Luận Văn Pháp luật về hoạt động thương mại đối với các loài thực vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm ở Việt Nam

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài: Pháp luật về hoạt động thương mại đối với các loài thực vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm ở Việt Nam

    LỜI NÓI ĐẦU .4


    1. Tính cấp thiết của đề tài 6


    2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài .6


    3. Phạm vi nghiên cứu .7


    4. Phương pháp nghiên cứu 8


    5. Kết cấu của đề tài .8


    CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐÈ CHUNG VÈ HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI ĐỐI VỚI CÁC LOÀI THỰC VẬT HOANG DÃ NGUY CẤP, QUÝ, HIẾM Ở VIỆT NAM


    .11


    1.1 Khái quát chung về thực vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm ở Việt Nam 11


    1.1.1 Khái niệm về thực vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm 12


    1.1.2 Phân loại các loài thực vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm 14


    1.1.3 Vai trò của thực vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm .22


    1.1.4 Các mối đe dọa chính về sự tồn tại của các loài thực vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm 23


    1.2 Hoạt động thương mại đối với các loài thực vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm ở


    Việt Nam . 19


    1.2.1 Quá trình phát triển hoạt động thương mại đối với các loài thực vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm ở nước ta 19


    1.2.2 Khái niệm về hoạt động thương mại các loài thực vật hoang dã nguy cấp, quý,


    hiếm . 25


    CHƯƠNG 2: PHÁP LUẬT VỀ HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI ĐỐI VỚI CÁC LOÀI THỰC VẬT HOANG DÃ NGUY CẤP, QUÝ, HIẾM Ở VIỆT NAM .27


    2.1 Pháp luật điều chỉnh hoạt động thương mại đối với các loài thực vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm bị cấm khai thác và sử dụng vì mục đích thương mại .27


    2.2 Pháp luật điều chỉnh hoạt động thương mại đối với các loài thực vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm bị hạn chế khai thác và sử dụng vì mục đích thương mại 28


    2.3 Các điều kiện về hoạt động thương mại đối với các loài thực vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm 29


    2.3.1 Điều kiện về hoạt động thương mại đối với các bài thực vật hoang dã thuộc danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm theo qui định, của pháp luật trong nước 29


    2.3.2 Điều kiện về hoạt động thương mại đối với các loài thực vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm theo qui định trong các phụ lục của công ước CITES .27


    2.3.3 Điểu kiện để được cấp giấy phép, chứng chỉ CITES về hoạt động thương mại đối với các loài thực vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm .36


    2.3.4 Các trường hợp cơ quan quản lý CITES Việt Nam thu hồi giấy phép và chứng chỉ


    CITES .38


    2.4 Trách nhiệm pháp lý về hoạt động thương mại đối với các loài thực vật hoang dã nguy cấp, quý hiếm ở Việt Nam . 39


    2.4.1 Xử lý vi phạm hành chính .35


    2.4.1.1 Đối tượng bị xử phạt 35


    2.4.1.2 Hình thức xử phạt 35


    2.4.2 Truy cứu trách nhiệm hình sự 46


    2.4.3 Xử lý tang vật sau khi bị tích thu 45

    CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÈ HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI ĐỐI VỚI CÁC LOÀI THỰC VẬT HOANG DÃ NGUY CẤP, QUÝ, HIẾM Ở VIỆT NAM VÀ HƯỚNG ĐỀ XUẨT ĐE HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT 48


    3.1 Thực trạng hoạt động thương mại đối vối các loài thực vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm ở Việt Nam . 48


    3.1.1 Tình hình hoạt động thương mại và các vụ vi phạm đối với các loài thực vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm hiện nay .55


    3.1.2 Thực trạng pháp luật qui định về hoạt động thương mại đối với các loài thực vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm ở nước ta hiện nay .52


    3.2 Hướng đề xuất của bản thân nhằm cải thiện và nâng cao hiệu quả trong việc phòng chống tình trạng hoạt động thương mại trái phép các loài thực vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm .55


