Luận Văn Pháp luật về hoạt động của công ty tài chính - thực trạng và giải pháp

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài: Pháp luật về hoạt động của công ty tài chính - thực trạng và giải pháp

    LỜI MỞ ĐẦU .1


    1. Lý do lựa chọn đề tài .1


    2. Mục đích nghiên cứu .1


    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .2


    3.1. Đối tượng nghiên cứu .2


    3.2. Phạm vi nghiên cứu .2


    4. Phương pháp nghiên cứu .2


    5. Cấu trúc luận văn 2


    CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐÈ KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY TÀI CHÍNH 4


    1.1. Khái niệm về công ty tài chính .4


    1.2. Vai trò của công ty tài chính .8


    1.3. Các loại hình của công ty tài chính 10


    1.3.1. Dựa vào hình thức sở hữu 10


    1.3.2. Dựa vào chiến lược kinh doanh 10


    1.3.3. Dựa vào quan hệ to chức .11


    CHƯƠNG 2. QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VÈ HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY TÀI CHÍNH 12


    2.1. Quy định của pháp luật về hoạt động huy động vốn .12


    2.1.1. Quy định pháp luật về hoạt động huy động vốn bằng nhận tiền gửi. 12


    2.1.1.1. Hoạt động huy động vốn bằng nhận tiền gửi được ghi nhận bằng hình thức hợp đồng tiền gửi .14


    2.1.1.2. Chủ thể của hợp đồng tiền gửi .14


    2.1.2. Quy định pháp luật về hoạt động huy động vốn bằng cách phát hành giấy tờ có giá .15


    2.1.2.1. Điều kiện, thủ tục phát hành giấy tờ có giá của công ty tài chính. 17

    2.1.3. Quy định pháp luật về hoạt động huy động vốn bằng cách vay vốn các tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính trong và ngoài nước; vay Ngân hàng Nhà nước dưới hình thức tái cấp vốn .20


    2.1.3.1. Huy động vốn bằng vay vốn của các to chức tín dụng khác .20


    2.1.3.2. Hoạt động huy động vốn bằng vay Ngân hàng Nhà nước dưới hình thức tái cấp vốn .23


    2.2. Quy định pháp luật về hoạt động cấp tín dụng .24


    2.2.1. Quy định pháp luật về hoạt động cho vay .25


    2.2.1.1. Quy định pháp luật về chủ thể là công ty tài chính (bên cho vay) 27


    2.2.1.2. Quy định pháp luật về chủ thể là bên vay 29


    2.2.2. Hoạt động chiết khẩu, tái chiết khẩu công cụ chuyển nhượng, các giấy tờ có giá khác 32


    2.2.2.]. Quy định chung của pháp luật về hoạt động chiết khẩu, tải chiết khẩu .32


    2.2.2.2. Quy định pháp luật về hợp đồng chiết khẩu, tái chiết khẩu công cụ chuyển nhượng của công tỵ tài chính .34


    2.2.3. Quy định pháp luật về hoạt động bảo lãnh ngân hàng .37


    2.2.3.1. Khái niệm bảo lãnh ngân hàng 37


    2.2.3.2. Quy định pháp luật về hoạt động bảo lãnh ngân hàng của công ty tài chính .39


    2.2.3.3. Quy định pháp luật về chủ thể trong giao dịch bảo lãnh 41


    2.2.3.4. Quy định pháp luật về phạm vi bảo lãnh ngân hàng của công ty tài chính 45


    2.3. Các hoạt động kinh doanh khác .48


    2.3.1. Quy định pháp luật về hoạt động đầu tư .48


    2.3.2. Quy định pháp luật về hoạt động kinh doanh, cung ứng dịch vụ ngoại hối .49
    2.3.3. Quy định pháp luật về các hoạt động tư vẩn tài chính 51


    CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP VỀ HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY TÀI CHÍNH 52

    3.1. Thực trạng về hoạt động của công ty tài chính hiện nay 52


    3.2. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về hoạt động của công ty tài chính 53


    3.2.1. Sự cần thiết của việc hoàn thiện pháp luật về hoạt động của công ty tài chính .53


    3.2.2. Một số đề xuất nhằm hoàn thiện pháp luật về hoạt động của công ty tài chính 55


    3.2.2. ỉ. Đối với hoạt động huy động vốn 55


    3.2.2.2. Đối với hoạt động cấp tín dụng .57


    KẾT LUẬN .59


    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

    LỜI MỞ ĐẦU
    1. Lý do lựa chọn đề tài.


