Luận Văn Pháp luật về hoạt động huy động vốn của ngân hàng thương mại - Thực trạng tại Ngân hàng Đông Á, chi

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài: Pháp luật về hoạt động huy động vốn của ngân hàng thương mại - Thực trạng tại Ngân hàng Đông Á, chi nhánh Kiên Giang

    PHẦN MỞ ĐẦU 1


    1. Lý do nghiên cứu .1


    2. Mục đích nghiên cứu .2


    3. Phạm vỉ nghiên cứu .2


    4. Phương pháp nghiên cứu 2


    5. Bố cục đề tài .2


    CHƯƠNG 1. KHÁI QUÁT CHUNG VÈ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI .3


    1.1. Khái niệm về hoạt động huy động vốn của NHTM .3


    1.1.1. Giới thiệu về các hoạt động của NHTM 3


    1.1.1.1 Hoạt động huy động von và tín dụng 5


    1.1.1.2. Hoạt động dịch vụ thanh toán và ngân quỹ 7


    1.1.1.3. Các hoạt động khác .8


    1.1.2. Khái niêm hoạt động huy động vốn của NHTM .9


    1.2. Vai trò của hoạt động huy động vốn của NHTM 11


    1.3. Các nhân tố ảnh hưởng tối hoạt động huy động vốn của NHTM 14


    1.3.1. Các nhân tố chủ quan .14


    1.3.2. Các nhãn tố khách quan .16


    1.4. Sự cần thiết điều chỉnh của pháp luật về hoạt động huy động vốn của


    NHTM 18


    CHƯƠNG 2. QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VÈ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 20


    2.1. Quy định của pháp luật về hoạt động huy động vốn bằng hình thức nhận tiền gửi 20


    2.1.1. Khái niệm tiền gửi .20


    2.1.2. Quy định của pháp luật về các loại tiền gửi 21


    2.13. Ý nghĩa việc phân chùi các loại tiền gửi .22


    2.1.4. Hợp đồng tiền gửi 23


    2.1.4.1. Định nghĩa hợp đồng tiền gửi 23


    2.1.4.2. Quy định pháp luật về chủ thể tham gia hoạt động tiền gửi .24


    2.1.4.3. Thủ tục trong hoạt động huy động vốn thông qua hình thức nhận tiền gửi .35


    2.2. Quy định của pháp luật về hoạt động huy động vốn bằng hình thức phát hành giấy tờ có giá .38

    2.2.1. Quy định của pháp luật về các loại giấy tờ có giá .38


    2.2.2. Chủ thể của hoạt động huy động vốn thông qua hình thức phát hành giấy tờ có giá của NHTM 40


    2.2.3. Hình thức và bản chất của giao dịch phát hành giấy tờ có giá .41


    2.2.4. Quyển và nghĩa vụ của các bên trong giao dịch phát hành giấy tờ có giá .41


    2.2.5. Điều kiện và thủ tục phát hành giấy tờ có giá .43


    2.2.5.1. Điều kiện phát hành giấy tờ có giá .43


    2.2.5.2. Thủ tục phát hành giấy tờ có giá 45


    2.3. Quy định của pháp luật về hoạt động huy động vốn bằng hình thức vay vốn Ngân hàng Nhà nước 47


    2.3.1. Quy định của pháp luật về hoạt động cho vay có bảo đảm bằng cầm cố giấy tờ có giá của NHNN đối với các ngân hàng 48


    2.3.1.1. Khái niệm và nguyên tắc cho vay cầm cố .48


    2.3.1.2. Điều kiện cho vay cầm cố và thực hiện cho vay cầm cố .49


    2.3.2. Quy định của pháp luật về hoạt động chiết khấu giấy tờ có giá của NHNN đối với các ngân hàng 51


    2.3.2.1. Khái niệm, hình thức và điều kiện chiết khấu .51


    2.3.2.2. Quy trình thủ tục thực hiện chiết khấu giấy tờ có giá .52


    2.3. Quy định của pháp luật về hoạt động huy động vốn bằng hình thức vay vốn tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính .54


    2.3.1. Quy định pháp luật về nguyên tắc cho và đi vay .55


    2.3.2. Hợp đồng cho vay 56


    CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG VÈ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VÓN TẠI NGÂN HÀNG ĐÔNG Á- CHI NHÁNH KIÊN GIANG VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN HỆ THỐNG PHÁP LUẬT .59


    3.1. Thực trạng huy động vốn tại Ngân hàng Đông Á - Chi nhánh Kiên Giang từ năm 2008 - 2010 .59


    3.2. Thực trạng áp dụng pháp luật về hoạt động huy động vốn của Ngân hàng Đông Á - Chi nhánh Kiên Giang và một số ý kiến nhằm hoàn thiện pháp luật về hoạt động huy động vốn của NHTM .63


    3.2.1. Việc huy động vốn thông qua hình thức nhận tiền gửi 63


    3.2.2. Việc huy động vốn thông qua hình thức phát hành giấy tờ có giá .66


    3.2.3. Việc huy động vốn thông qua hình thức vay vốn của NHNN; của các TCTD; tổ chức tài chính khác 68

    3.3. Một số đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả trong hoạt động huy động vốn


    và mục tiêu phát triển của các NHTM .69


    KẾT LUẬN 72

    PHẦN MỞ ĐẦU


    1. Lý do nghiên cứu


    Sau hơn 20 năm từ Đại hội Đảng lần thứ VI (tháng 12 năm 1986), Nhà nước ta đã quyết định thực hiện chính sách đổi mới, chuyển từ cơ chế kinh tế kế hoạch hóa tập trung, bao cấp sang cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, thực hiện đa phương hóa và đa dạng hóa quan hệ kinh tế đối ngoại. Chính sự thay đổi kịp thời này đã mang đến cho nền kinh tế nước ta nhiều cơ hội, nhưng song song đó là những thách thức cho cả nền kinh tế nước nhà.