    3.2.1 Hướng đề xuất đối với các cơ quan nhà nước trong công tác phòng chống tình trạng hoạt động thương mại trái phép các loài thực vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm .56


    3.2.2 Những cá nhân, hộ gia đinh và các tổ chức không thuộc các cơ quan quản lý nhà nước 57


    3.2.3 Hướng đề xuất với những bất cập và thiếu sót của pháp luật 58


    KÉT LUẬN 61

    LỜI NÓI ĐẦU


    1. Tính cấp thiết của đề tài


    Thực vật là một bộ phận của môi trường. Vai trò của thực vật đối với quá trình trao đổi chất trong tự nhiên là một vấn đề hết sức quan trọng trong đời sống tự nhiên. Đây là những kiến thức phổ thông mà mỗi người đã được truyền đạt và thu thập ở những năm trung học.


    Tuy nhiên, trong những năm gần đây, các phương tiện truyền thông đại chúng, các tổ chức, cơ quan đã đưa ra rất nhiều thông tin về vấn nạn môi trường: Hiện tượng EL NINO làm cho băng tan gây ra lũ lụt ở nhiều nơi gây mất mác về người và của, sự ô nhiễm không khí ngày càng nghiêm trọng hơn . Chính những biến đổi đó của thiên nhiên đã và đang làm mất dần một bộ phận lớn các hệ sinh thái, phá hủy môi trường sống tự nhiên của thảm thực vật hoang dã và đẩy chúng vào “tình trạng nguy cấp”.


    Thực vật hoang dã là một bộ phận của giới sinh vật, là một phần của đa dạng sinh học cũng như là những đứa con của “thiên nhiên”. Trong hệ thực vật đó, các loài quý, hiếm còn là những “sản vật” vô giá của quốc gia do chúng có các giá trị cao về nhiều mặt như: kinh tế, y học, khoa học môi trường mà chúng mang lại. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, trên các báo đài cũng như trong một số nghiên cứu khoa học, những nhà nghiên cứu trong nước đã đưa ra một thực trạng rất đáng lo ngại về sự tồn tại cho những loài này đó là sự suy giảm số lượng cá thể của chúng trong môi trường tự nhiên, theo từ ngữ chuyên ngành gọi là “bị đe dọa tuyệt chủng” và thuật ngữ pháp lý gọi những loài này là “ nguy cấp, quý, hiếm”. Trong những nguyên nhân làm cho thực trạng các loài thực vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm bị sụt giảm về số lượng cá thể ngoài các yếu tố đến từ giới tự nhiên, thì còn có các yếu tố do sự tác động trực tiếp con người cũng là một nhân tố quan trọng DÃn đến hiện trạng đó. Những vụ vi phạm về hoạt động thương mại đối với các loài thực vật hoang dã quý, hiếm ngày càng tăng. Trong khi đó, theo một số nhà nhận định, khung pháp lý để bảo vệ các loài này ở Việt Nam tương đối hoàn chỉnh và hoàn toàn có thể kiểm soát những vấn đề này, như vậy, tại sao thực trạng này lại xảy ra?


    Trước những vấn đề vừa nêu, người viết đã chọn đề tài “Pháp luật về hoạt động thương mại đổi với các loài thực vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm ở Việt Nam ” với mong muốn qua việc phân tích khung pháp lý quy định cũng như xem xét các thực trạng, người viết có thể trả lời cho câu hỏi đã nêu trên. Từ đó, cá nhân người viết xin đề xuất một số biện pháp để khắc phục vấn đề.


