Tài liệu Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hoá - Thực tiễn áp dụng tại công ty cổ phần công nghiệp dịch vụ C

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    ĐỀ TÀI: Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hoá - Thực tiễn áp dụng tại công ty cổ phần công nghiệp dịch vụ Cao Cường

    LỜI MỞ ĐẦU
    Trong đời sống xă hội, hợp đồng là một h́nh thức thiết lập quan hệ giữa người với người. Sự xuất hiện, tồn tại và phát triển của hợp đồng đă chứng minh đó là một h́nh thức pháp lư thích hợp và hiệu quả trong việc đảm bảo sự vận động của hàng hoá và tiền tệ. Khi nền kinh tế phát triển, xă hôi văn minh th́ việc điều chỉnh bằng pháp luật quan hệ hợp đồng ngày càng cần thiết, càng được coi trọng và hoàn thiện.
    Ở nước ta, việc điều chỉnh bằng pháp luật quan hệ hợp đồng đă được áp dụng từ lâu, song nó chỉ được hoàn thiện hơn và phát triển mạnh khi nước ta bước vào công cuộc đổi mới với nền kinh tế thị trường định hướng XHCN có sự quản lư của Nhà nước. Để đáp ứng đ̣i hỏi khách quan của nền kinh tế cần một hệ thống pháp luật thống nhất để điều chỉnh quan hệ hợp đồng và để tạo điều kiện thuận lợi về mặt pháp luật khi đất nước hội nhập kinh tế quốc tế, WTO, ngày 14/6/2005 Quốc hội khoá XI đă ban hành Bộ luật Dân sự và Luật Thương mại có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/01/2006 để điều chỉnh quan hệ hợp đồng. Việc ban hành Bộ luật Dân sự 2005 và Luật Thương mại 2005 là cần thiết và quan trọng, đă tiến một bước dài trong việc hoàn thiện hệ thống pháp luật điều chỉnh quan hệ hợp đồng.
    Trong các loại hợp đồng th́ hợp đồng mua bán hàng hoá có vai tṛ quan trọng đối với mỗi đơn vị sản xuất kinh doanh. Đó là quan hệ trao đổi hợp pháp mà tất cả các tổ chức sản xuất, kinh doanh đều phải thực hiện trong quá tŕnh tồn tại và phát triển của chúng. Khi đến thực tập tại công ty cổ phần công nghiệp dịch vụ Cao Cường, vấn đề kư kết và thực hiện hợp đồng của Công ty đă thu hút sự quan tâm của em, trong đó hợp đồng mua bán hàng hoá chiếm tới 90% tổng số các loại hợp đồng tại Công ty. Qua xem xét việc kư kết và thực hiện hợp đồng tại Công ty, em thấy có nhiều điều cần quan tâm. Bởi vậy, em đă chọn đề tài: Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hoá - Thực tiễn áp dụng tại công ty cổ phần công nghiệp dịch vụ Cao Cường để làm luận văn tốt nghiệp. Quan hệ hợp đồng mua bán hàng hoá không chỉ là quan hệ giữa các thương nhân trong nước với nhau mà c̣n là quan hệ giữa các thương nhân trong nước với các thương nhân nước ngoài. Song để tập trung vào nội dung cần bàn bạc, bài luận văn sẽ chỉ đề cập đến những vấn đề pháp lư và thực tiễn liên quan đến hợp đồng mua bán hàng hoá trong nước.
    Bố cục của luận văn ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn được kết cấu thành ba chương:
    Chương I: Chế độ pháp lư về hợp đồng mua bán hàng hoá
    Chương II: Thực tiễn kư kết và thực hiện hợp đồng mua bán hàng hoá tại công ty cổ phần công nghiệp dịch vụ Cao Cường
    Chương III: Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hoá
    Luận văn được hoàn thành dưới sự hướng dẫn tận t́nh, khoa học của Thầy giáo - Tiến sĩ Nguyễn Hợp Toàn cũng như sự giúp đỡ tận t́nh của các cô chú CB CNV công ty cổ phần công nghiệp dịch vụ Cao Cường. Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ quư báu đó.
