Tiến Sĩ Pháp luật về kinh doanh bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam - những vấn đề lý luận và thực tiễn

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Nhu Ely, 16/5/14.

  1. Nhu Ely

    Nhu Ely New Member

    Bài viết:
    1,771
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN VĂN TIẾN SỸ
    NĂM 2014



    MỤC LỤC
    Trang
    Mở đầu 2
    Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu
    1.1. Đánh giá những kết quả nghiên cứu đã công bố liên quan đến đề tài 6
    1.1.1. Những kết quả nghiên cứu lý luận về kinh doanh bảo hiểm nhân thọ
    và pháp luật kinh doanh bảo hiểm nhân thọ6
    1.1.2. Kết quả nghiên cứu về quá trình phát triển và thực trạng pháp luật
    kinh doanh bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam12
    1.1.3. Những đề xuất trong các công trình nghiên cứu nhằm nâng cao tính
    hiệu quả thực thi pháp luật về kinh doanh bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam14
    1.2. Định hướng nghiên cứu của luận án 15
    1.2.1. Những vấn đề mà luận án cần giải quyết 15
    1.2.2. Nội dung chính của luận án 15
    Kết luận Chương 1 17

    Chương 2: Những vấn đề lý luận về kinh doanh bảo hiểm nhân thọ và
    pháp luật kinh doanh bảo hiểm nhân thọ

    2.1. Những vấn đề lý luận về kinh doanh bảo hiểm nhân thọ 18
    2.1.1. Bảo hiểm nhân thọ và sản phẩm bảo hiểm nhân thọ 18
    2.1.2. Hoạt động kinh doanh bảo hiểm nhân thọ 33
    2.2. Những vấn đề lý luận về pháp luật kinh doanh bảo hiểm nhân thọ 43
    2.2.1. Nguyên tắc của pháp luật kinh doanh bảo hiểm nhân thọ 43
    2.2.2. Cấu trúc pháp luật kinh doanh bảo hiểm nhân thọ 48
    2.2.3. Những yếu tố chi phối đến pháp luật kinh doanh bảo hiểm nhân thọ 66
    Kết luận Chương 2 71

    Chương 3: Thực trạng pháp luật kinh doanh bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam
    3.1. Thực trạng quy định về doanh nghiệp bảo hiểm kinh doanh bảo hiểm
    nhân thọ 73
    3.1.1. Quy định về cấp phép hoạt động đối với doanh nghiệp bảo hiểm 73
    3.1.2. Quy định về cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý doanh nghiệp bảo hiểm 76
    3.1.3. Quy định về hoạt động cung ứng dịch vụ bảo hiểm nhân thọ 80
    3.1.4. Quy định về hoạt động đầu tư của doanh nghiệp bảo hiểm 87
    3.1.5. Quy định về khả năng thanh toán của doanh nghiệp bảo hiểm 92
    3.2. Thực trạng quy định về hợp đồng bảo hiểm nhân thọ 102
    3.2.1. Quy định về người tham gia bảo hiểm 102
    3.2.2. Quy định về nội dung hợp đồng bảo hiểm nhân thọ 105
    3.2.3. Quy định về hình thức của hợp đồng bảo hiểm nhân thọ 113
    3.2.4. Hiệu lực của hợp đồng bảo hiểm nhân thọ và một số hiện tượng tiêu
    cực trong quá trình thực hiện114
    3.3. Thực trạng quy định về giám sát đối với hoạt động kinh doanh bảo hiểm
    nhân thọ117
    3.3.1. Quy định về nghĩa vụ minh bạch thông tin 117
    3.3.2. Quy định về thẩm quyền giám sát kinh doanh bảo hiểm nhân thọ 122
    3.3.3. Quy định về nội dung giám sát và phương thức giám sát đối với
    hoạt động kinh doanh bảo hiểm nhân thọ125
    Kết luận Chương 3 128

    Chương 4: Những giải pháp hoàn thiện pháp luật kinh doanh bảo hiểm
    nhân thọ ở Việt Nam

