Luận Văn Pháp luật về khuyến mại ở Việt Nam. Thực tiễn và hướng hoàn thiện

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài: Pháp luật về khuyến mại ở Việt Nam. Thực tiễn và hướng hoàn thiện

    Lời mở đầu .1


    Chương 1. Khái quát chung về khuyến mại 4


    1.1 Khái niệm khuyến mại 4


    1.2 Đặc điểm khuyến mại 6


    1.3 Bản chất và vai trò của khuyến mại 7


    1.3.1 Bản chất 7


    1.3.2 Vai trò .8


    1.4 Sự cần thiết phải xây dựng pháp luật về khuyến mại và nhu cầu điều chỉnh pháp luật đối với hoạt động khuyến mại 13


    Chương 2. Những quy định của pháp luật hiện hành về khuyến mại 15


    2.1 Chủ thể thực hiện khuyến mại 15


    2.2 Quyền và nghĩa vụ của chủ thể thực hiện khuyến mại .16


    2.2.1 Quyền của chủ thể thực hiện khuyến mại 16


    2.2.2 Nghĩa vụ của chủ thể thực hiện khuyến mại 19


    2.3 Các nguyên tắc khi thực hiện khuyến mại 21


    2.4 Hàng hóa, dịch vụ trong hoạt động khuyến mại .23


    2.4.1 Hàng hóa, dịch vụ trong hoạt động khuyến mại .23


    2.4.2 Hàng hóa, dịch vụ dung để khuyến mại .24


    2.5 Các hình thức khuyến mại .26


    2.5.1 Đưa hàng mẫu, cung ứng dịch vụ mẫu để khách hàng dùng thử không phải trả tiền .26


    2.5.2 Tặng hàng hóa cho khách hàng, cung ứng dịch vụ không thu tiền 27


    2.5.3 Bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ với giá thấp hơn giá bán hàng, giá cung ứng dịch vụ trước đó được áp dụng trong thời gian khuyến mại đã đăng ký hoặc thông báo 29


    2.5.4 Bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ có kèm theo phiếu mua hàng, phiếu sử dụng


    dịch vụ để khách hàng được hưởng một hay một số lợi ích nhất định .31

    2.5.5 Bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ có kèm theo phiếu dự thi cho khách hàng để chọn người trao thưởng theo tỷ lệ và giải thưởng đã công bố 33


    2.5.6 Bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ kèm theo việc tham dự các chương trình mang tính may rủi mà việc tham gia chương trình gắn liền với việc mua hàng hóa, cung ứng dịch vụ và việc trúng thưởng dựa trên sự may mắn của người tham gia theo tỷ lệ và giải thưởng đã công bổ 34


    2.5.7 Tổ chức khách hàng thường xuyên, theo đó việc tặng thưởng cho khách hàng căn cứ trên sổ lượng hoặc giá trị giá mua hàng hóa, dịch vụ mà khách hàng thực hiện được thể hiện dưới hình thức thẻ khách hàng, phiếu ghi nhận sự mua hàng hóa, dịch vụ hoặc các hình thức khác 36


    2.5.8 Tổ chức cho khách hàng tham gia chương trình văn hóa, nghệ thuật, giải trí và các sự kiện khác vì mục đích khuyến mại .37


    2.5.9 Các hình thức khuyến mại khác nếu được cơ quan quản lý nhà nước về khuyến mại chấp nhận 38


    2.6 Các hành vi khuyến mại bị cấm .39


    2.6.1 Khuyến mại cho hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh; hàng hóa, dịch vụ hạn chế kinh doanh; hàng hóa chưa được phép lưa thông; dịch vụ chưa được phép cung ứng .39


    2.6.2 Sử dụng hàng hóa, dịch vụ dung để khuyến mại là hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh; hàng hóa, dịch vụ hạn chế kinh doanh; hàng hóa, dịch vụ chưa được phép lưu thông; dịch vụ chưa được phép cung ứng .40


    2.6.3 Khuyến mại hoặc sử dụng rượu, bia để khuyến mại cho trẻ em dưới 18 tuổi; khuyến mại hoặc sử dụng thuốc lá, rượu có độ cồn từ 30 độ trở lên khuyến mại dưới mọi hình thức 40