    Trong luận văn em đă sử dụng phương pháp nghiên cứu kết hợp giữa lư thuyết và thực tế; phương pháp duy vật biện chứng; từ phân tích, tổng hợp, đánh giá, nhận xét từ đó đưa ra những kiến nghị và giải pháp cho vấn đề cần giải quyết.
    Do kiến thức và kinh nghiệm c̣n hạn chế với thời gian khảo sát thực tế chưa nhiều nên những thiếu sót trong luận văn này là không thể tránh khỏi. Em rất mong nhận được sự đóng góp ư kiến của thầy cô và các bạn có quan tâm đến vấn đề này để đề tài được hoàn thiện hơn.
    Em xin chân thành cảm ơn!











    CHƯƠNG ICHẾ ĐỘ PHÁP LƯ VỀ HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA
    I.CƠ SỞ LƯ LUẬN CỦA HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA1. Quan hệ hợp đồng trong nền kinh tế thị trường, hội nhập kinh tế quốc tế, WTO1.1. Kinh tế thị trường và mối quan hệ trong nền kinh tế thị trườngKinh tế thị trường là tŕnh độ phát triển cao của kinh tế hàng hóa, trong đó các yếu tố đầu vào và đầu ra của sản xuất đều thông qua thị trường. Kinh tế hàng hóa là một kiểu tố chức kinh tế- xă hội, mà trong đó sản phẩm sản xuất ra để trao đổi, để bán trên thị trường. Mục đích của sản xuất trong kinh tế hàng hóa không phải để thỏa măn nhu cầu trực tiếp của người sản xuất ra sản phẩm mà nhằm để bán, tức để thỏa măn nhu cầu của người mua, đáp ứng nhu cầu của xă hội. Kinh tế hàng hóa và kinh tế thị trường không đồng nhất với nhau, chúng khác nhau về tŕnh độ phát triển. Vế cơ bản chúng có cùng nguồn gốc và cùng bản chất.
    Trong nền kinh tế thị trường nào th́ các quy luật kinh tế của sản xuất và lưu thông hàng hóa đều được phản ánh và tác động một cách khách quan thông qua cơ chế thị trường. Cơ chế thị trường chính là một tổ chức kinh tế , trong đó người sản xuất và người tiêu dùng chịu sự tác động chi phối lẫn nhau qua thị trường. Thị trường là nơi gặp gỡ của người mua và người bán, của người sản xuất và người tiêu dùng. Trong nền kinh tế thị trường người sản xuất không chỉ sản xuất cái ǵ ḿnh có mà phải sản xuất cái ǵ thị trường cần. Cơ chế thị trường hoạt động theo các quy luật của nền kinh tế hàng hóa. Đó là quy luật giá trị, quy luật cung cầu, quy luật cạnh tranh . Thông qua các hoạt động trao đổi mua bán, thị trường có vai tṛ to lớn đối với sự phát triển của nền kinh tế. Nó điều tiết sản xuất, điều tiết tiêu dùng. Chính bàn tay vô h́nh của thị trường làm cho cơ cấu sản xuất, cơ cấu hàng hóa phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng về số lượng và chất lượng. Nó xác lập mối quan hệ giữa người bán và người mua trên nguyên tắc cùng có lợi. Thị trường cung cấp thông tin cần thiết cho nhà kinh doanh và tạo yếu tố cạnh tranh làm động lực cho sự phát triển sản xuất, giảm chi phí, hạ giá thành, nâng cao chất lượng sản phẩm.