    4.1. Những yêu cầu trong việc hoàn thiện pháp luật kinh doanh bảo hiểm
    nhân thọ ở Việt Nam 130
    4.1.1. Hiện thực hóa Chủ trương, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam
    về phát triển thị trường bảo hiểm 130
    4.1.2. Thực hiện Chiến lược phát triển thị trường bảo hiểm Việt Nam giai
    đoạn 2011 – 2020131
    4.1.3. Đảm bảo cho việc tái cấu trúc thị trường bảo hiểm, đáp ứng những
    đòi hỏi của nền kinh tế giai đoạn hiện nay và yêu cầu hội nhập quốc tế 132
    4.2. Những giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện pháp luật kinh doanh bảo
    hiểm nhân thọ và đảm bảo thực hiện 133
    4.2.1. Hoàn thiện các quy định về doanh nghiệp bảo hiểm kinh doanh bảo hiểm nhân thọ 133
    4.2.2. Hoàn thiện các quy định về hợp đồng bảo hiểm nhân thọ 144
    4.2.3. Hoàn thiện các quy định về giám sát đối với hoạt động kinh doanh
    bảo hiểm nhân thọ150
    Kết luận Chương 4 155
    Kết luận của luận án 157
    Phụ lục A i
    Phụ lục B viii
    Danh mục tài liệu tham khảo xvi

    MỞ ĐẦU
    1. Lý do lựa chọn đề tài
    Kinh doanh BHNT là một lĩnh vực kinh doanh phát triển khá lâu trên thế giới,
    đặc biệt là những nước có nền kinh tế phát triển. Tuy nhiên tại Việt Nam, BHNT vẫn
    còn tương đối mới mẻ và được các DNBH, các chuyên gia và các cơ quan quản lý
    đánh giá là thị trường đầy tiềm năng. Trên thực tế, BHNT mang lại nhiều lợi ích cho
    xã hội vì bên cạnh ý nghĩa bảo hiểm, BHNT còn là được xem là một kênh đầu tư hiệu
    quả đối với nền kinh tế với số vốn hàng nghìn tỷ đô-la Mỹ trên toàn thế giới.
    Thị trường BHNT ở Việt Nam chính thức được ghi nhận về mặt pháp lý tại
    Nghị định 100-CP ngày 18/12/1993 về kinh doanh bảo hiểm. Từ đó cho đến nay, hệ
    thống pháp luật về lĩnh vực bảo hiểm nói chung và BHNT nói riêng luôn có sự kế thừa
    và phát triển nên đã từng bước điều chỉnh ngày càng tốt hơn đối với thị trường BHNT.
    Tuy nhiên, để đáp ứng đòi hỏi của nền kinh tế Việt Nam và hội nhập quốc tế thì pháp
    luật về kinh doanh BHNT vẫn cần được tiếp tục hoàn thiện. Những tranh chấp về
    HĐBHNT ngày càng nhiều, trong đó rất nhiều vụ việc xuất phát từ những bất cập của
    các quy định pháp luật. Các quy định về hoạt động kinh doanh bảo hiểm như thiết kế,
    phân phối sản phẩm BHNT, hoạt động đầu tư và quản lý tài chính v.v. còn nhiều hạn
    chế. Hoạt động giám sát bảo hiểm vẫn còn bộc lộ những khiếm khuyết, trong đó việc
    phối hợp giữa các cơ quan, tổ chức có liên quan trong hoạt động giám sát chưa thật sự
    phát huy được hiệu quả.
    Hiện nay, các công trình nghiên cứu về mặt lý luận và tổng kết thực tiễn về pháp
    luật kinh doanh BHNT ở Việt Nam chưa nhiều. Đa số các công trình nghiên cứu chỉ đề
    cập đến một số khía cạnh về pháp luật kinh doanh BHNT mà chưa được nghiên cứu một
    cách hệ thống. Về mặt lý luận có nhiều vấn đề chưa được giải quyết như khái niệm sản
    phẩm BHNT, kinh doanh BHNT bao gồm những nội dung gì, cấu trúc pháp luật kinh
    doanh BHNT gồm những bộ phận nào và có những yếu tố nào chi phối đến hiệu quả áp
    dụng pháp luật. Về mặt thực tiễn, chưa có công trình khoa học nào đánh giá một cách
    tổng thể về thực trạng pháp luật kinh doanh BHNT ở Việt Nam trong mối tương quan
    giữa các bộ phận pháp luật với nhau, do đó các đề xuất chưa đảm bảo được tính hệ
    thống. Trong khi đó, một trong những yêu cầu trong quá trình hoàn thiện pháp luật kinh
    doanh bảo hiểm nói chung và kinh doanh BHNT nói riêng là hội nhập quốc tế đang
    được đặt ra ngày càng cấp bách. Có rất nhiều các chuẩn mực, thông lệ quốc tế đã được
    hình thành và áp dụng ở nhiều quốc gia nhưng chưa được ghi nhận trong pháp luật kinh
    doanh BHNT ở Việt Nam, đặc biệt là những khuyến nghị và hướng dẫn của Hiệp hội
    quốc tế các cơ quan giám sát bảo hiểm (IAIS) mà Việt Nam đã là thành viên.

