Luận Văn Pháp luật về hoạt động bao thanh toán - Thực trạng và giải pháp

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài: Pháp luật về hoạt động bao thanh toán - Thực trạng và giải pháp

    MỤC LỤC


    LỜI NÓI ĐẦU .1


    CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG BAO THANH TOÁN .4


    1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của hoạt động bao thanh toán .4


    1.1.1. Trên thế giới .4


    1.1.2. Tại Việt Nam 6


    1.2. Khái niệm bao thanh toán .7


    1.3. Đặc điểm của hoạt động bao thanh toán theo quy định của pháp luật Việt Nam. 10


    1.4. Vai trò của hoạt động bao thanh toán .11


    1.4.1. Đối với bên bán hàng, cung ứng dịch vụ 11


    1.4.2. Đối với bên mua hàng, sử dụng dịch vụ 12


    1.4.3. Đối với đơn vị bao thanh toán .12


    1.5. Phân loại bao thanh toán 13


    1.5.1. Căn cứ vào phạm vi lãnh thổ 13


    1.5.2. Căn cứ vào trách nhiệm đối với rủi ro .13


    1.5.3. Căn cứ vào phương thức bao thanh toán 14


    1.6. Phân biệt bao thanh toán và một số hình thức cấp tín dụng khác 14


    1.6.1. Phân biệt bao thanh toán và bảo lãnh ngân hàng .14


    1.6.2. Phân biệt bao thanh toán và chiết khấu giấy tờ có giá 18


    CHƯƠNG 2. PHÁP LUẬT VỀ HOẠT ĐỘNG BAO THANH TOÁN CỦA


    CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG TẠI VIỆT NAM .23


    2.1. Quy định của pháp luật về điều kiện hoạt động bao thanh toán của các


    tổ chức tín dụng 23


    2.1.1. Quy định của pháp luật về điều kiện để được thực hiện hoạt động


    bao thanh toán 23


    2.1.2. Quy định của pháp luật về trình tự, thủ tục để được chấp thuận hoạt động bao thanh toán của các tổ chức tín dụng 28

    2.1.2.1 Chuẩn bị hồ sơ .28


    2.1.2.2. Xem xét về việc chấp thuận hoạt động bao thanh toán của các tổ chức tín dụng .29


    2.2. Quy định của pháp luật về hoạt động bao thanh toán của các tổ chức tín dụng 32


    2.2.1. Giới thiệu chung về quy trình hoạt động bao thanh toán 32


    2.2.2. Quy trình hoạt động bao thanh toán trong nước và quốc tế 33


    2.2.2.1. Quy trình hoạt động bao thanh toán trong nước 33


    2.2.2.2. Quy trình hoạt động bao thanh toán quốc tế 37


    2.3. Quy định của pháp luật về hợp đồng bao thanh toán 39


    2.3.1. Khái niệm về hợp đồng bao thanh toán .39


    2.3.2. Chủ thể của hợp đồng bao thanh toán 40


    2.3.2.1. Chủ thể bao thanh toán - Tổ chức tín dụng 41


    2.3.2.2. Bên được bao thanh toán - Khách hàng của tổ chức tín dụng 42


    2.3.3. Đối tượng của hợp đồng bao thanh toán 45


    2.3.3.1. Các khoản phải thu .45


    2.3.3.2. Các khoản phải trả 46


    2.3.4. Quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng bao thanh toán .49


    2.3.4.1. Quyền và nghĩa vụ của bên bao thanh toán .49


    2.3.4.2. Quyền và nghĩa vụ của bên được bao thanh toán .50


    2.3.4.3. Quyền và nghĩa vụ của chủ thể thứ ba .52


    CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG VỀ HOẠT ĐỘNG BAO THANH TOÁN -NGUYÊN NHÂN VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN VÀ PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG BAO THANH TOÁN TẠI VIỆT NAM 53