    Hệ thống tổ chức tín dụng luôn đóng vai trò to lớn đối với nền kinh tế, đặc biệt là trong hoàn cảnh hiện nay khi nước ta đang trên đường hội nhập vào nền kinh tế thế giới, nhu cầu về vốn của tất cả các thành phần kinh tế nước ta đã gia tăng nhanh chóng. Hệ thống tổ chức tín dụng trở thành một lĩnh vực kinh doanh đầy tiềm năng, hứa hẹn nhiều thời cơ và lợi nhuận, tuy nhiên cũng gặp không ít những khó khăn và thách thức đòi hỏi phải đổi mới và hoàn thiện các loại hình nghiệp vụ kinh doanh. Bên canh sự hoạt động mạnh mẽ của các tổ chức tín dụng là ngân hàng thì phải kể đến là khả năng kinh doanh của các tổ chức tín dụng phi ngân hàng, đặc biệt là ở loại hình công ty tài chính. Công ty tài chính là một chế định tài chính được thực hiện một hoặc một số hoạt động ngân hàng theo quy định của Luật Các tổ chức tín dụng. Sự ra đời và hoạt động của công ty tài chính trong lĩnh vực hoạt động có đối tượng kinh doanh là tiền tệ. Trong quá trình hoạt động nghiệp vụ kinh doanh của mình công ty tài chính đã đạt được nhiều kết quả đáng kể góp phần tích cực vào sự phát triển nền kinh tế nói chung và trong lĩnh vực tài chính nói riêng đã khẳng định chỗ đứng và vị trí của công ty trong nền kinh tế thị trường. So với ngân hàng thì công ty tài chính ra đời và phát triển muộn hơn nên trong quá trình hoạt động nghiệp vụ của mình công ty tài chính vẫn còn là một chế định mới đối với pháp luật, đối với chủ thể kinh doanh. Để có cái nhìn tổng quan và toàn diện trên khuôn khổ nền tản pháp lý và hiểu rõ thêm khả năng cạnh tranh kinh doanh trong lĩnh vực hoạt động của mình mà chủ yếu là những quy định của pháp luật đối với hoạt động của công ty tài chính. Xuất phát từ những thực tiễn hoạt động kinh doanh và những quy định mới của pháp luật nên người viết quyết định chọn đề tài: “pháp luật về hoạt động của công ty tài chính - thực trạng và giải pháp” để làm đề tài nghiên cứu cho luận văn của mình.


    2. Mục đích nghiên cứu.


    Đề tài nghiên cứu các vấn đề lý luận cơ bản, thực trạng hoạt động của công ty tài chính theo quy định của pháp luật hiện hành. Trên cơ sở lý luận, phân tích thực trạng hoạt động, đề tài nêu ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật điều chỉnh trong lĩnh vực hoạt động của công ty tài chính.

    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.


    3.1. Đối tượng nghiên cứu.


    Phân tích khái quát những quy định của pháp luật hiện hành về thực trạng hoạt động của công ty tài chính, từ đó đề ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện của pháp luật đối với hoạt động của công ty tài chính.


    3.2. Phạm vi nghiên cứu.


    Trong khuôn khổ của một khóa luận tốt nghiệp, đề tài được người viết nghiên cứu trong phạm vi những quy định pháp luật về hoạt động của công ty tài chính, một phần về thực trạng và đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về hoạt động của công ty tài chính.


    4. Phương pháp nghiên cứu.


    Các phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh, đối chiếu, được người viết kết hợp sử dụng trong quá trình thực hiện luận văn nhằm đưa ra những đánh giá kiến giải về đề tài pháp luật về hoạt động của công ty tài chính - thực trạng và giải pháp.


    5. Cấu trúc luận văn.


    Luận văn đưa ra một số vấn đề lý luận và thực trạng về hoạt động của công ty tài chính. Luận văn đã phân tích, đánh giá những quy định của pháp luật hiện hành trên cơ sở đó đóng góp một số giải pháp nhằm hoàn thiện những quy định của pháp luật về hoạt động của công ty tài chính ở Việt Nam.


    Ngoài phần lời mở đầu và kết luận, luận văn gồm 3 chương:


    Chương ỉ: Những vấn đề khái quát chung về công ty tài chính.


    Ở chương này người viết chủ yếu nêu lên những vấn đề khái quát chung về khái niệm, vai trò cũng như các loại hình của công ty tài chính.


    Chương 2: Quy định pháp luật về hoạt động của công ty tài chính.


    Ở chương 2 người viết chủ yếu tập chung phân tích những hoạt động của công ty tài chính theo quy định của pháp luật hiện hành.


    Chương 3: Thực trạng và giải pháp về hoạt động của công ty tài chính.


    Trên cơ sở phân tích những quy định pháp luật về hoạt động của công ty tài chính ở chương 2, người viết nêu lên những thực trạng chung về hoạt động của công ty tài chính từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật đối với hoạt động của công ty tài chính.

    Trong quá trình thực hiện luận vãn, người viết đã có nhiều cố gắng trong việc thực hiện đề tài tốt nghiệp của mình. Tuy nhiên, do nguồn tài liệu còn nhiều hạn chế, sự tìm hiểu chưa sâu sắc khoa học cũng như hạn chế về mặt kiến thức và kinh nghiện thực tiễn, chưa tiếp xúc nhiều với thực té, những phân tích, đánh giá còn mang tính lý thuyết đơn thuần nên đề tài sẽ không tránh khỏi những thiếu sót, khuyêt điểm nhất định. Do đó, người viết rất mong nhận được ý kiến đóng góp của quý thầy cô của các bạn đọc để giúp người viết sửa chữa, khắc phục những điểm hạn chế nhằm làm cho đề tài được hoàn thiện hơn.


    Người viết xin gửi lời cảm ơn chân thảnh đến cô Lê Huỳnh Phương Chinh, người đã trực tiếp hướng dẫn người viết thực hiện đề tài, lời cảm ơn đến các bạn bè đã giúp đỡ đóng góp ý kiến giúp người viết hoàn thành luận văn tốt nghiệp.


    Xin chân thành cảm ơn !









     

    Các file đính kèm:

    • 88-.pdf
      Kích thước:
      18.7 MB
      Xem:
      0
Đang tải...