Tiến Sĩ Pháp luật về khắc phục hậu quả thiệt hai ô nhiễm môi trường biển do dầu từ tàu gây ra

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 2/8/16.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC
    TRANG PHỤ BÌA
    LỜI CAM ĐOAN
    MỤC LỤC
    DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
    MỞ ĐẦU 1
    CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN
    VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 7
    1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu 7
    1.2. Đánh giá tình hình nghiên cứu . 18
    1.3. Câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu 21
    CHƯƠNG 2: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÁP LUẬT KHẮC PHỤC
    HẬU QUẢ THIỆT HẠI Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG BIỂN DO
    DẦU TỪ TÀU GÂY RA 23
    2.1. Lý luận về ô nhiễm môi trường biển và khắc phục hậu quả thiệt hại ô
    nhiễm môi trường biển do dầu từ tàu gây ra 23
    2.2. Lý luận về pháp luật khắc phục hậu quả thiệt hại ô nhiễm môi trường
    biển do dầu từ tàu gây ra . 46
    CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN THI HÀNH
    PHÁP LUẬT VỀ KHẮC PHỤC HẬU QUẢ THIỆT HẠI Ô
    NHIỄM MÔI TRƯỜNG BIỂN DO DẦU TỪ TÀU GÂY RA 63
    3.1. Thực trạng pháp luật và thực tiễn thi hành pháp luật về khắc phục hậu
    quả thiệt hại ô nhiễm môi trường biển do dầu từ tàu gây ra tại Việt Nam . 63
    3.2. Thực trạng pháp luật và thực tiễn thi hành pháp luật về khắc phục hậu
    quả thiệt hại ô nhiễm môi trường biển do dầu từ tàu gây ra tại một số
    quốc gia trên thế giới 113
    CHƯƠNG 4: HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ THI
    HÀNH PHÁP LUẬT VỀ KHẮC PHỤC HẬU QUẢ THIỆT HẠI
    Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG BIỂN DO DẦU TỪ TÀU GÂY RA
    TẠI VIỆT NAM HIỆN NAY . 121
    4.1. Nhu cầu thực tế của việc hoàn thiện pháp luật về khắc phục hậu quả
    thiệt hại ô nhiễm môi trường biển do dầu từ tàu gây ra . 121
    4.2. Mục tiêu, quan điểm của việc hoàn thiện pháp luật về khắc phục hậu quả
    thiệt hại ô nhiễm môi trường biển do dầu từ tàu gây ra . 124
    4.3. Những giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thi
    hành pháp luật về khắc phục hậu quả thiệt hại ô nhiễm môi trường biển
    do dầu từ tàu gây ra 127
    KẾT LUẬN 149
    DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ . 150
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO . 151
    PHỤ LỤC . 161 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

    Chữ viết tắt Viết đầy đủ
    ÔNMT : Ô nhiễm môi trường
    SCTD : Sự cố tràn dầu
    Bunker 2001 : Công ước quốc tế về trách nhiệm dân sự đối với thiệt hại ô
    nhiễm dầu nhiên liệu 2001
    CLC 92 : Công ước quốc tế về trách nhiệm dân sự đối với thiệt hại ô
    nhiễm dầu 1992
    COLREG 72 : Công ước Quốc tế về phòng ngừa đâm va trên biển 1972
    FUND 92 : Công ước quốc tế về thiết lập Quỹ quốc tế bồi thường thiệt
    hại ô nhiễm dầu 1992
    OPRC 90 : Công ước quốc tế về sẵn sàng ứng phó và hợp tác ô
    nhiễm dầu 1990
    LOADLINES 66 : Công ước Quốc tế về mạn khô 1966
    MARPOL 73/78 : Công ước Quốc tế về ngăn ngừa ô nhiễm từ tàu 1973/1978
    SOLAS 74 : Công ước Quốc tế về an toàn sinh mạng người trên biển 1974
    STCW 78/95 : Công ước Quốc tế về Tiêu chuẩn huấn luyện, thi, cấp
    chứng chỉ chuyên môn và bố trí chức danh đối với thuyền
    viên 1978/1995
    TONNAGE 69 : Công ước Quốc tế về đo dung tích tàu biển 1969
    1

    MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Ngành hàng hải Việt Nam hiện đang là một trong những ngành mũi nhọn
    được Nhà nước chú trọng mở rộng và phát triển. Đội tàu biển Việt Nam ngày càng
    lớn mạnh cả về chất và lượng, tổng trọng tải đội tàu tăng nhanh hàng năm, trẻ hóa
    và chuyên dụng hóa từng bước với tầm hoạt động toàn cầu hơn. Nền kinh tế Việt
    Nam đang trên đà phát triển, cùng với sự phát triển này khối lượng hàng hóa vận tải
    bằng đường biển cũng sẽ tăng lên, mật độ tàu bè hoạt động trên biển sẽ dày hơn và
    rủi ro tai nạn trên biển cũng sẽ ngày càng tăng gây hại tới sinh mạng con người,
    thiệt hại tài sản quốc gia, đặc biệt là tới môi trường sinh thái biển và ảnh hưởng tới
    cuộc sống của người dân sống dựa vào biển. Theo đánh giá của Viện Khoa học và
    Tài nguyên Môi trường biển, từ năm 1989 đến nay, vùng biển Việt Nam có khoảng
    trên 100 vụ tràn dầu lớn nhỏ gây hậu quả nghiêm trọng cho các vùng biển địa
    phương. Những vụ tràn dầu mang tính điển hình và có ảnh hưởng lớn như: sự cố
    “Quy Nhơn” ngày 10/8/1989 với hơn 200 tấn dầu FO đổ tràn ra vịnh Quy Nhơn; sự
    cố ngoài khơi Vũng Tàu ngày 20/9/1993, 2000 tấn bột mỳ và khoảng 300 tấn dầu
    FO và DO đã loang ra một vùng rộng lớn với bề rộng khoảng 640 km 2
    ;
    sự cố tràn
    dầu trên sông Sài Gòn, Thành phố Hồ Chí Minh ngày 8/5/1994 khoảng 130 tấn dầu
    FO đã thoát ra ngoài, gần 40 km 2
    mặt nước bị ô nhiễm nặng; sự cố tràn dầu Cát Lái,
    Thành phố Hồ Chí Minh ngày 27/01/1996, 72 tấn dầu DO đã thoát ra ngoài; sự cố
    tràn dầu do tai nạn đâm va làm tràn 1000 tấn dầu tại vịnh Gành Rái, Vũng Tàu ngày
    07/9/2001; sự cố tràn dầu tại kho và cảng xăng Liên Chiểu, một lượng lớn dầu và
    xăng tràn ra đê bao ngăn cháy của kho và lan ra vùng biển Liên Chiểu ngày
    16/10/2008 gây hậu quả nghiêm trọng; sự cố tràn dầu do nổ và cháy hầm hàng tại
    tọa độ 10 o
    15
    ’ 60 vĩ độ Bắc, 107 o
    02
    ’ 80 kinh độ Đông (cách mũi Vũng Tàu khoảng 05
    hải lý về phía Tây Nam) vào ngày 17/6/2009 dẫn đến tàu bị chìm hoàn toàn cũng
    toàn bộ số dầu là 1795 m
    3
    dầu cặn và 10.000 lít dầu DO chở trên tàu; sự cố tràn dầu
    tại khu vực có tọa độ 20 o
    39
    ’ 51 vĩ độ Bắc, 106 o
    52
    ’ 12 kinh độ Đông, cách Hòn Dấu
    03 hải lý về phía Đông do tàu bị nghiêng, chìm vào ngày 14/5/2010, hậu quả là toàn
    2