    3.1. Thực tiễn hoạt động bao thanh toán trên thế giới .53


    3.2. Thực trạng hoạt động bao thanh toán của các tổ chức tín dụng tại Việt Nam -Nguyên nhân và một số giải pháp 58

    3.2.1. Tồn tại về phía các đơn vị bao thanh toán - Nguyên nhân và giải pháp 61


    3.2.2. Tồn tại về phía khách hàng - Nguyên nhân và giải pháp 64


    3.2.3. Tồn tại về hành lang pháp lý - Nguyên nhân và giải pháp .66


    KẾT LUẬN .72


    TÀI LIỆU THAM KHẢO

    LỜI MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài


    Đa dạng hóa các loại hình dịch vụ và giữ được vị trí cạnh tranh hiện tại đang là vấn đề sống còn đối với các tổ chức tín dụng. Để đạt được mục tiêu này, các định chế tài chính Việt Nam đã đưa ra các công cụ tài chính mới trên thế giới vào triển khai áp dụng ở thị trường tài chính Việt Nam, trong đó có bao thanh toán (Factoring).


    Trong hoạt động mua bán hàng hóa, đặc biệt là hoạt động xuất nhập khẩu, phương thức mua hàng trả chậm vẫn còn là thói quen thương mại. Tuy nhiên, các doanh nghiệp thường muốn thu được tiền ngay sau khi bán hàng để quay vòng vốn nhanh nhằm tăng hiệu quả kinh doanh và phòng tránh rủi ro mất khả năng thanh toán của bên mua hàng, trong khi lại phải cạnh tranh gay gắt để thu hút khách hàng bằng phương thức thanh toán trả chậm. Bao thanh toán ra đời đã giải quyết được mâu thuẫn trên.


    Theo đó, bao thanh toán là nghiệp vụ có nhiều cơ hội phát triển tại Việt Nam. Đáp ứng những đòi hỏi từ nền kinh tế thị trường, bao thanh toán được bổ sung vào hệ thống những công cụ tài chính tại Việt Nam. Ke từ khi Quyết định số 1096/2004/QĐ-NHNN ngày 06/9/2004 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về Quy chế hoạt động bao thanh toán của các tổ chức tín dụng có hiệu lực đến nay cũng đã có nhiều đơn vị đưa nghiệp vụ trên vào hoạt động. Tuy nhiên, thực tế là việc triển khai hoạt động bao thanh toán gặp nhiều vướng mắc và chưa mang lại hiệu quả như mong đợi. Các văn bản pháp lý liên quan đến nghiệp vụ bao thanh toán vẫn còn tồn tại nhiều bất cập càn phải hoàn thiện. Các tổ chức tín dụng gặp nhiều lúng túng trong việc đem nghiệp vụ này vào triển khai hoạt động. Các doanh nghiệp vẫn còn khá xa lạ với khái niệm “bao thanh toán” và tỏ ra dè dặt với nghiệp vụ này.


    Vì vậy, việc nghiên cứu hoạt động bao thanh toán để tìm ra giải pháp cho sự phát triển của nghiệp vụ này trong bối cảnh hiện nay là điều càn thiết. Xác định được vấn đề trên, người viết chọn đề tài nghiên cứu cho luận văn của mình là “Pháp luật về hoạt động bao thanh toán - Thực trạng và giải pháp”.


    2. Mục tiêu nghiên cứu


    Khi nghiên cứu đề tài này, người viết mong muốn làm rõ những quy định pháp luật về hoạt động bao thanh toán tại Việt Nam. Từ đó tìm hiểu những tồn tại và nguyên nhân của thực trạng áp dụng pháp luật về bao thanh toán hiện nay và óng góp một số giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật trong việc mở rộng và phát triển hoạt động này tại Việt Nam.