    2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài


    Đề tài “Pháp luật về hoạt động thương mại đối với các bài thực vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm ở Việt Nam” được viết với mục tiêu sau:

    - Trình bày những hiểu biết chung nhất về thực vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm và những quy định của pháp luật về hoạt động thương mại đối với các loài thực vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm, vấn đề này được thể hiện thông qua sự phân tích các khái niệm, phân loại, quá trình phát triển và hình thức về hoạt động thương mại đối với các loài này, phân tích và tóm tắt một số điều luật quy định về hoạt động thương mại đối với các loài thực vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm theo pháp luật Việt Nam


    - Qua việc phân tích các điều luật; xem xét thực trạng về hoạt động thương mại đối với các loài thực vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm ở một số địa phương thông qua phương tiện thông tin cùng với các số liệu thống kê từ đó giúp chúng ta thấy được những ưu điểm, hạn chế còn tồn tại của công tác này trên thực tế cũng như phân tích những nguyên nhân gây ra các hạn chế đó.


    - Từ những phân tích vừa nêu, người viết đề ra một số giải pháp nhằm giúp hoàn thiện phàn nào những thiếu sót, hạn chế những qui định về hoạt động thương mại đối với các loài thực vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm để góp phần giúp cho việc thực hiện hoạt động thương mại đối với các loài này theo qui định của pháp luật đạt hiệu quả cao hơn.


    3. Phạm vi nghiên cứu


    Các vấn đề xung quanh pháp luật về hoạt động thương mại đối với các loài thực vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm nhìn chung khá rộng bao gồm nhiều mặt như xã hội, khoa học, sinh học chuyên ngành . Tuy nhiên, trong đề tài thì người viết chỉ đề cập đến các vấn đề mang tính pháp lý.


    Thử nhất, trình bày những vấn đề khái quát chung nhất về thực vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm theo pháp luật Việt Nam và quá trình phát triển về hoạt động thương mại đối với các loài thực vật này ở nước ta trong những năm qua, chủ yếu là nêu những văn bản pháp luật liên quan trong từng thời kỳ và rút ra ý nghĩa về hoạt động thương mại đối với các loài thực vật này trong thực tiễn hiện nay.


    Thứ hai, đối với nội dung liên quan đến pháp luật về hoạt động thương mại các loài thực vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm, người viết chỉ nêu tổng quát và tóm tắt những phương thức, chế tài được quy định trong luật. Đề tài chỉ đề cập đến những vấn đề mà người viết nghĩ là cần thiết chứ không đi sâu vào tất cả các khía canh. Qua việc phân tích những nội dung đó, người viết sẽ có được những hiểu biết nhất định về những qui định của pháp luật liên quan đến hoạt động thương mại đối với các loài thực vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm ở Việt Nam.


    Thứ ba, về thực trạng hoạt động thương mại đối với các loài thực vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm hiện nay, người viết chỉ khái quát tình hình thực tế thông qua các vụ vi phạm trong việc hoạt động thương mại các loài này và những mặt hạn chế của pháp luật. Sau khi xem xét, phân tích, người viết sẽ đưa ra những đề xuất của bản thân để góp phần hoàn thiện những qui định của pháp luật về hoạt động thương mại đối với các loài thực vật này ở hiện tại và tương lai.


    4. Phương pháp nghiên cứu


    Để đề tài mang tính khoa học và thực tiễn cao, người viết sử dụng các phương pháp sau:


    - Phương pháp nghiên cứu, liệt kê và phân tích luật viết. Đề tài sử dụng nhiều văn bản pháp luật quy định về các vấn đề liên quan đến những qui định của pháp luật về hoạt động thương mại đối với các loài thực vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm cũng như những văn bản góp phần làm rõ các khái niệm . của Việt Nam. Việc nghiên cứu, phân tích là cơ sở quan trọng để hoàn thảnh đề tài.


    - Phương pháp thống kê và phân tích số liệu từ một số nguồn liên quan để chứng minh cho những luận điểm mà người viết đưa ra.


    Đây là hai phương pháp chính giúp người viết xây dựng toàn bộ các vấn đề của luận vãn.