    Chính vì vậy, việc nghiên cứu thấu đáo về lý luận và thực tiễn đối với pháp luật
    kinh doanh BHNT là hết sức cần thiết trong bối cảnh hiện nay để xây dựng những giải
    pháp khả thi nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam với mục tiêu xây dựng nền
    kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Do đó, tác giả luận án đã lựa chọn
    đề tài “Pháp luật về kinh doanh bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam - Những vấn đề lý luận
    và thực tiễn”
    làm đề tài nghiên cứu sinh của mình.

    2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
    Mục đích nghiên cứu của luận án là xây dựng cơ sở lý luận về pháp luật kinh
    doanh BHNT, dựa trên cơ sở lý luận đó để đánh giá về thực trạng các quy định pháp
    luật hiện hành và đưa ra được những giải pháp hoàn thiện pháp luật về kinh doanh
    BHNT nhằm đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế và hội nhập quốc tế.
    Với mục đích như trên, nhiệm vụ nghiên cứu của luận án là:
    - Đánh giá về những quan điểm hiện hành và từ đó xây dựng nội dung lý luận
    về pháp luật kinh doanh BHNT như: xây dựng khái niệm sản phẩm BHNT và khái
    niệm kinh doanh BHNT, xác định các nguyên tắc cơ bản và cấu trúc pháp luật kinh
    doanh BHNT cũng như các yếu tố chi phối đến pháp luật kinh doanh BHNT.
    - Đánh giá nội dung pháp luật về kinh doanh BHNT, bao gồm những ưu điểm
    và hạn chế của các quy định hiện hành. Việc đánh giá được thực hiện chi tiết theo cấu
    trúc của từng bộ phận pháp luật nhằm phát hiện những bất cập, hạn chế cơ bản của các
    quy định pháp luật hiện hành.
    - Xây dựng các giải pháp hoàn thiện pháp luật hiện hành về kinh doanh BHNT.
    Những giải pháp này này cần bám sát và thể hiện đúng chủ trương của Đảng Cộng sản
    Việt Nam và chính sách của nhà nước trong việc hoàn thiện pháp luật nhằm thúc đẩy
    sự phát triển lành mạnh của thị trường bảo hiểm đáp ứng quá trình hội nhập kinh tế
    quốc tế. Các giải pháp đưa ra cần có tính khả thi và có cơ sở khoa học, được dựa trên
    cơ sở lý luận đã xây dựng và những đánh giá khách quan về thực trạng pháp luật.
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    Đối tượng nghiên cứu của luận án bao gồm:
    - Hệ thống quy định pháp luật điều chỉnh hoạt động kinh doanh BHNT bao
    gồm: Luật kinh doanh bảo hiểm, các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Kinh doanh bảo
    hiểm và các văn bản pháp luật khác có liên quan như Luật Doanh nghiệp, Bộ luật Dân
    sự, Luật Thương mại, Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
    - Các quan điểm khoa học đã được các tác giả cá nhân và các tổ chức công bố
    trong các công trình nghiên cứu về kinh doanh bảo hiểm nói chung và kinh doanh
    BHNT nói riêng cả trong nước và quốc tế.