    Một trong những đặc điểm cơ bản của nền kinh tế thị trường là tự do trao đổi các sản phẩm hàng hóa giữa người mua và người bán. Người bán bao giờ cũng muốn bán với giá cao, c̣n người mua bao giờ cũng muốn mua với giá thấp, do đó mà cần có sự thống nhất ư chí, có sự thỏa thuận giữa người bán và người mua thể hiện qua hợp đồng. Như vậy, hợp đồng về bản chất là sự thỏa thuận, sự thống nhất ư chí giữa các bên tham gia kư kết theo nguyên tắc tự do, tự nguyện, b́nh đẳng không trái pháp luật.
    Nền kinh tế thị trường là nền kinh tế của hệ thống các quan hệ hợp đồng, nếu thiếu hợp đồng th́ nền kinh tế không thể vận hành được.
    1.2. Vai tṛ của hợp đồng trong nền kinh tế thị trườngTrong cơ chế kế hoạch hóa tập trung và bao cấp trước đây, hợp đồng kinh tế được coi là công cụ cơ bản đế quản lư nền kinh tế xă hội chủ nghĩa. Chỉ tiêu kế hoạch là cơ sở để các bên kư kết hợp đồng kinh tế, do đó mà khi chỉ tiêu kế hoạch thay đổi, các bên cũng phải thay đổi hợp đồng cho phù hợp. Vi phạm hợp đồng là vi phạm kế hoạch. Trong điều kiện đó hợp đồng kinh tế chỉ là phương tiện để các đơn vị trao đổi sản phẩm cho nhau một cách h́nh thức, ghi nhận sự cấp phát vật tư của Nhà nước cho các đơn vị kinh tế và sự giao nộp sản phẩm của các đơn vị kinh tế cho Nhà nước mà thôi. Hợp đồng kinh tế mất đi giá trị đích thực của ḿnh với tư cách là h́nh thức pháp lư chủ yếu của quan hệ kinh tế.
    Trong nền kinh tế thị trường, hợp đồng kinh tế là sự thỏa thuận của các chủ thể kinh doanh theo nguyên tắc tự do, tự nguyện, b́nh đẳng. Nhà nước chỉ có thể sử dụng pháp luật để tác động vào các quan hệ hợp đồng để đảm bảo lợi ích chính đáng của các chủ thể tham gia quan hệ hợp đồng đó và lợi ích chung của toàn xă hội.
    Hợp đồng là công cụ, là cơ sở để xây dựng và thực hiện kế hoạch của chính các chủ thể kinh doanh, làm cho kế hoạch sản xuất kinh doanh chỉ có thể thực hiện được nếu người sản xuất mua được nguyên vật liệu và kư được hợp đồng tiêu thụ sản phẩm của ḿnh. Đồng thời hợp đồng cũng cụ thể hóa, chi tiết hóa kế hoạch sản xuất mua bán, giá cả, thời gian giao hàng .Như vậy nhu cầu sản xuất kinh doanh là do người kinh doanh quyết định và thỏa thuận với khách hàng nhằm đạt được mục tiêu kinh doanh và thu lợi nhuận.
    Thông qua việc đàm phán kư kết hợp đồng, người sản xuất có thể nắm bắt được nhu cầu thị trường về sản phẩm của ḿnh và kiểm tra tính hiện thực của kế hoạch sản xuất kinh doanh có phù hợp với nhu cầu thị trường hay qua quá tŕnh kư kết hợp đồng các doanh nghiệp chủ động cân nhắc tính toán chênh lệch giữa chi phí và hiệu quả kinh tế của phương án kinh doanh.
    Thông qua hợp đồng kinh tế mà Nhà nước thực hiện vai tṛ điều tiết các quan hệ kinh tế xă hội, hướng các quan hệ phát triển trong trật tự pháp luật.
    Khi hợp đồng được kư kết đúng pháp luật th́ đó là căn cứ pháp lư để bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của các bên tham gia kư kết và làm cơ sở để cơ quan tài phán giải quyết khi có tranh chấp.