    5. Kết cấu của đề tài


    Luận văn bao gồm: Mục lục, lời nói đầu, kết luận, tài liệu tham khảo. Trong đó, phần nội dung được trình bày thành ba chương, cụ thể như sau:


    ã Chương 1: Những vẩn để chung về hoạt động thương mại đối với các loài thực vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm ở Việt Nam. Nội dung chính của chương này là đi vào những luận điểm mang tính khái quát chung nhất về thực vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm ở Việt Nam (phàn 1.1) bao gồm khái niệm, phân loại thực vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm, vai trò của các loài thực vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm và các mối đe dọa chính về sự tồn tại của các loài thực vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm. Từ đó, đi tìm hiểu về hoạt động thương mại đối với các loài thực vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm ở Việt Nam (phần 1.2) bao gồm quá trình phát triển hoạt động thương mại đối với các loài thực vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm ở Việt Nam, khái niệm về hoạt động thương mại đối với các loài này.


    ã Chương 2: Pháp luật về hoạt động thương mại đối với các loài thực vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm ở Việt Nam. Đây là nội dung chính của đề tài nêu ra những quy định của pháp luật hiện hành về hoạt động thương mại đối với các loài thực vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm ở nước ta. Trong phàn này, người viết đi sâu liệt kê và phân tích các văn bản pháp luật liên quan đến hoạt động thương mại đối với các loài thực vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm bị cấm khai thác và sử dụng vì mục đích thương mại mà pháp luật nước ta đã quy định (phần 2.1), trong đó, người viết tiếp tục tìm hiểu về các qui định của pháp luật điều chỉnh về hoạt động thương mại đối với những loài bị hạn ché khai thác và sử dụng vì mục đích thương mại(phần 2.2). Bên cạnh đó, trong chương này, người viết còn đề cập đến những điều kiện về hoạt động thương mại đối với các loài thực vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm (phần 2.3). Và cuối cùng thì người viết đi tìm hiểu về các chế tài xử lý vi phạm trong lĩnh vực hoạt động thương mại đối với các loài thực vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm và phân tích những ưu điểm, khuyết điểm của các hình thức xử phạt (phàn 2.4).


    ã Chương 3: Thực trạng pháp luật về hoạt động thương mại đối với các loài thực vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm ở Việt Nam và hướng đề xuất để hoàn thiện. Chương này chủ yếu nêu lên tình hình thực tế trong hoạt động thương mại đối với các loài thực vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm thông qua các số liệu thống kê và một số vụ vi phạm cụ thể được người viết thu thập (phần 3.1). Sau khi phân tích thực trạng, người viết nêu ra một số biện pháp khắc phục mang tính cá nhân nhằm đóng góp cho việc hoàn thiện các qui định của pháp luật về hoạt động thương mại đối với các loài thực vật này ở Việt Nam (phần 3.2).


    Vì nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan khác nhau như khó khăn trong việc tìm tài liệu, số liệu và một số thực tiễn vi phạm . Cũng như là những hạn chế về mặt kiến thức khoa học và kinh nghiệm thực tiễn của người viết nên đề tài này không tránh khỏi những sai sót nhất định. Do đó, người viết rất mong nhận được những đóng góp của quý Thầy, Cô và những bạn đọc khác để giúp người viết sửa chữa, khắc phục những hạn chế của đề tài này, nhằm làm cho đề tài được hoàn thiện hơn.


    Người viết xin gửi lời cám ơn đến cô Võ Hoàng Yến, người trực tiếp hướng dẫn người viết thực hiện đề tài nghiên cứu của mình. Bên cạnh đó, người viết cũng xin gửi lời cám ơn đến quý Thầy, Cô trong hội đồng bảo vệ luận vãn đã dành thời gian để nghiên cứu và giúp đỡ người viết thấy được những thiếu sót nhằm tạo điều kiện cho người viết có thêm kinh nghiệm, hiểu biết để phục vụ cho việc học tập và nghiên cứu sau này.
     

    Các file đính kèm:

    • 43-.pdf
      Kích thước:
      27.2 MB
      Xem:
      0
Đang tải...