    bộ hàng hóa, nhiên liệu gồm 57,7 tấn dầu FO, 6,8 tấn dầu DO và 3 tấn dầu nhờn bị
    chìm theo tàu; gần đây nhất là sự cố tràn dầu do tai nạn đâm va tàu tại vùng biển Cù
    Lao Chàm (Quảng Nam) vào ngày 6/4/2011 với 8000 lít dầu DO và 150 lít dầu nhớt
    tràn ra ngoài vùng biển.
    Nguy cơ ô nhiễm dầu ngày càng tăng do hoạt động thăm dò và khai thác dầu
    thô gia tăng. Lượng dầu sản phẩm nhập khẩu vào Việt Nam cũng tăng lên do nhu
    cầu sử dụng ngày càng cao. Hàng năm có khoảng trên 200 triệu tấn dầu thô của các
    nước được vận chuyển từ Trung Đông đến Nhật Bản đi qua các vùng biển Việt Nam
    tạo ra một nguy cơ không nhỏ gây ra sự cố tràn dầu.
    Các nỗ lực nhằm giải quyết vấn đề ÔNMT biển do dầu từ tàu gây ra ở
    Việt Nam từ trước đến nay còn thiếu hiệu quả, cụ thể: công tác ứng phó sự cố
    tràn dầu chưa được triển khai kịp thời dẫn đến dầu loang trên phạm vi rộng khó
    kiểm soát, gây ảnh hưởng nặng nề đến môi trường biển và đời sống người dân
    ven biển; bên cạnh đó, có đến 77% các sự cố tràn dầu xảy ra trên vùng biển Việt
    Nam không được bồi thường đầy đủ, thỏa đáng hoặc đang trong quá trình giải
    quyết. Nguyên nhân của những hạn chế đó là do những bất cập về thể chế, thiếu
    chính sách mang tính phối hợp liên hoàn về phòng ngừa, xử lý và bồi thường
    thiệt hại ÔNMT biển của tất cả các bộ ngành liên quan; sự hạn chế về năng lực
    của các cán bộ làm công tác xử lý và giải quyết bồi thường thiệt hại ÔNMT biển
    do dầu từ tàu gây ra.
    Việc phác họa bức tranh tổng thể về việc khắc phục hậu quả thiệt hại ÔNMT
    biển do dầu từ tàu gây ra ở Việt Nam trong thời gian qua, đồng thời hệ thống hóa,
    phân tích, đánh giá thực trạng hệ thống các văn bản pháp luật chung và văn bản
    pháp luật chuyên ngành về khắc phục hậu quả thiệt hại ÔNMT biển do dầu từ tàu
    gây ra, kết hợp đề xuất tham gia các công ước quốc tế về môi trường phù hợp với
    các nguyên tắc và tiêu chuẩn chung theo thông lệ quốc tế có tính đến hoàn cảnh đặc
    thù của Việt Nam và đề xuất các giải pháp khác nhằm hoàn thiện pháp luật và nâng
    cao hiệu quả thực thi pháp luật về khắc phục hậu quả thiệt hại ÔNMT biển do dầu
    từ tàu gây ra tại Việt Nam là cần thiết về mặt lý luận và thực tiễn.
    3

    2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
    2.1. Mục đích nghiên cứu
    Mục đích nghiên cứu của đề tài luận án là nghiên cứu tổng quát các vấn đề lý
    luận và thực tiễn xung quanh vấn đề ô nhiễm dầu và khắc phục hậu quả thiệt hại
    ÔNMT biển do dầu từ tàu gây ra; qua đó, định hình các vấn đề lý luận cơ bản, xây
    dựng luận cứ khoa học và đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật và nâng cao
    hiệu quả thi hành pháp luật về khắc phục hậu quả thiệt hại ÔNMT biển do dầu từ
    tàu gây ra ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
    2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
    Luận án tập trung làm sáng tỏ các nhiệm vụ cơ bản sau:
    - Thứ nhất, phân tích và làm rõ lý luận cơ bản về pháp luật khắc phục hậu
    quả thiệt hại ÔNMT biển do dầu từ tàu gây ra ở Việt Nam.
    - Thứ hai, đánh giá thực trạng pháp luật và thực tiễn thi hành pháp luật về
    khắc phục hậu quả thiệt hại ÔNMT biển do dầu từ tàu gây ra tại Việt Nam và một
    số quốc gia trên thế giới.
    - Thứ ba, đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu
    quả thi hành pháp luật về khắc phục hậu quả thiệt hại ÔNMT biển do dầu từ tàu gây
    ra, đáp ứng yêu cầu đặt ra trong giai đoạn hiện nay.
    3. Phạm vi, đối tượng nghiên cứu
    3.1. Phạm vi nghiên cứu
    Luận án nghiên cứu cơ sở lý luận, hệ thống pháp luật thực định và thực tiễn
    thi hành pháp luật về khắc phục hậu quả thiệt hại ÔNMT trong vùng nước cảng biển
    và trên các vùng biển Việt Nam do dầu thải ra hay thoát ra từ hoạt động của tàu (từ
    năm 1990 đến nay), đề xuất giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thi
    hành pháp luật về khắc phục hậu quả thiệt hại ÔNMT biển do dầu từ tàu gây ra ở
    Việt Nam.
    Bên cạnh đó, khắc phục hậu quả thiệt hại ÔNMT biển do dầu từ tàu gây ra
    cũng là một nội dung có liên quan đến nhiều ngành luật khác nhau như: Luật Quốc
    tế, Luật Hành chính, Luật Kinh tế, Luật Dân sự Trong khuôn khổ phạm vi nghiên
    4

