Chuyên Đề Pháp luật về hội chợ, triển lãm thương mại ở việt nam

Thảo luận trong 'Thương Mại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    168
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC
    Chương I: THỰC TRẠNG HỘI CHỢ, TRIỂN LÃM HIỆN NAY 4
    Chương II: CÁC QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ HỘI CHỢ,TRIỂN LÃM THƯƠNG MẠI. 6
    1. Luật thương mại năm 2005 6
    2. Nghị định số 37/2006/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết Luật Thương mại về hoạt động xúc tiến thương mại 11
    Chương III: CÁC HÌNH THỨC HỘI CHỢ, TRIỂN LÃM THƯƠNG MẠI THƯỜNG GẶP .36
    1. Phiên Chợ Hàng Việt Về Nông Thôn 36
    2. Triển lãm Quốc tế 37
    Chương IV: CÁC LỖI THƯỜNG GẶP KHI THAM DỰ HỘI CHỢ TRIỂN LÃM . 40
    1. Đối với doanh nghiệp : 10 lỗi thường gặp khi tham dự hội chợ triển lãm . 40
    2. Các kỹ năng để tổ chức gian hàng hội chợ hấp dẫn 43
    Chương V: VÍ DỤ VỀ NHÀ TỔ CHỨC HỘI CHỢ, TRIỂN LÃM . 47
    [​IMG]

    Chương I:THỰC TRẠNG HỘI CHỢ, TRIỂN LÃM HIỆN NAY

    Thực tiễn hoạt động hội chợ, triển lãm thương mại tại Việt Nam tồn tại một số vẩn đề nan giải là khắc phục tính “chợ” và thiếu chuyên nghiệp. Trong khi mục tiêu thực sự của hội chợ, triển lãm là marketing, tiếp thị thì thương nhân tham gia tại chỗ, nhiều hội chợ giống như chợ tạm, không có chọn lọc về hàng hóa và thương nhân tham gia. Hàng hóa tham gia hội chợ có chất lượng rất bình thường, thiếu nhãn hàng, không ghi hạn sử dụng, có nguồn gốc xuất sứ từ các chợ của địa phương. Hội chợ người tiêu dùng, hội chợ xuân, thương nhân tham gia hội chợ chủ yếu là hộ kinh doanh nhỏ chiếm số lượng khá nhiều.
    Khi tham gia hội chợ, không phải mọi sản phẩm của họ đều đạt danh hiệu như tên gọi của hội chợ, triển lãm thương mại. vì mục tiêu lợi nhuận nên không phải lúc nào cũng đặt ra yêu cầu chọn lọc hàng hóa và thương nhân tham gia. Hầu hết, việc tổ chức bình chọn, tặng danh hiệu được thực hiện trong thời gian tổ chức hội chợ, với sự phối hợp của cơ quan nhà nước, một hiệp hội hay cơ quan báo chí nào đó. Điều này có nghĩa, không phải mọi hàng hóa, mọi thương nhân tham gia trưng bày tại hội chợ đều đã đạt danh hiệu. Việc sử dụng tên gọi hội chợ, triển lãm gây nhầm lẫn cho khách hàng, người tiêu dùng và sai lệch đến quyết định mua sắm của họ.
    Tại "Hội chợ kích cầu hàng tiêu dùng" tổ chức cuối tháng 10-2011 tại xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, không ít khách đến tham quan phải lắc đầu ngao ngán, vì kiểu tổ chức quá lôm côm. "Chỉ thấy có hàng "cua, cá" là nhiều! Người tham gia trò may rủi đỏ, đen chen lấn vòng trong, vòng ngoài" - một khách đến tham quan hội chợ bức xúc. Trước đó, "Hội chợ triển lãm thương mại hàng tiêu dùng Hà Nội 2011" tổ chức vào giữa tháng 9 tại một khu đất trống trên đường Phạm Hùng (Từ Liêm), theo kiểu "úi xùi" với chưa đầy 20 gian hàng, bày bán lèo tèo mấy món đồ cũng gây ra không ít bức xúc. "Bẩn thỉu, nhếch nhác và không xứng tầm" là nhận xét của hầu hết khách đến tham quan hội chợ. Cũng như "Hội chợ kích cầu hàng tiêu dùng" tại xã Tân Triều, hội chợ này đông nhất vẫn là các điểm "vui chơi có thưởng", với các trò "chiếc nón kỳ diệu", "cua, cá" Đơn vị tổ chức hội chợ trên đường Phạm Hùng là Công ty cổ phần Xúc tiến đầu tư thương mại ASEAN. Vào tháng 8-2011, cũng chính công ty này đã tổ chức hội chợ "Người Việt dùng hàng Việt Hà Nội 2011" tại quận Thanh Xuân cũng bị phàn nàn về sự đơn điệu, lèo tèo của hàng hóa và mất trật tự, bởi các trò chơi có thưởng
    Đối với người tiêu dùng, việc đi hội chợ như là một thú vui, kết hợp mua sắm, giải trí để thay đổi không khí. Thực tế cho thấy, sức hút mua sắm trong hội chợ, nhất là những hội chợ thương mại là rất lớn, vì người tiêu dùng tin tưởng vào đơn vị tổ chức, cơ quan chức năng, yên tâm về chất lượng hàng hóa. Đã vào hội chợ tham quan là nhiều người thường mua sắm. Nắm được tâm lý của người tiêu dùng, nhiều tiểu thương kinh doanh trong hội chợ đã tận dụng cơ hội một cách triệt để, trà trộn bày bán cả các mặt hàng không rõ nguồn gốc, hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...