    3. Phạm vi nghiên cứu


    về đối tượng nghiên cứu: trong luận văn này, người viết tập trung nghiên cứu trên cơ sở các văn bản pháp luật quy định trực tiếp về hoạt động bao thanh toán; các văn bản pháp lý có liên quan trong việc phân tích, làm rõ các khái niệm, đặc trưng. Qua đó đánh giá thực tiễn áp dụng pháp luật về hoạt động trên đồng thời đưa ra một số giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện hành lang pháp lý.


    4. Phương pháp nghiên cứu


    Người viết đã vận dụng một vài phương pháp nghiên cứu để làm công cụ phục vụ cho việc nghiên cứu của mình như: phương pháp tổng hợp, phân tích luật viết, phương pháp đối chiếu, so sánh những quy định của pháp luật về cùng một vấn đề, so sánh giữa lý luận và thực tiễn để thực hiện các mục tiêu đề ra khi thực hiện đề tài. Cụ thể:


    - Phương pháp duy vật biện chửng: nhìn nhận các hiện tượng và quá trình hoạt động của nên kinh tế trong mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau; dựa vào các giai đoạn khác nhau của nền kinh tế mà đánh giá và nhận xét quá trình hình thảnh và phát triển của bao thanh toán.


    - Phương pháp logic: thực tế vận động phát triển của nền kinh tế nước ta khi chuyển sang nền kinh tế thị trường diễn ra khá đa dạng, phức tạp, tác động đến nhiều khía cạnh của thị trường tài chính trong nước. Do đó, qua quá trình phân tích, đánh giá sự phát triển này, người viết rút ra đặc điểm, bản chất của sự vật, hiện tượng.


    - Phương pháp phân tích luật viết: vận dụng những kiến thức đã học, đứng trên góc độ pháp luật để nhìn nhận và đánh giá vấn đề.


    - Phương pháp phân tích số liệu: thống kê và xử lý số liệu để xem xét, đánh giá thực trạng phát triển của nền kinh tế, thực trạng phát triển của hoạt động bao thanh toán.


    - Phương pháp so sánh: so sánh sự khác biệt giữa bao thanh toán và các hình thức cấp tín dụng khác; so sánh giữa quy trình thực hiện bao thanh toán đối với các khoản phải thu và quy trình bao thanh toán đối với các khoản phải trả.


    5. Bố cục luận văn


    Nội dung chính của luận văn bao gồm các phần sau:


    Chương I Tổng quan về hoạt động bao thanh toán


    Chương này, người viết tập trung phân tích làm sáng tỏ một số khái niệm về hoạt động bao thanh toán và các khái niệm có liên quan. Đồng thời, phân tích những lợi ích mà bao thanh toán mang lại cho các chủ thể tham gia vào hoạt động trên. Bên cạnh đó, người viết cũng đưa ra những đặc điểm phân biệt bao thanh toán và các hình thức cấp tín dụng khác.


    Chương II Pháp luật về hoạt động bao thanh toán của các tổ chức tín dụng tại Việt Nam


    Trong Chương II, người viết phân tích chủ yếu về điều kiện để tổ chức tín dụng được hoạt động bao thanh toán; trình tự thủ tục để được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận hoạt động bao thanh toán của tổ chức tín dụng, quy trình hoạt động bao thanh toán và các vấn đề liên quan đến hợp đồng bao thanh toán.


    Chương III Thực trạng về hoạt động bao thanh toán - Nguyên nhân và một số giải pháp nhằm hoàn thiện và phát triển hoạt động bao thanh toán tại Việt Nam


    Qua việc phân tích thực trạng về hoạt động bao thanh toán, người viết chỉ ra những tồn tại của hoạt động bao thanh toán. Từ đó đưa ra những giải pháp và kiến nghị nhằm góp phần hoàn thiện hơn hệ thống pháp luật về hoạt động này.


    Do đề tài còn khá mới mẻ và sự hạn chế của kiến thức, luận văn sẽ không tránh khỏi những sai sót. Kính mong sự góp ý của quý thầy cô để người viết có thể hoàn chỉnh hom hiểu biết của mình về đề tài này.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...