    Bởi lẽ, muốn tăng trưởng nền kinh tế thì một trong những yếu tố quan trọng càn phải có là vốn. Nguồn vốn sẽ giúp các doanh nghiệp trang bị máy móc công nghệ hiện đại, đào tạo nguồn nhân lực và ứng dụng các thành tựu công nghệ mới .Vốn giúp cho cá nhân, hộ gia đình làm kinh tế, nâng cao đời sống của họ. Có thể nói nguồn vốn để đầu tư phát triển theo chiều rộng lẫn chiều sâu nhằm tạo ra nhiều của cải vật chất. Chính vì thế, nhu cầu về vốn là nhu cầu rất cần thiết và cấp bách hiện nay. Song, nhu cầu này của từng doanh nghiệp, cá nhân là khác nhau. Có doanh nghiệp, cá nhân cần nguồn vốn nhưng ngược lại cũng có các doanh nghiệp, cá nhân có nguồn vốn nhàn rỗi. Do đó, với một trong những chức năng là trung gia tín dụng, ngân hàng thương mại thật sự là cầu nối giữa người thừa vốn và người có nhu cầu về vốn. Và có thể nói nghiệp vụ huy động vốn chính là một trong những hoạt động hết sức đặc thù của ngân hàng thương mại (NHTM), là tiêu chí để phân biệt giữa ngân hàng và các doanh nghiệp khác. Vì tầm quan trọng cũng như sự cần thiết của hoạt động này, Nhà nước cần xây dựng một hành lang pháp lý an toàn và thông thoáng, tạo điều kiện cho các NHTM thực hiện chức năng, vai trò của mình một cách dễ dàng và hiệu quả. Chính vậy, người viết đã quyết định chọn đề tài PHÁP LUẬT VỀ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VÓN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI - THỰC TRẠNG TẠI NGẨN HÀNG ĐÔNG Á, CHI NHẢNH KIÊN GIANG”. Thông qua nghiên cứu, tìm hiểu vai trò và các quy định pháp luật về hoạt động huy động vốn, người viết đã nêu lên thực trạng áp dụng pháp luật tại địa phương và những ý kiến nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật.


    2. Mục đích nghiên cứu


    Đề tài “Pháp luật về hoạt động huy động vốn của ngân hàng thương mại -Thực trạng tại Ngân hàng Đông Á, chi nhảnh Kiên Giang” trên cơ sở hệ thống lý luận cơ bản và thông qua việc phân tích đánh giá thực trạng các quy định của pháp luật, thực tiễn áp dụng các quy định đó của ngân hàng để chỉ ra những thành tựu đạt được cũng như những tồn tại hạn chế cần phải khắc phục trong quá trình huy động vốn và nguyên nhân của thực trạng; từ đó đưa ra một số ý kiến nhằm hoàn thiện pháp luật về huy động vốn của các NHTM ở Việt Nam.


    3. Phạm vỉ nghiên cứu


    Thời gian nghiên cứu: thời gian thực hiện đề tài bắt đầu từ tháng 1 năm 2011 đến tháng 4 năm 2011.


    Không gian nghiên cứu: thực trạng áp dụng pháp luật tại Ngân hàng Đông Á, chi nhánh Kiên Giang.


    Đối tượng nghiên cứu: đây là một lĩnh vực cần có kiến thức chuyên môn về kinh tế, nghiệp vụ . Vì thế, đối với đề tài này do hạn chế về thời gian cũng như kiến thức chuyên ngành, người viết tập trung nghiên cứu khái quát chung về hoạt động của NHTM; phân tích, đánh giá khái quát các quy định của pháp luật về huy động vốn của các NHTM. Đồng thời, người viết còn tìm hiểu thực trạng áp dụng pháp luật tại địa phương. Từ đó đưa ra ý kiến đóng góp nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật.


    4. Phương pháp nghiên cứu


    Người viết đã áp dụng các phương pháp nghiên cứu sau:


    Nhóm phương pháp lý luận: người viết nghiên cứu lý theo phương pháp phân tích luật viết; phương pháp phân tích, tổng hợp.


    Ngoài ra, người viết còn sử dụng phương pháp sưu tầm số liệu thực tế; phương pháp phân tích, đánh giá, lưu trữ số liệu thực tế.


    5. Bố cục đề tài


    Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo đề tài được chia thành ba chương với bố cục như sau:


    Chương 1: Khải quát chung về hoạt động huy động vốn của NHTM.


    Chương 2: Quy định pháp luật về hoạt động huy động vốn của NHTM.


    Chương 3: Thực trạng về hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng Đông Ả -Chi nhánh Kiên Giang và một so kiến nghị nhằm hoàn thiện hệ thong pháp luật.


    Đây là một đề tài có liên quan đến nhiều vấn đề nên người viết không tránh khỏi những khiếm khuyết. Rất mong nhận được ý kiến đóng góp của quý thần cô và các bạn để luận văn được hoàn chỉnh hơn.


    Trong quá trình thực hiện đề tài người viết xin chân thành cảm ơn Th.s Lê Huỳnh Phương Chinh đã tận tình hướng dẫn, cảm ơn Ban giám đốc Ngân hàng Đông Á - Chi nhánh Kiên Giang đã tạo điều kiện cho người viết thực hiện đề tài này.
     

    Các file đính kèm:

    • 30-.pdf
      Kích thước:
      25.1 MB
      Xem:
      2
Đang tải...