Luận Văn Pháp luật về hợp đồng điện tử qua internet, thực trạng và giải pháp

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Lời Nói Đầu
    Những thành tựu khoa học đầu thế kỷ XX cùng với sự phát triển của CNTT với những ứng dụng của nó đã đưa loài người sang một kỷ nguyên mới-Kỷ nguyên của nền kinh tế tri thức mà cơ sở của nó là việc hình thành một phương thức kinh tế mới: thương mại điện tử (TMĐT). Sự ra đời và phát triển của TMĐT đã khiến các giao dịch thương mại ngày càng phát triển, mở rộng và tự do. Sự tự do ở đây không phải là thiếu tính kiểm soát mà nó thể hiện ở sự vượt qua những rào cản về không gian, thời gian của các quy trình giao kết trong thương mại truyền thống, đẩy nhanh tốc độ, khối lượng giao dịch cũng như nhanh chóng nắm bắt các cơ hội thiết lập các mối quan hệ đa phương của thương mại quốc tế. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của các phương tiện truyền thông hiện đại ấy thì việc đảm bảo những mối quan hệ kinh tế vẫn được sử dụng phương tiện chủ yếu là hợp đồng, có điều để thích ứng với những thay đổi từ thương mại truyền thống sang thương mại TMĐT thì hợp đồng được sử dụng bởi thuật ngữ hợp đồng điện tử (HĐĐT).
    Với nền kinh tế ngày càng hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giơi, Việt Nam cũng đã và đang nhận thức được tầm quan trọng của những ứng dụng TMĐT trong các lĩnh vực, đặc biệt là thương mại quốc tế. Vận dụng được TMĐT trong phát triển giao dịch thương mại sẽ là bàn đạp giúp Việt Nam phát triển kinh nhanh hơn, mạnh hơn, nắm bắt được cơ hội thiết lập các mối quan hệ thương mại quốc tế tốt hơn. Tuy nhiên, TMĐT mà biểu hiện của nó ở việc giao kết HĐĐT cũng tiềm ẩn những khó khăn, nảy sinh những rủi ro hết sức phức tạp mà việc thiếu hiểu biết về những rủi ro này sẽ đem lại những khó khăn, tổn thất. hậu quả khó khắc phục đối với các doanh nghiệp cũng như cộng đồng người sử dụng. Vì vậy, để hiểu rõ HĐĐT là gì? Những rủi ro trong giao kết và thực hiện HĐĐT là gi, có tác động như thế nào đến hoạt động của doanh nghiệp? Thực tiễn khung pháp lí quy định như thế nào và việc thực hiện ra sao? Do vậy nhóm em đã chọn đề tài “ Pháp luật về hợp đồng điện tử qua internet, thực trạng và giải pháp” nhằm giải quyết những vấn đề trên.



    MỤC LỤC

    Lời Nói Đầu 1
    Chương I: Lí luận về hợp đồng điện tử

    1. Khái niệm và đặc điểm của hợp đồng điện tử 6
    1.1. Khái niệm về hợp đồng điện tử 6
    1.2. Đặc điểm của hợp đồng điện tử 7
    2. Giao kết hợp đồng điện tử 8
    2.1. Khái niệm giao kết hợp đồng điện tử 8
    22. Chủ thể của hợp đồng điện tử 9
    2.3. Hình thức hợp đồng điện tử 11
    2.4. Thời gian và địa điểm giao kết hợp đồng điện tử 15
    2.5. Nội dung của hợp đồng điện tử 18
    2.5.1. Những điều khoản liên quan .20
    2.5.2 Một số điều khoản đặc biệt cần lưu ý khi giao kết hợp đồng điện tử
    20
    2.5.3 Vấn đề về lỗi kỹ thuật trong nội dung hợp đồng điện tử 22
    2.6. Chữ ký điện tử và bằng chứng về hợp đồng điện tử 22
    2.6.1. Thế nào là chữ ký điện tử 22
    2.6.2. Bảo mật chữ ký điện tử 23
    3. Rủi ro trong giao kết hợp đồng điện tử 23
    3.1. Khái niệm rủi ro trong giao kết hợp đồng điện tử 24
    3.2. Phân loại rủi ro 24
    3.2.1 Rủi ro về thiếu thông tin 25
    3.2.2 Rủi ro từ khía cạnh kỹ thuật và an ninh mạng 28
    3.2.3 Rủi ro từ phía người sử dụng 29
    3.2.4 Rủi ro khách quan từ môi trường thương mại điện tử 31
    3.2.5 Rủi ro chủ quan từ phía người bán/người mua cố tình vi phạm 32

    Chương II: Thực trạng khung pháp lý về TMĐT và giao kết hợp đồngt ở Việt Nam 33
    1. Những thuận lợi 33
    1.1. Đã kịp thời ban hành các văn bản dưới luật hướng dẫn thực hiện Luật Giao dịch điện tử năm 2005 34
    1.2. Những quy định cụ thể về giao kết hợp đồng điện tử ở Việt Nam đã từng bước hình thành. 35
    1.3 Đã ban hành các quy định về chữ ký điện tử 41
    2. Những khó khăn bất cập 42
    2.1. Những quy định hướng dẫn giao kết hợp đồng điện tử chưa đầy đủ, chưa cụ thể 42
    2.2. Thiếu quy định cụ thể về xử lý các hành vi gian lận trong giao kết hợp đồng điện tử ở Việt Nam 43

    2.3. Chưa có quy định cụ thể về hướng dẫn giải quyết tranh chấp liên quan đến giao kết và thực hiện hợp đồng điện tử. 44
    Chương III: Giải pháp phòng tránh rủi ro khi giao kết hợp đồng điện tử ở Việt Nam trong lĩnh pháp lí. 45
    1 Tiếp tục sửa đổi, bổ sung Luật giao dịch điện tử năm 2005 45
    2. Bổ sung khái niệm 46
    3. Bổ sung các quy định về trách nhiệm cụ thể do vi phạm hợp đồng điện tử
    .47
    4.Bổ sung các quy định cụ thể hơn về giải quyết tranh chấp liên quan đến giao kết và thực hiện hợp đồng điện tử 47
    5.Bổ sung các quy định về các hành vi gian lận trong giao kết hợp đồng điệ tử và các chế tài trừng phạt 48
    6.Ban hành hướng dẫn cụ thể về giao kết hợp đồng điện tử có yếu tố nước ngoài
    48
    7. Nhóm giải pháp về đào tạo đội ngũ, đẩy mạnh công tác phổ biến, tuyên truyền về Luật Giao dịch điện tử năm 2005 và khuyến khích việc giao kết hợp 48
    8 Nhóm các giải pháp khác 50
    9. Một số phương thức đáng tin cậy giúp khách hàng trên mạng 53
    Kết luận. 56
    Danh mục tài liêu tham khảo 58


    DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

    ACB Ngân hàng Á Châu
    B2B Mô hình Thương mại điện tử doanh nghiệp với doanh nghiệp
    B2C Mô hình thương mại điện tử doanh nghiệp với Người tiêu dùng

    C2C Mô hình thương mại điện tử người tiêu dùng với người tiêu dùng

    HĐĐT Hợp đồng điện tử

    TMĐT Thương mại điện tử

    UNCITAL Uỷ ban của Liên Hiệp Quốc về Luật thương mại quốc tế

    WTO Tổ chức Thương mại Thế Giới
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...