồn tài chỉnh .9


    1.3. Đặc điểm của lao động là người tàn tật 11


    1.3.1. Chăm lo sức khỏe cho lao động là người tàn tật 11


    1.3.2. Hỗ trợ kinh phỉ học nghề ngan hạn dưới một năm cho người tàn tật 11


    1.4. Sự cần thiết phải tạo việc làm cho lao động là người tàn tật 12


    1.4.1. về mặt kinh .12


    1.4.2. về mặt xã hội .13


    1.4.3. về mặt chính trị .14


    1.5. Các nguyên tắc cơ bản của luật lao động .15


    1.5.1. Bảo vệ người lao động .16


    1.5.2. Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao động .20


    1.5.3. Kết hợp hài hòa giữa chính sách kinh tế và chính sách xã hội .20


    1.6. Quy định về sử dụng lao động là người tàn tật - người khuyết tật ở một số nước trên thế giới .21


    CHƯƠNG 2:


    QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ sử DỤNG LAO ĐỘNG LÀ NGƯỜI TÀN TẬT - THỰC TRẠNG VÀ HƯỚNG HOÀN THIỆN


    2.1. Các quy định về sử dụng lao động là người tàn tật .24


    2.1.1. Chỉnh sách của Nhà nước đối với doanh nghiệp trong việc sử dụng lao động là người tàn tật 24


    2.1.2. Các trường hợp không được sử dụng lao động là người tàn tật .28


    2.1.2.1. Không được thu nhận lao động là người tàn tật trên 51% 28


    2.1.2.2. Thời giờ làm việc và nghỉ ngơi .29

    2.1.2.3. Không được sử dụng lao động là người tàn tật là những công việc nặng nhọc, nguy hiểm, độc hại .30


    2.1.3. Những biện pháp đảm bảo quyền lợi cho người tàn tật 31


    2.1.3.1. Doanh nghiệp phải sử dụng lao động là người tàn tật khỉ đáp ứng các nhu cầu tuyển dụng .31


    2.1.3.2. Doanh nghiệp phải sử dụng lao động là người tàn tật trong một so ngành nghề nhất định là 2% .32


    2.1.4. Biện pháp áp dụng đổi với doanh nghiệp không thu nhận lao động là người tàn tật .33


    2.1.5. Chế độ ưu đãi của Nhà nước đối với người tàn tật .35


    2.1.5.1. Chỉnh sách tiền lương, bảo hiểm xã hội cho lao động là người tàn tật 35


    2.1.5.2. Chế độ ưu đãi của Nhà nước đoi với người tàn tật nói chung và lao động là người tàn tật nói riêng .37


    2.2. Thực trạng sử dụng lao động là người tàn tật và hướng hoàn thiện .40


    2.2.1. Thực trạng sử dụng lao động là người tàn tật 40


    2.2.1.1. Doanh nghiệp tránh tuyển dụng lao động là người tàn tật 40


    2.2.1.1. Đóng góp ngân sách không thu nhận lao động là người tàn tật .42


    2.2.1.3. Chính sách ưu đãi cho doanh nghiệp chưa thực thỉ đầy đủ .43


    2.2.1.4. Hiệu quả công việc không cao và nhiều chỉnh sách ưu đãi hơn cho người tàn tật . 45


    2.2.2. Hướng hoàn thiện cho việc sử dụng lao động là người tàn tật .48


    2.2.2.1. Nâng pháp lệnh thành luật .47


    2.2.2.2. Quy định rõ trách nhiệm của doanh nghiệp đối với việc thu nhận người tàn tật .52


    2.2.3. Kiến nghị 53


    2.2.3.1. Chỉnh sách giảo dục cho người tàn tật 53


    2.2.3.2. Giao thông cho người tàn tật 56


    2.2.3.3. Không kỳ thị người tàn tật để họ hòa nhập cộng đồng 58


    KẾT LUẬN 63


    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .


    PHỤ LỤC .

    LỜI NÓI ĐẦU


    1. Tính cấp thiết của đề tài


    Trong cuộc sống, con người có nhiều hoạt động khác nhau, để tồn tại và phát triển một trong những hoạt động đó là lao động. Lao động là một hoạt động cơ bản nhằm tạo ra của cải vật chất, đồng thời để duy trì cuộc sống. Xuất phát từ quan điểm và nhận thức trên, người tàn tật cũng tham gia vào quan hệ lao động như những chủ thể bình thường. Mặc dù, bản thân có những hạn chế nhất định nhưng với phương châm “tàn nhưng không phế" người tàn tật phấn đấu vươn lên, vượt qua rào cảo của sự kỳ thị, họ cũng là một chủ thể quan trọng trong lao động. Bên cạnh đó pháp luật cũng thừa nhận và bảo vệ các trường hợp tham gia lao động của người tàn tật trong pháp luật lao động.


    Do tính chất đặc thù của lao động là người tàn tật, có một bộ phận cơ thể, chức năng về tâm sinh lý bị mất, hoặc giảm khả năng hoạt động vì nhiều lý do khác nhau, khiến họ không thể thực hiện hoạt động bình thường như lao động khác. Những quy định riêng đối với người lao động tàn tật nói chung và trong lĩnh vực bảo hộ lao động nói riêng, các chính sách ưu đãi dành cho các doanh nghiệp trong quá trình thu nhận người tàn tật vào làm việc tại cơ sở của mình để giúp đỡ người tàn tật vượt qua khó khăn, tham gia vào hoạt động xã hội để tự cải thiện đời sống của mình, đồng thời cũng là nhằm bảo vệ họ khỏi lao động quá sức, có hại cho sức khỏe vốn đã hạn chế của họ.