    2. Khái quát về hợp đồng mua bán hàng hóa2.1. Pháp luật về hợp đồng ở Việt Nam2.1.1. Pháp luật về hợp đồng trong cơ chế kế hoạch hóa tập trungSau khi ḥa b́nh lập lại năm 1954, công cuộc cải tạo Xă hội chủ nghĩa ở miền Bắc với các thành phần kinh tế c̣n nhỏ, phát triển chậm, kinh tế nông nghiệp là chủ yếu lại chịu hậu quả chiến tranh. Năm 1956, Nhà nước đă ban hành điều lệ tạm thời số 735/TTg về chế độ hợp đồng đăng kư kinh doanh (đăng trên công báo số 10 ngày 5/5/1956). Đây là một văn bản pháp luật hợp đồng có tên là hợp đồng kinh doanh điều chỉnh quan hệ giữa hai hay nhiều chủ thể cam kết tự nguyện thực hiện kế hoạch của Nhà nước nhằm phục vụ cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, củng cố hậu phương vững chắc làm ra nhiều sản phẩm cho xă hội.
    Cơ chế kinh tế thay đổi, kéo ntheo sự thay đổi của pháp luật. Ngày 4/1/1960 Thủ tướng Chính phủ đă ban hành Nghị định 004/TTg về Điều lệ tạm thời về chế độ hợp đồng kinh tế giữa các xí nghiệp quốc doanh và cơ quan Nhà nước. Điều lệ này quy định một kiểu hợp đồng mới, hợp đồng được kư kết trên cơ sở kế hoạch Nhà nước và nhằm thực hiện kế hoạch Nhà nước đồng thời thực hiện các nguyên tắc của chế độ hạch toán kinh tế. Như vậy, trong thời gian này các cơ quan Nhà nước, các xí nghiệp đă lập và thực hiện hợp đồng kinh tế không phải xuất phát từ lợi ích riêng của cơ quan, xí nghiệp ḿnh mà nhằm thực hiện kế hoạch Nhà nước, v́ lợi ích của Nhà nước. Đây là đặc điểm quan trọng nhất của hợp đồng kinh tế theo Điều lệ tạm thời về hợp đồng kinh tế. Đặc trưng cơ bản của sự phát triển kinh tế theo kế hoạch tập trung cao.
    Ngày 10/3/1975 Hội đồng Chính phủ đă ban hành Nghị định số 54/CP ban hành Điều lệ về chế độ hợp đồng kinh tế. Đây là bản điều lệ chính thức đầu tiên về chế độ hợp đồng của nước ta và nó có hiệu lực thi hành đến năm 1989. Để thực hiện hai Nghị định trên Nhà nước đă ban hành hàng loạt văn bản hướng dẫn việc thực hiện hợp đồng kinh tế như: Quyết định số 113-TTg ngày 11/9/1965 và chỉ thị 17-TTg ngày 20/01/1967 của Thủ tướng Chính phủ .
    Từ việc nghiên cứu pháp luật về hợp đồng kinh tế trong cơ chế kế hoạch hóa tập trung chúng ta thấy có nhận xét sau đây :
    Một là, pháp luật hợp đồng khi đó là công cụ pháp lư của việc thực hiện kế hoạch Nhà nước. Do nhà nước được coi là pháp lệnh nên việc kư kết và thực hiện hợp đồng kinh tế là kỷ luật của Nhà nước đối với các đơn vị kinh tế.
    Hai là, hợp đồng kinh tế là h́nh thức pháp lư của các quan hệ mang tính chất tổ chức- kế hoạch, c̣n yếu tố tài sản chỉ là thứ yếu. V́ những nội dung chủ yếu mà các bên thỏa thuận trong hợp đồng kinh tế đều đă được xác định trong chỉ tiêu kế hoạch nhà nước, ư chí của các bên chỉ là cụ thể hóa ư chí của nhà nước.
