Luận Văn Pháp luật về hoạt động tín dụng của ngân hàng

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài: Pháp luật về hoạt động tín dụng của ngân hàng

    MỤC LỤC


    LỜI NÓI ĐẦU 1


    CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG .3


    1.1. Khái niệm về ngân hàng .3


    1.2. Khái niệm hoạt động tín dụng của ngân hàng .5


    1.2.1. Vốn tự có và vốn huy động .7


    1.2.2. Hoạt động cấp tín dụng 12


    CHƯƠNG 2: QUI ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ HOẠT ĐỘNG CẤP TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG .18


    2.1. Quy định pháp luật về cho vay .18


    2.1.1. Chủ thể hợp đồng tín dụng .18


    2.1.2. Điều kiện vay vốn .23


    2.1.3. Đối tượng cho vay .24


    2.1.4. Phân loại cho vay .25


    2.1.4.1. Phân loại cho vay căn cứ vào thời hạn sử dụng vốn vay .25


    2.1.4.2. Phân loại dựa vào tính chất có bảo đảm của khoản vay .25


    2.1.4.3. Phân loại cho vay dựa vào mục đích sử dụng vốn 27


    2.1.5. Phương thức cho vay .28


    2.1.6. Những quỉ định giới hạn trong việc cho vay 30


    2.1.6.1. Giới hạn cho vay 30


    2.1.6.2. Hạn chế cho vay 30


    2.1.6.3. Những trường hợp không cho vay .31


    2.2. Qui định pháp luật về chiết khẩu các giấy tờ có giá của Ngân hàng .31


    2.2.1. Chủ thể tham gia giao dịch chiết khẩu giấy tờ cổ giá .32


    2.2.2. Quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia giao dịch chiết khẩu giấy tờ có giá . 34


    2.2.2.1. Quyền và nghĩa vụ của bên nhận chiết khẩu 34


    2.2.2.2. Quyền và nghĩa vụ của bên được chiết khẩu .34


    2.2.3. Phương thức, thời hạn chiết khấu giấy tờ có giá .35


    2.2.3.I. Phương thức chiết khẩu, tái chiết khẩu toàn bộ thời hạn còn lại của giấy tờ có giá .35


    2.23.2. Phương thức chiết khấu, tái chiết khấu có thời hạn 35


    2.3. Qui định pháp luật về hoạt động bảo lãnh của ngân hàng 36

    2.3.1. Chủ thể tham gia giao dịch bảo lãnh ngân hàng .37


    2.3.2. Phạm vi bảo lãnh ngân hàng của tổ chức tín dụng .39


    2.3.3. Các loại hình bảo lãnh .40


    2.4. Qui định pháp luật về hoạt động cho thuê tài chính của ngân hàng .44


    2.4.1. Chủ thể trong hợp động cho thuê tài chính .46


    2.4.1.1. Quyền và nghĩa vụ của bên cho thuê 46


    2.4.1.2. Quyền và nghĩa vụ cửa bên thuê 46


    2.4.2. Nguyên tắc chung đối vói bên thuê và bên cho thuê 47


    2.4.3. Các hình thức cho thuê tài chính 48


    2.4.4 Các quỉ định đảm bảo an toàn trong hoạt động kỉnh doanh của công ty cho


    thuê tài chính 49


    CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG CỦA VIỆC ÁP DỤNG QUI ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG VÀ MỘT SỐ ĐỊNH HƯỚNG HOÀN THIỆN 51


    3.1. Những hạn chế trong hoạt động cho vay của ngân hàng và một sổ giải pháp . 51


    3.1.1. về điều kiện vay vốn .51


    3.1.2. về thủ tục vay vốn 53


    3.1.3. Đối với quy chế cho vay 54


    3.2. Một số bất cập trong hoạt động chiết khấu các loại giấy tờ có giá .55


    3.3. Những thực trạng và phương hướng hoàn thiện bảo lãnh ngân hàng .57


    3.3.1. Một số thực trạng .57


    3.3.2. Kiến nghị 59


    3.4. Một số bất cập của pháp luật hiện hành điều chỉnh hoạt động cho thuê tài chính


    và phương hướng hoàn thiện .60


    KÉT LUẬN 65

    LỜI NÓI ĐẦU


    Đối với nước ta, quá trình đổi mới hoạt động ngân hàng thực chất là quá trình chuyển từ hệ thống ngân hàng một cấp trong nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang hệ thống ngân hàng hai cấp với việc phân định rõ chức năng quản lý nhà nước của Ngân hàng nhà nước và chức năng kinh doanh của ngân hàng trung gian theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Trong quá trình đổi mới cơ chế quản lý kinh tế, hệ thống ngân hàng đã đóng vai trò đột phá cho việc xây dựng cơ chế mới đó. Nhiệm vụ này đòi hỏi phải được tiến hành đồng bộ và nhất quán, từ việc hoạch định chính sách tiền tệ, chính sách tài chính quốc gia đến việc đào tạo và sử dụng đội ngũ cán bộ; từ việc xây dựng những điều kiện vật chất và đầu tư công nghệ kỹ thuật ngân hàng tiên tiến đến việc xây dựng một hệ thống pháp luật điều chỉnh có hiệu quả đối với quá trình đó.