    2.6.4 Khuyến mại thiếu trung thực hoặc gây hiểu lầm về hàng hóa, dịch vụ để lừa dối khách hàng; hứa tặng, thưởng nhưng không thực hiện hoặc thực hiện không đúng 40


    2.6.5 Khuyến mại để tiên thụ hàng hóa kém chất lượng làm phương hại đến môi trường, sức khỏe con người và lợi ích công cộng khác 42


    2.6.6 Khuyến mại tại trường học bệnh viện, trụ sở của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị- xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân .42


    2.6.7 Khuyến mại nhằm canh tranh không lành mạnh 42

    2.6.8 Thực hiện khuyến mại mà giá trị hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại vượt quá hạn mức tối đa hoặc giảm giá hàng hóa, dịch vụ được khuyến mại quá mức tối đa theo quy định tại Khoản 4 Điều 94 của Luật Thương mại 2005 43


    2.7 Kinh doanh dịch vụ khuyến mại 44


    2.7.1 Khái niệm .44


    2.7.2 Hợp đồng dịch vụ khuyến mại .44


    2.8 Trình tự, thủ tục, đăng ký thực hiện khuyến mại 45


    2.9 Xử lý vi phạm trong hoạt động khuyến mại .50


    Chương 3. Thực trạng và hướng hoàn thiện pháp luật về khuyến mại ở Việt Nam . 56


    3.1 Thực trạng hoạt động khuyến mại 56


    3.2 Những vấn đề bất cập trong hoạt động khuyến mại 58


    3.3 Những hạn chế của pháp luật hiện hành về khuyến mại .60


    3.4 Hoàn thiện pháp luật hiện hành về khuyến mại 64


    Kết luận .68


    Tài liệu tham khảo .69

    PHẦN MỞ ĐẦU


    1. Lý do chọn đề tài.


    Nền kinh tế Việt Nam trong những năm vừa qua đã có sự vận động mạnh mẽ, chuyển dịch từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang một nền kinh tế đa thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường có sự điều tiết của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Thành quả của sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế đó thể hiện rõ nét trên tất cả mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Nhìn tổng quan vào thị trường Việt Nam, chủ trương đổi mói nền kinh tế đúng đắn của Đảng và Nhà nước đã đánh dấu một bước ngoặc quan trọng làm biến đổi sâu sắc diện mạo thị trường Việt Nam. Với chính sách mở của được coi là một chính sách có ý nghĩa đột phá, đưa nền kinh tế nước ta về cơ bản thoát khỏi cuộc khủng hoảng kéo dài hàng chục năm, góp phần làm cho nền kinh tế từng bước hội nhập với kinh tế khu vực và kinh tế thế giới.


    Chưa bao giờ và chưa khi nào thị trường Việt Nam lại có một sự hiện diện phong phú các chủng loại hàng hóa, dịch vụ cùng với sự phát triển đa dạng của các loại hình kinh tế. Sự gia tăng mạnh mẽ số lượng thương nhân là sự lưu thông liên tục của hàng hóa, dịch vụ trên thị trường, đưa lại cho người tiêu dùng khả năng chọn lựa ngày càng đa dạng khi có nhu cầu tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ. Bên cạnh việc tạo ra cho thương nhân những cơ hội to lớn để phát triển kinh doanh chính là những thách thức không nhỏ đối với họ. “Thương trường như chiến trường”, mà ở đó các thương nhân là những đối thủ cạnh tranh với nhau để tìm kiếm khả năng sinh tồn và phát triển trên thương trường. Kết quả của cuộc cạnh tranh là người chiến thắng sẽ mở rộng được thị phần và tăng lợi nhuận, làm cho kẻ thua cuộc chịu mất khách hàng và phải rời khỏi thị trường. Do vậy, muốn giành được khách hàng về phía mình, các thương nhân không chỉ áp dụng những tiến bộ khoa học, kỹ thuật nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm mà còn sử dụng các biện pháp để xúc tiến việc mua bán hàng hóa và cung ứng dịch vụ của mình như khuyến mại, quảng cáo, trưng bày, hội chợ thương mại. Trong đó, khuyến mại là một trong những loại hình đã được thương nhân sử dụng nhiều và có hiệu quả nhất trong chiến dịch cạnh tranh. Những năm gần đây, hoạt động khuyến mại đang diễn ra ồ ạt, rộng khắp trên thị trường. Điều này chứng tỏ, các thương nhân đã nhận thức được những lợi ích do hoạt động khuyến mại mang lại. Mặt khác, cũng vì những lợi ích này mà một số thương nhân đã có những hành vi khuyến mại cạnh tranh không lành mạnh làm ảnh hưởng xấu tới hoạt động kinh doanh của các thương nhân chân chính khác và đặc biệt làm ảnh hưởng tới quyền lợi khách hàng.