    Với yêu cầu về dung lượng, luận án được xác định giới hạn nghiên cứu như sau:
    - Đối tượng nghiên cứu là hệ thống quy định pháp luật về kinh doanh BHNT ở
    Việt Nam kể từ khi có Luật kinh doanh bảo hiểm năm 2000 cho đến hiện nay, trong đó
    tác giả tập trung chủ yếu vào hệ thống các quy định pháp luật hiện hành. Giai đoạn trước
    khi Luật Kinh doanh bảo hiểm có hiệu lực không thuộc phạm vi nghiên cứu của luận án,
    tuy nhiên có thể được đề cập khi so sánh và đánh giá các quy định pháp luật hiện hành.
    - Những nghiên cứu của luận án hướng tới hệ thống các quy định pháp luật điều
    chỉnh đối với hoạt động kinh doanh BHNT nói chung, không đi sâu vào các quy định
    cá biệt để điều chỉnh một số sản phẩm BHNT đặc thù.
    4. Phương pháp nghiên cứu
    Để thực hiện được những nhiệm vụ nghiên cứu và mục đích nghiên cứu, dưới
    giác độ khái quát, luận án được tiếp cận theo phương pháp luận của chủ nghĩa Mác
    Lênin trong việc giải quyết nhiệm vụ nghiên cứu. Đối với từng nội dung cụ thể, đề tài
    chủ yếu sử dụng phương pháp phân tích, thống kê, phương pháp so sánh luật học và
    phương pháp lịch sử.
    Phương pháp phân tích được áp dụng phổ biến trong việc xây dựng các luận
    điểm trong từng nội dung của luận án. Thông qua việc phân tích từng khía cạnh của
    đối tượng nghiên cứu, luận án sẽ xây dựng các khái niệm hoặc chứng minh các luận
    điểm đã được đưa ra.
    Phương pháp thống kê được áp dụng trong quá trình đánh giá thực tiễn về áp
    dụng pháp luật về kinh doanh BHNT. Bằng việc sử dụng các số liệu thực tế thông qua
    phương pháp thông kê sẽ chứng minh cho các nhận định được đưa ra.
    Phương pháp so sánh luật học được áp dụng tương đối phổ biến trong quá trình
    phân tích các luận điểm. Nội dung so sánh chủ yếu bao gồm so sánh các quy định pháp
    luật hiện hành của Việt Nam với quy định pháp luật của một số quốc gia trên thế giới
    và so sánh giữa quy định pháp luật hiện hành của Việt Nam với các tiêu chuẩn, tập
    quán quốc tế.
    Phương pháp lịch sử được sử dụng để nghiên cứu quá trình phát triển của hệ
    thống pháp luật kinh doanh BHNT gắn với bối cảnh phát triển kinh tế xã hội Việt Nam.
    5. Ý nghĩa khoa học và tính thực tiễn
    Luận án là công trình chuyên khảo xây dựng hệ thống lý luận về pháp luật kinh
    doanh BHNT cũng như đánh giá tương đối toàn diện thực trạng pháp luật hiện hành
    điều chỉnh lĩnh vực này. Do đó, luận án sẽ góp phần bổ sung tri thức trong ngành khoa
    học pháp lý nói chung và chuyên ngành Luật kinh tế nói riêng về lĩnh vực pháp luật
    kinh doanh BHNT.
    Kết quả nghiên cứu của luận án có tính ứng dụng thực tiễn. Một là, luận án
    đóng góp những căn cứ khoa học cho việc tiếp tục hoàn thiện pháp luật về kinh doanh
    BHNT ở Việt Nam. Hai là, luận án sẽ góp phần đóng góp vào hệ thống kiến thức pháp
    lý để các cơ quan quản lý nhà nước, DNBH và người tham gia bảo hiểm áp dụng các
    quy định của pháp luật một cách hiệu quả.
    6. Kết cấu của luận án
    Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, luận án có 4 chương, cụ thể như sau:
    Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu
    Chương 2: Những vấn đề lý luận về kinh doanh bảo hiểm nhân thọ và pháp luật
    kinh doanh bảo hiểm nhân thọ
    Chương 3: Thực trạng pháp luật kinh doanh bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam
    Chương 4: Những giải pháp hoàn thiện pháp luật kinh doanh bảo hiểm nhân thọ
    ở Việt Nam
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...