    Việc đổi mới và phát triển hoạt động ngân hàng, cùng với việc thị trường hóa các quan hệ tín dụng và dịch vụ ngân hàng, nước ta cũng đã từng bước hình thành và phát triển thị trường tiền tệ và thị trường tín dụng. Thị trường tài chính, thị trường tiền tệ nói chung và thị trường tín dụng nói riêng là những tiền đề hết sức quan trọng cho việc khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực trong nền kinh tế. Có thể nói, hoạt động tín dụng là một trong những hoạt động quan trọng nhất để minh chứng cho việc phát triển thị trường tín dụng của một nước trong thời buổi kinh tế hiện nay, bởi nó là kênh phân phối nguồn vốn của tổ chức ra bên ngoài bằng việc điều tiết lượng tiền tệ từ người thừa vốn đến người thiếu vốn nhằm làm góp phần ổn định tình hình tài chính quốc gia.


    Thực tế cho thấy, hoạt động tín dụng là nghiệp vụ lớn nhất và chủ yếu nhất của ngân hàng, nó đem lại lợi nhuận nhiều nhất trong số những hoạt động khác của Ngân hàng như nghiệp vụ huy động, nghiệp vụ thanh toán. Sở dĩ nói như vậy là vì ngân hàng là một kênh tiêu thụ vốn nhiều nhất trong xã hội, không một tổ chức nào có thể huy động được nguồn vốn trong xã hội nhiều hơn ngân hàng; do vậy mà sẽ có nhiều cá nhân, tổ chức trong xã hội thiếu vốn đều cần đến hoạt động cấp tín dụng của ngân hàng. Những hoạt động cấp tín dụng dễ thấy nhất ở một ngân hàng là cho vay, chiết khấu, bảo lãnh và cho thuê tài chính. Do tính đa dạng của hoạt động cấp tín dụng mà pháp luật có những qui chế qui định riêng áp dụng cho từng loại hoạt động đó. Mặc dù pháp luật qui định rất cụ thể và chi tiết nhưng do tính đặc biệt của loại hình này đòi hỏi pháp luật liên quan đến hoạt động tín dụng phải luôn được cập nhật hoàn thiện.


    Trong những năm gần đây theo xu thế hội nhập trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng, pháp luật hoạt động Ngân hàng nói chung, hoạt động tín dụng nói riêng đã được hoàn thiện hơn phù hợp hơn với pháp luật quốc tể. Tuy vậy, trong bất cứ giai đoạn nào, việc hoàn thiện hệ thống pháp luật quốc gia luôn là vấn đề khó khăn và phức tạp, đặc biệt là đối với lĩnh vực pháp luật vốn có nhiều biến động, đổi thay và thường phải chịu nhiêu ảnh hưởng của xu thế hội nhập quốc tế cũng như thực tiễn nghiệp vụ kinh doanh như mảng pháp luật về hoạt động cấp tín dụng. Nhận thức rõ điều đó như là một yếu tố đặc thù của pháp luật ngân hàng nói chung và pháp luật về hoạt động tín dụng nói riêng, người viết muốn nghiên cứu sâu hơn các qui định của pháp luật về hoạt động tín dụng của ngân hàng, trên cơ sở tìm hiểu pháp luật thực định, những hạn chế pháp luật liên quan hoạt động tín dụng dẫn đến định hướng tiếp tục hoàn thiện các hoạt động về cho vay, chiết khấu, bảo lãnh, cho thuê tài chính, cấp tín dụng vốn là nội dụng cụ thể của hoạt động tín dụng của ngân hàng nên người viết đã chọn đề tài “pháp luật về hoạt động tín dụng của ngân hàng” phục vụ cho việc nghiên cứu của mình.


    2. Phạm vi nghiên cứu:


    Nghiên cứu trong phạm vi cấp tín dụng của các tổ chức tín dụng là ngân hàng, cụ thể là nghiên cứu về hoạt động cho vay, chiết khấu giấy tờ có giá, bảo lãnh ngân hàng và cho thuê tài chính. Từ đó có những nhận xét, đánh giá và có hướng hoàn thiện nhằm góp phần hoàn thiện qui định pháp luật đối với những hoạt động cấp tín dụng trên.


    3. Phương pháp nghiên cứu:


    - Sử dụng phương pháp phân tích luật viết, so sánh kết hợp lý luận với thực tiễn


    - Phương pháp tổng hợp: thu thập thông tin dựa trên những qui định của pháp luật


    và các sách báo, tạp chí.


    4. Cơ cấu của luận văn:


    Chương 1: Khái quát chung về ngân hàng và hoạt động tín dụng của ngân hàng.


    Chương 2: Qui định của pháp luật về hoạt động cấp tín dụng của ngân hàng


    Chương 3: Thực trạng của việc áp dụng qui định của pháp luật trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng và một số định hướng hoàn thiện.


    Luận văn nghiên cứu với sự nổ lực của bản thân và sự giúp đỡ tận tình của giáo viên hướng dẫn cho nên ở một chừng mực nhất đã đạt được những yêu cầu mà đề tài đã đặt ra. Mặc dù vậy, do trình độ nghiên cứu cũng có những hạn chế nên không tránh khỏi những khiếm khuyết nhất định. Người viết rất mong được sự đóng góp ý kiến từ phía các thầy cô, các bạn sinh viên và những người có quan tâm để luận văn này được hoàn thiện tốt hơn.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...