    Ở nước ta hiện nay vấn đề người lao động tàn tật còn khá phức tạp và khá mới mẽ cả về lý luận lẫn thực tiễn. Mặc dù đã có các quy định pháp luật nhưng thực tế còn một lượng lớn người tàn tật chưa được pháp luật bảo vệ đúng mực, xuất phát từ nhiều nguyên nhân chủ quan, khách quan. Người tàn tật chưa có thể tự ổn định cuộc sống, còn rất nhiều người tàn tật sống lang thang, cơ nhỡ . Chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp những hình ảnh người tàn tật bán vé số hay xin ăn trên đường phố đang là vấn đề mà toàn xã hội quan tâm. Làm thế nào để cuộc sống của người tàn tật bớt đi phần khó khăn, vất vả, làm thế nào để tạo việc làm cho người tàn tật. Nhu cầu việc làm của người tàn tật là rất lớn nhưng đa phần chưa được các doanh nghiệp quan tâm, tuyển dụng như lao động bình thường, dù pháp luật đã có những quy định cụ thể trong việc quy định trách nhiệm của doanh nghiệp trong quá trình thu nhận lao động tàn tật. cần có những quy định cụ thể nhằm giúp người tàn tật có môi trường và điều kiện thuận lợi vươn lên, nâng cao chất lượng cuộc sống, vị thế của họ trong đời sống chính trị, kinh tế, xã hội. Ngoài ra cũng giúp các doanh nghiệp hiểu rõ hơn trách nhiệm của mình trong việc tiếp nhận người tàn tật là trách nhiệm chứ không phải là sự thương hại. Đây là một vấn đề mang đậm tính nhân văn sâu sắc cần sự quan tâm hơn nữa của Đảng, Nhà nước và toàn thể cộng đồng về vấn đề lao động là người tàn tật, giải quyết nhu cầu việc làm cho người tàn tật - người khuyết tật là vấn đề mà người viết muốn hướng


    Chính vì những thực trạng đó, người viết đã chọn đề tài: “Pháp luật về người lao động tàn tật” làm đề tài nghiên cứu luận văn tốt nghiệp cho mình.


    2. Mục tiêu nghiên cứu


    Thông qua đề tài này, người viết muốn giúp người đọc và nhất là những người tàn tật tham gia lao động hiểu rõ các quy định pháp luật lao động dành cho chủ thể đặc thù này. Đồng thời, trước thực trạng tạo cơ hội việc làm cho người tàn tật, các doanh nghiệp tránh tuyển dụng người tàn tật vào làm việc tại doanh nghiệp, người viết cũng đề xuất một số ý kiến góp phần tăng cường và phát huy hiệu quả áp dụng trên thực tế, giúp cho công tác bảo vệ lao động là người tàn tật cùng việc các doanh nghiệp thu nhận người tàn tật vào làm việc tại doanh nghiệp được tốt hơn.


    3. Phạm vi nghiên cứu


    Trong phạm vi đề tài người viết nghiên cứu, đánh giá và phân tích nhu cầu việc lảm của người tàn tật, vấn đề doanh nghiệp thực hiện tuyển dụng lao động là người tàn tật theo quy định của pháp luật hiện hành. Thông qua đó, đưa ra những tồn tại, bất cập và hướng hoàn thiện để bảo vệ quyền, lợi ích của người tàn tật cùng doanh nghiệp.


    Do giới hạn về khả năng, điều kiện cũng như về thời gian nên đề tài chỉ nghiên cứu các chế độ pháp lí của lao động là người tàn tật trên cơ sở các quy định pháp luật hiện hành, mà không đi sâu vào các vấn đề khác.


    4. Phương pháp nghiên cứu


    Để thực hiện đề tài, người viết đã dùng các phương pháp luận duy vật biện chứng, duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin. Bên cạnh đó, người viết còn kết hợp sử dụng các phương pháp cụ thể như: phương pháp liệt kê, so sánh, phương pháp phân tích luật viết, .


    5. Kết cấu đề tài


    Luận văn gồm 2 chương:


    - Chương 1: Những vấn đề lý luận chung về sử dụng lao động là người tàn tật.


    - Chương 2: Các quy định về sử dụng lao động là người tàn tật, thực trạng và hướng hoàn thiện.


    Trong quá trình nghiên cứu đề tài, do đây là một khía cạnh khá mới của luật nên người viết cũng gặp nhiều khó khăn, nhưng với sự hướng dẫn cũng như trong việc tích cực thu thập tài liệu và nghiên cứu thì người viết đã hoàn thành luận vãn của mình. Tuy nhiên, do thời gian, trình độ cùng với kinh nghiệm thực tiễn còn hạn chế nên người viết không tránh khỏi những thiếu sót trong quá trình nghiên cứu, kính mong sự đóng góp ý kiến của quý thày cô và các bạn để luận văn được hoàn thiện hơn.


    Cuối lời em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến quý thầy cô trong khoa Luật. Vì thời gian qua đã tận tình hướng dẫn em những kiến thức thật sự bổ ích, để em có thể vận dụng những kiến thức đó cho việc hoàn thành tốt luận văn và từ đó cũng có thể vận dụng vào công việc trong tương lai. Đặc biệt, em cũng muốn gửi lời cảm ơn đến cô Nguyễn Ánh Minh - giáo viên hướng dẫn, nhiệt tình giúp đỡ em trong thời gian qua để em có thể hoàn thành tốt luận văn tốt nghiệp của mình.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...