    Ba là,chủ thể của hợp đồng kinh tế chỉ là các đơn vị tổ chức được giao chỉ tiêu kế hoạch của nhà nước.
    2.1.2. Pháp luật về hợp đồng trong nền kinh tế thị trường, hội nhập kinh tế quốc tế, WTOXuất phát từ quan điểm đ̣i hỏi phải mở rộng quyền tự chủ kinh doanh của các đơn vị kinh tế, Đại hội toàn quốc lần thứ VI của Đảng Cộng sản Việt Nam tháng 12/1986 đă ra quyết định đổi mới cơ chế quản lư kinh tế theo hướng xóa bỏ tập trung quan liêu bao cấp, xây dựng cơ chế mới phù hợp với quy luật khách quan và với tŕnh độ phát triển cơ sở kinh tế. Cơ chế quản lư kinh tế mới coi nền kinh tế có cơ cấu nhiều thành phần là một đặc trưng quan trọng, coi trọng việc sử dụng đúng đắn các quan hệ hàng hóa- tiền tệ, bảo đảm quyền tự chủ kinh doanh của doanh nghiệp trong việc tiếp cận với nhu cầu thị trường. khai thác mọi tiềm năng để phát triển sản xuất kinh doanh, nhằm thực hiện mục tiêu kế hoạch của doanh nghiệp. Cơ chế quản lư kinh tế mới đ̣i hỏi phải rà soát lại tất cả các chính sách, chế độ, trong đó có pháp luật về hợp đồng kinh tế. V́ vậy ngày 25/9/1989 Hội đồng Nhà nước đă thông qua Pháp lệnh hợp đồng kinh tế và sau đó một loạt các văn bản như Nghị định số 17/HĐBT , Quyết định số 18/HĐBT ngày 16/01/1990 và nhiều văn bản hướng dẫn khác. Bộ luật Dân sự do Quốc hội thông qua ngày 28/10/1995 có nhiều điều về hợp đồng dân sự; Luật Thương mại thông qua ngày 10/5/1997 cũng có những quy định về hợp đồng trong một số hành vi thương mại, nhưng thực tế của các quan hệ hợp đồng trong kinh doanh thương mại, Pháp lệnh hợp đồng kinh tế vẫn là căn cứ áp dụng chủ yếu. Nội dung cụ thể trong chế độ pháp lư về hợp đồng quy định trong các văn bản pháp luật nêu trên có nhiều điểm không thống nhất.
    Theo quy luật kinh tế khách quan khi cơ sở kinh tế thay đổi đối với thành tựu to lớn của sự phát triển kinh tế của các thành phần kinh tế dẫn đến Pháp lệnh hợp đồng kinh tế đă được ban hành từ năm 1989 đến nay lộ rơ nhiều bất cập. Trong điều kiện đó việc hoàn thiện, đổi mới các quy định của pháp luật về vấn đề hợp đồng là vấn đề được đặt ra hết sức cấp thiết, có ư nghĩa quan trọng trong việc tạo cơ sở pháp lư thúc đẩy hơn nữa giao lưu kinh tế cũng như trong quá tŕnh hội nhập kinh tế quốc tế. Do thực tiễn pháp luật hợp đồng không thống nhất , các quy định c̣n nằm rải rác trong nhiều văn bản pháp luật khác nhau, chồng chéo, loại trừ nhau, tạo ra lỗ hổng pháp lư khiến cho người áp dụng và các cơ quan tài phán gặp nhiều khó khăn, lúng túng khi áp dụng văn bản pháp luật về hợp đồng. V́ thế ngày 14/6/2005 Bộ luật Dân sự đă được Quốc hội khóa XI thông qua, trong đó có chế định về hợp đồng là nền tảng thống nhất và đồng bộ để điều chỉnh các quan hệ hợp đồng nói chung, bên cạnh các văn bản pháp luật riêng để điều chỉnh các quan hệ hợp đồng trong các lĩnh vực cụ thể.
     
Đang tải...