    cứu, luận án “Pháp luật về khắc phục hậu quả thiệt hại ÔNMT biển do dầu từ tàu
    gây ra ở Việt Nam hiện nay” được thực hiện theo hướng tiếp cận đa ngành, trong đó
    đặt Luật Hành chính trong mối quan hệ giao thoa với các ngành luật khác.
    3.2. Đối tượng nghiên cứu
    Đối tượng nghiên cứu của luận án là:
    - Hệ thống văn bản pháp luật thực định của Việt Nam về khắc phục hậu quả
    thiệt hại ÔNMT biển do dầu từ tàu gây ra.
    - Thực tiễn thi hành pháp luật về khắc phục hậu quả thiệt hại ÔNMT biển do
    dầu từ tàu gây ra ở Việt Nam.
    - Thực tiễn thi hành pháp luật về khắc phục hậu quả thiệt hại ÔNMT biển do
    dầu từ tàu gây ra ở một số quốc gia trên thế giới.
    4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
    4.1. Phương pháp luận
    Luận án được thực hiện trên cơ sở phương pháp duy vật biện chứng của chủ
    nghĩa Mác-Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước và pháp luật. Các quan
    điểm của Đảng về chiến lược biển, về phát triển nền kinh tế thị trường, hội nhập
    kinh tế quốc tế và về xây dựng nhà nước pháp quyền cũng là cơ sở phương pháp
    luận nghiên cứu của luận án.
    4.2. Phương pháp nghiên cứu
    Luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu như: phương pháp kết hợp lý
    luận với thực tiễn, phân tích và tổng hợp, phương pháp hệ thống, phương pháp luật
    học so sánh, phương pháp chuyên gia. Để hoàn thành mục đích nghiên cứu thì có sự
    kết hợp giữa các phương pháp trong từng phần luận án, trong đó phương pháp phân
    tích và tổng hợp là phương pháp được sử dụng nhiều nhất trong luận án. Cụ thể:
    Phương pháp kết hợp lý luận với thực tiễn
    Phương pháp này được sử dụng ở tất cả các chương của luận án. Từ các nhận
    thức lý luận về ÔNMT biển, ÔNMT biển do dầu từ tàu gây ra, các nguyên tắc, vai
    trò của pháp luật về khắc phục hậu quả thiệt hại ÔNMT biển do dầu từ tàu gây ra,
    luận án khái quát và nghiên cứu các vấn đề thực tiễn áp dụng tại Việt Nam, đưa ra
    những đánh giá, kết luận và kiến nghị phù hợp với mục tiêu nghiên cứu.
    5

