Luận Văn Pháp luật về hợp đồng gia công xuất khẩu và thực tiễn ký kết, thực hiện hợp đồng gia công xuất khẩu

Thảo luận trong 'Môi Trường' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Pháp luật về hợp đồng gia công xuất khẩu và thực tiễn ký kết, thực hiện hợp đồng gia công xuất khẩu tại Công ty cổ phần Nam Thắng
    Những thành tựu mà nền kinh tế đất nước đạt được trong những năm qua cho thấy hướng đi đúng đắn của Đảng ta trong công cuộc xây dựng kinh tế đất nước, với chính sách “mở cửa” hội nhập đa dạng hoá, đa phương hoá các quan hệ kinh tế đối ngoại, từng bước gắn nền kinh tế quốc gia với nền kinh tế thế giới, thị trường trong nước với thị trường quốc tế trên nguyên tắc đảm bảo độc lập, chủ quyền dân tộc, an ninh quốc gia và cùng có lợi. Từ một nước có nền kinh tế “đóng” Việt Nam đã có quan hệ buôn bán với hơn 100 nước và lãnh thổ thuộc đủ các Châu lục trên thế giới, đã ký nhiều hiệp định hợp tác thương mại song phương và đa phương(với Liên minh Châu Âu(EU), Hoa Kỳ ), gia nhập ASEAN và tham gia vào nhiều tổ chức kinh tế quốc tế. Từ một nước chỉ nghiêng về nhập khẩu nay đã dần chuyển hướng sang xuất khẩu với kim ngạch ngày càng cao.
    Trong điều kiện nền kinh tế đất nước còn nghèo nàn lạc hậu, sản xuất chủ yếu là thủ công, năng suất lao động thấp thì hình thức kinh doanh tỏ ra khá hiệu quả đối với Việt Nam trong hoạt động hợp tác kinh doanh quốc tế thời gian qua là hình thức gia công hàng hoá cho nước ngoài. Đây là một dạng của kinh doanh xuất nhập khẩu, với hình thức kinh doanh này phần nào đã giúp Việt Nam khắc phục được những yếu kém trên mặt khác lại giúp Việt Nam tận dụng được lợi thế về nguồn lao động dồi dào vì gia công là hoạt động đòi hỏi khá nhiều lao động.
    Hiện nay, hoạt động gia công hàng hoá cho nước ngoài đã và đang diễn ra trên nhiều ngành, lĩnh vực sản xuất khác nhau, song nó đặc biệt phát triển mạnh trong lĩnh vực dệt may và da giầy.
    Đối với ngành Da- Giầy Việt Nam trong khoảng từ năm 1993 đến nay đã khai thác được nhiều nguồn vốn đầu tư cho sản xuất và xuất khẩu. Hiện nay, năng lực sản xuất của ngành là hơn 360 triệu đôi giầy dép các loại/năm, tạo ra hơn 400 ngàn chỗ làm, đạt tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu bình quân hàng năm là 50%. Mặc dù có nhiều tiềm năng và lợi thế , song ngành Da – Giầy vẫn còn gặp khó khăn và hạn chế về khả năng tài chính, về cung ứng vật tư nguyên phụ liệu, về sáng tác và phát triển mẫu mốt, về công nghệ và kỹ thuật, về trình độ quản lý Bởi vậy, hợp tác gia công xuất khẩu với các đối tác trong khu vực là phương thức kinh doanh chính của đa số các doanh nghiệp trong ngành. Phương thức kinh doanh này tỏ ra khá phù hợp với các doanh nghiệp Da- Giầy trong thời gian qua và hiện nay. Một trong những doanh nghiệp khá thành công trong phương thức kinh doanh này là Công ty cổ phần Nam Thắng- một Công ty còn non trẻ trong ngành Da- Giầy.
    Kết cấu đề tài:
    Chương I. Cơ sở pháp lý về hợp đồng gia công xuất khẩu
    ChươngII. Thực tiễn ký kết và thực hiện hợp đồng gia công xuất khẩu tại công ty cổ phần Nam Thắng
    Chương III. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện việc ký kết và thực hiện hợp đồng gia công xuất khẩu tại Công ty
     
Đang tải...