    Trong bối cảnh đó, pháp luật thương mại nói chung và pháp luật khuyến mại nói riêng ngày càng đóng vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế. Luật Thương mại 2005 có hiệu lực ngày 01 tháng 01 năm 2006 và Nghị định số 37/2006/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 năm 2006 quy định chi tiết luật thương mại về hoạt động xúc tiến thương mại là hai vãn bản chủ yếu để điều chỉnh hoạt động khuyến mại bên cạnh đó còn có Thông tư liên tịch số 07/2007/TTLT-BTM-BTC hướng dẫn thực hiện một số điều về khuyến mại và hội chợ, triển lãm thương mại quy định tại Nghị định số 37/2006/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết Luật Thương mại về hoạt động xúc tiến thương mại. Nhưng do tính đa dạng và phức tạp của hoạt động khuyến mại lại được nghiên cứu trong những năm gần đây nên vấn đề thiếu sót trong văn bản là điều không tránh khỏi và dẫn đến những tình trạng bất hợp lý trong quá trình thi hành. Thực trạng hoạt động khuyến mại đang bùng nổ diễn ra nhưng vấn đề pháp lý về hoạt động khuyến mại lại có nhiều bất cập. Vì vậy, người viết đã chọn và thực hiện đề tài này như một phần quan tâm tới tình hình kinh tế trong nước.


    2. Mục đích đề tài.


    Với những lý do trên, người viết đã tiếp cận hoạt động khuyến mại dưới cả góc độ kinh tế và pháp luật nhằm đưa ra một số kiến nghị, đề xuất và giải pháp nhỏ để phàn nào khắc phục những hạn chế còn tồn tại cũng như cũng cố vững chắc thêm hành lang pháp lý. Từ đó, tạo điều kiện thuận lợi cần thiết, hợp lý và nhanh chóng cho hoạt động khuyến mại tại Việt Nam cùng với mục tiêu song song là hoàn thiện pháp luật Việt Nam.


    3. Phạm vi nghiên cứu.


    Do phạm vi nghiên cứu của một luận văn tốt nghiệp và khả năng nhất định của bản thân người nghiên cứu, đề tài giới hạn nghiên cứu vấn đề trong khuôn khổ hoạt động khuyến mại tại Việt Nam và pháp luật Việt Nam về hoạt động khuyến mại. Trong đó liên hệ tới Luật Thương mại 2005 có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2006 và các văn bản luật có liên quan.


    4. Phương pháp nghiên cứu.


    Trong quá tình nghiên cứu, đề tài được thực hiện trên cơ sở áp dụng các phương pháp phân tích, so sánh và tổng hợp. Ngoài ra, đề tài còn sử dụng phương pháp liệt kê và lấy ví dụ từ thực tiễn để chứng minh và làm rõ vấn đề.


    5. Kết cấu luận văn.


    Luận văn bao gồm những phần cơ bản sau:


    - Phần mở đầu.


    - Phần nội dung gồm:


    ã Chương 1. Khái quát chung về khuyến mại.


    ã Chương 2. Những quy định của pháp luật hiện hành về khuyến mại.


    ã Chương 3. Thực trạng hoạt động khuyến mại và hướng hoàn thiện pháp luật về khuyến mại ở Việt Nam.

    Kết luận.


    Xin chân thành cảm ơn giáo viên hướng dẫn cô Nguyễn Mai Hân đã tận tình hướng dẫn người viết hoàn thành luận văn này. Đồng thời, người viết mong nhận được nhiều ý kiến từ sự đóng góp của các thầy cô và các bạn sinh viên.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...