    Phương pháp phân tích và tổng hợp
    Phương pháp này được sử dụng ở tất cả các chương của luận án. Cụ thể là
    được sử dụng để đi sâu tìm hiểu, trình bày các khái niệm, đặc điểm, vai trò, các yếu
    tố ảnh hưởng cũng như khi nghiên cứu để xây dựng các giải pháp hoàn thiện pháp
    luật và nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật về khắc phục hậu quả thiệt hại ÔNMT
    biển do dầu từ tàu gây ra ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
    Phương pháp hệ thống
    Để phục vụ cho quá trình nghiên cứu, phương pháp hệ thống được sử dụng
    để trình bày các vấn đề, các nội dung luận án theo một trình tự, một bố cục hợp lý,
    chặt chẽ, có sự gắn kết, kế thừa, phát triển vấn đề. Phương pháp này cũng được sử
    dụng để hệ thống các nguồn tài liệu liên quan nhằm phục vụ cho công tác nghiên
    cứu của đề tài.
    Phương pháp luật học so sánh
    Phương pháp này chủ yếu sử dụng ở Chương 3 của luận án. Trên cơ sở các
    tư liệu có được về pháp luật quốc tế cũng như kinh nghiệm của các nước trong xây
    dựng pháp luật về khắc phục hậu quả thiệt hại ÔNMT biển do dầu từ tàu gây ra,
    luận án đưa ra những nhận định, từ đó xây dựng các giải pháp kiến nghị thực hiện
    phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội ở nước ta trong giai đoạn hiện nay.
    Phương pháp chuyên gia
    Luận án sử dụng phương pháp chuyên gia để thu thập ý kiến của các chuyên
    gia về các nội dung liên quan đến đề tài luận án. Các ý kiến của các chuyên gia đưa
    ra nhiều nhận định sâu sắc, có giá trị thực tiễn, góp phần quan trọng cho việc đánh
    giá thực trạng và đề xuất giải pháp của luận án.
    5. Kết quả nghiên cứu và đóng góp mới của luận án
    Thứ nhất, luận án xây dựng được hệ thống lý luận khoa học pháp lý về khắc
    phục hậu quả thiệt hại ÔNMT biển do dầu từ tàu gây ra ở Việt Nam.
    Thứ hai, luận án mô tả đầy đủ và toàn diện hệ thống pháp luật và thực tiễn
    thi hành pháp luật về khắc phục hậu quả thiệt hại ÔNMT biển do dầu từ tàu gây ra;
    hạn chế, bất cập và nguyên nhân; từ đó đưa ra sự cần thiết phải xây dựng và hoàn
    6

    thiện các quy định pháp luật cũng như nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật về khắc
    phục hậu quả thiệt hại ÔNMT biển do dầu từ tàu gây ra dựa trên luận cứ khoa học
    về mặt lý luận và thực tiễn.
    Thứ ba, luận án xác định rõ nhu cầu thực tế, mục tiêu, quan điểm của việc
    xây dựng và hoàn thiện pháp luật về khắc phục hậu quả thiệt hại ÔNMT biển do
    dầu từ tàu gây ra; kiến nghị cụ thể các giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật
    và nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về khắc phục hậu quả thiệt hại ÔNMT biển
    do dầu từ tàu gây ra.
    6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án
    Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần bổ sung và phát triển những vấn đề
    lý luận về phòng ngừa và khắc phục hậu quả thiệt hại ÔNMT biển do dầu từ tàu gây
    ra, tạo cơ sở khoa học cho việc nghiên cứu nhằm tiếp tục hoàn thiện pháp luật và
    nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật về khắc phục hậu quả thiệt hại ÔNMT biển do
    dầu từ tàu gây ra ở Việt Nam. Luận án sẽ là công trình khoa học có giá trị tham
    khảo cho việc giảng dạy, nghiên cứu khoa học, là tài liệu giúp cho các cơ quan
    trong việc hoạch định chính sách, xây dựng và hoàn thiện pháp luật về khắc phục
    hậu quả thiệt hại ÔNMT biển do dầu từ tàu gây ra.
    7. Kết cấu của luận án
    Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục Tài liệu tham khảo, nội dung luận
    án được kết cấu thành bốn chương với tên gọi cụ thể như sau:
    Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu, cơ sở lý luận và phương pháp
    nghiên cứu
    Chương 2: Những vấn đề lý luận về pháp luật khắc phục hậu quả thiệt hại
    ÔNMT biển do dầu từ tàu gây ra
    Chương 3: Thực trạng pháp luật và thực tiễn thi hành pháp luật về khắc phục
    hậu quả thiệt hại ÔNMT biển do dầu từ tàu gây ra
    Chương 4: Những giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thi hành
    pháp luật về khắc phục hậu quả thiệt hại ÔNMT biển do dầu từ tàu gây ra hiện nay
     
Đang tải...