Tài liệu Pháp luật về khuyến mại - một số vướng mắc về lý luận và thực tiễn

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1. Khuyến mại và các hình thức khuyến mại
    Khuyến mại là cách thức, biện pháp thu
    hút khách hàng thông qua việc dành lợi ích cho khách hàng, bao gồm lợi ích vật chất (tiền, hàng hoá) hay lợi ích phi vật chất (được cung ứng dịch vụ miễn phí). Dấu hiệu dành cho khách hàng những lợi ích nhất định để tác động tới thái độ và hành vi mua bán của họ là đặc trưng của khuyến mại phân biệt với các hình thức xúc tiến thương mại khác.
    So với Luật thương mại năm 1997, Luật thương mại hiện hành khi định nghĩa về khuyến mại có bổ sung hai điểm về mục đích của khuyến mại và cách thức khuyến mại thông qua quan hệ dịch vụ. Cụ thể là, mục đích của khuyến mại không chỉ nhằm xúc tiến việc bán hàng mà còn nhằm xúc tiến việc mua hàng. Mặc dù khuyến mại để bán hàng là hoạt động phổ biến của thương nhân, do thương nhân tiến hành như một nhu cầu tất yếu để cạnh tranh mở rộng thị phần nhưng đối với các doanh nghiệp thương mại, việc khuyến mại để mua hàng, gom hàng cũng có thể trở thành nhu cầu cần thiết. Đáp ứng yêu cầu thực tế này, pháp luật hiện hành quy định khuyến mại là hoạt động thương mại của thương nhân nhằm xúc tiến việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ (chứ không phải chỉ là xúc tiến việc bán hàng như trước đây).
    Về cách thức thực hiện, thương nhân
    được tự tổ chức thực hiện khuyến mại hoặc thuê dịch vụ khuyến mại do thương nhân





    khác cung cấp. Do vậy, thương nhân thực hiện khuyến mại gồm có thương nhân tự tổ chức thực hiện khuyến mại và thương nhân kinh doanh dịch vụ khuyến mại.
    Luật thương mại năm 2005 và Nghị định số 37/2006/NĐ-CP ngày 4/4/2006 quy định chi tiết Luật thương mại về hoạt động xúc tiến thương mại quy định nhiều hình thức khuyến mại. Việc nhận diện các hình thức này là cần thiết, bởi pháp luật hiện hành có một số quy định riêng đối với từng hình thức khuyến mại, chủ yếu là các quy định về hạn mức giá trị và thời gian khuyến mại, trình tự thủ tục tiến hành, nghĩa vụ của thương nhân thực hiện khuyến mại.
    Hàng mẫu là hình thức khuyến mại, theo đó, thương nhân đưa hàng mẫu, cung ứng dịch vụ mẫu để khách hàng dùng thử không phải trả tiền. Hàng mẫu thường được sử dụng khi thương nhân cần giới thiệu một sản phẩm mới hoặc sản phẩm đã cải tiến, do vậy, hàng hoá đưa cho khách hàng dùng thử là hàng đang bán hoặc sẽ được bán trên thị trường.
    Tặng quà là hình thức thương nhân dùng hàng hoá, dịch vụ làm quà tặng cho khách hàng không thu tiền. Hàng hoá, dịch vụ là quà tặng có thể là hàng hoá, dịch vụ mà thương nhân đang kinh doanh hoặc hàng hoá, dịch vụ của thương nhân khác.
    Theo quy định của pháp luật, tặng quà







    được thực hiện đối với khách hàng có hành vi mua bán hàng hoá hoặc sử dụng dịch vụ của thương nhân (ví dụ mua một tặng một) nhưng cũng có thể không gắn liền với hành vi mua bán hoặc sử dụng dịch vụ. Thực tiễn hoạt động xúc tiến thương mại cho thấy, thương nhân tặng quà theo cách thức nào là tuỳ thuộc vào kế hoạch, mục tiêu chương trình khuyến mại của họ.
    Giảm giá là hành vi bán hàng, cung ứng dịch vụ trong thời gian khuyến mại với giá thấp hơn giá bán, giá cung ứng dịch vụ bình thường trước đó, được áp dụng trong thời gian khuyến mại mà thương nhân đã đăng kí và thông báo.
    Bán hàng, cung ứng dịch vụ có kèm phiếu mua hàng, phiếu sử dụng dịch vụ là hình thức khuyến mại theo đó khách hàng được sử dụng phiếu mua hàng có mệnh giá cụ thể để thanh toán cho những lần mua sau trong hệ thống bán hàng của thương nhân. Tương tự như vậy, phiếu sử dụng dịch vụ cho phép sử dụng dịch vụ miễn phí hoặc với giá rẻ theo điều kiện do nhà cung ứng dịch vụ đưa ra.
    Bán hàng, cung ứng dịch vụ có kèm phiếu dự thi cho khách hàng để chọn người trao thưởng chỉ mang lại cho khách hàng quyền dự thi chờ cơ hội nhận giải thưởng do thương nhân trao tặng. Phiếu dự thi có thể mang lại giải thưởng hoặc không mang lại lợi ích nào cho khách hàng, phụ thuộc vào kết quả dự thi của họ.
    Các hình thức khuyến mại mang tính may rủi như bốc thăm, cào số trúng thưởng, bóc, mở sản phẩm trúng thưởng, vé số dự thưởng . được thực hiện gắn liền với việc mua bán hàng hoá, sử dụng dịch vụ.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...