Luận Văn Pháp luật về hoạt động quản lý đối với hoạt động bán hàng đa cấp tại Việt Nam

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 14/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Giới thiệu tài liệu Pháp luật về hoạt động quản lý đối với hoạt động bán hàng đa cấp tại Việt Nam
    Giới thiệu chung

    Dù không còn xa lạ đối với thị trường Việt Nam, song bán hàng đa cấp vẫn còn là mới mẻ trong kinh nghiệm quản lý kinh tế của nhà nước và trong khoa học pháp lý. Chúng ta đã hao tốn khá nhiều thời gian cho các cuộc tranh luận diễn ra trong giới luật học, giới doanh nghiệp và các nhà quản lý kinh tế để tìm kiếm thái độ đúng đắn và cơ chế quản lý hiệu quả đối với hoạt động bán hàng đa cấp. Việc ban hành Luật Cạnh tranh năm 2004, Nghị định 110/2005/NĐ-CP ngày 24/08/2005 của Chính phủ về quản lý đối với hoạt động bán hàng đa cấp và Thông tư số 19/2005/TT-BTM của Bộ Thương mại ngày 08/11/2005 hướng dẫn một số nội dung của Nghị định 110/2005/NĐ-CP đã khẳng định thái độ của nhà nước ta là thừa nhận tính hợp pháp của hoạt động bán hàng đa cấp. Đồng thời, các văn bản pháp luật nói trên cũng thiết kế một cơ chế quản lý riêng biệt đối với hoạt động này bao gồm ba bộ phận cơ bản là (i) tiêu chuẩn hóa các điều kiện của doanh nghiệp tổ chức bán hàng đa cấp và người tham gia; (ii) quy định thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký tổ chức bán hàng đa cấp[1]; (iii) xác định các hành vi bán hàng đa cấp vi phạm pháp luật và trách nhiệm của người vi phạm. Tuy nhiên, có thể những bài học về quản lý bán hàng đa cấp mà Việt Nam tham khảo từ các quốc gia khác và những nhận thức từ phía các cơ quan quản lý nhà nước về bản chất kinh tế - pháp lý của họat động này chưa thực sự đầy đủ nên còn tồn tại nhiều lúng túng trong việc xây dựng và áp dụng pháp luật. Vì thế, cho dù chúng ta đã có được các bộ phận cần thiết để cấu thành cơ chế quản lý hoàn chỉnh, song sự sắp xếp, tổ chức và liên kết chúng thành một hệ thống liên hoàn, hiệu quả còn tồn tại nhiều vấn đề cần giải quyết. Mặt khác, thực tiễn lại cho thấy hoạt động bán hàng đa cấp đang phát triển và xuất hiện nhiều phiên bản mới mà trước đây chúng ta chưa biết đến đòi hỏi phải nghiên cứu. Trong phạm vi bài viết, tác giả đề cập và phân tích một số vấn đề liên quan đến các nội dung nói trên.

    1. Bàn về các tiêu chuẩn của người tham gia, của doanh nghiệp và quy trình cấp giấy đăng ký tổ chức bán hàng đa cấp được quy định trong Nghị định 110/2005/NĐ-CP, Thông tư 19/2005/TT-BTM ngày 08/11/2005, nổi bật lên những vấn đề sau:

    Thứ nhất, Luật Doanh nghiệp năm 2005 ghi nhận quyền tự chủ kinh doanh, chủ động tìm kiếm thị trường, khách hàng[2] để cấu thành nên chủ quyền của doanh nghiệp. Trên tinh thần đó, pháp luật về quản lý hoạt động bán hàng đa cấp đã thừa nhận quyền được tổ chức bán hàng đa cấp với tư cách là một hình thức của quyền tự chủ trong tổ chức phân phối, tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp có quyền sử dụng phương thức này để tiêu thụ sản phẩm do họ hoặc do người khác sản xuất. Tuy nhiên, pháp luật lại giới hạn quyền tổ chức bán hàng đa cấp bởi hai nội dung:
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...