Luận Văn Pháp luật về giải quyết tranh chấp trong hợp đồng thương mại điện tử tại Việt Nam

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài: Pháp luật về giải quyết tranh chấp trong hợp đồng thương mại điện tử tại Việt Nam

    LỜI MỞ ĐẦU 1


    CHƯƠNG 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VÀ VIỆC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TRONG KINH DOANH 3


    1.1. Khái quát chung về thương mại điện tử .3


    1.1.1. Khái niệm thương mại điện tử .3


    1.1.2. Đặc trưng của thương mại điện tử 5


    1.1.3. Các hình thức hoạt động của thương mại điện tử .8


    1.2. Khái quát chung về hợp đồng thương mại điện tử .11


    1.2.1. Khái niệm hợp đồng thương mại điện tử 11


    1.2.2. Đặc điểm của hợp đồng thương mại điện tử .13


    1.2.3. Vai trò của hợp đồng thương mại điện tử .15


    1.3. Khái quát về giải quyết tranh chấp trong kinh doanh .17


    1.3.1. Khái niệm chung về giải quyết tranh chấp trong hoạt động kinh doanh 17


    1.3.1.1. Khái niệm tranh chấp trong kinh doanh .17


    1.3.1.2. Các yêu cầu của quá trình giải quyết tranh chấp trong kinh doanh. 18


    1.3.2. Các hình thức giải quyết tranh chấp trong kinh doanh .19


    1.3.2.1. Thương lượng .19


    1.3.2.2. Hòa giải 19


    1.3.2.3. Tố tụng trọng tài 20


    1.3.2.4. Tố tụng tòa án .22


    CHƯƠNG 2. NHỮNG QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TRONG HỢP ĐÒNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TẠI VIỆT NAM .24


    2.1. Một số tranh chấp thường phát sinh từ hợp đồng thương mại điện tử 24


    2.2. Pháp luật về giải quyết tranh chấp trong hợp đồng thương mại điện tử tại


    Việt Nam .30


    2.2.1. Giải quyết tranh chấp bằng thương lượng 32


    2.2.2. Giải quyết tranh chấp bằng hòa giải 33


    2.2.3. Giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài thương mại .37


    2.2.4. Giải quyết tranh chấp bằng Tòa án .41

    CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TRONG HỢP ĐÒNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TẠI VIỆT NAM VÀ HƯỚNG HOÀN THIỆN 45


    3.1. Thực trạng tranh chấp và giải quyết tranh chấp trong hợp đồng thương mại điện tử tại Việt Nam .45


    3.1.1. Thực trạng tranh chấp về hợp đồng thương mại điện tử .46


    3.1.2. Thực trạng giải quyết tranh chấp trong hợp đồng thương mại điện tử 50


    3.2. Bảo vệ người tiêu dùng trong giao dịch điện tử .52


    3.3. Những khó khăn, bất cập trong việc ứng dụng và giải quyết tranh chấp về hợp đồng thương mại điện tử trong thực tiễn 63


    3.4. Phương hướng và giải pháp nhằm hoàn thiện việc ứng dụng hợp đồng thương mại điện tử trong thực tiễn và các biện pháp giải quyết tranh chấp phát sinh từ hợp đồng thương mại điện tử tại Việt Nam .67


    3.4.1. Phương hướng hoàn thiện việc ứng dụng hợp đồng thương mại điện tử tại Việt Nam 67


    3.4.2. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện việc ứng dụng hợp đồng thương mại điện tử trong thực tiễn và các biện pháp giải quyết tranh chấp phát sinh từ hợp đồng hợp đồng thương mại điện tử 68


    KẾT LUẬN 73


    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC

    LỜI MỞ ĐẦU


    Lý do chọn đề tài


    Trong những năm gần đây, công nghệ thông tin và thương mại điện tử đã xâm nhập vào mọi góc cạnh của đời sống xã hội nói chung và của doanh nghiệp nói riêng. Đối với doanh nghiệp, thương mại điện tử góp phần hình thành những mô hình kinh doanh mới, giảm chi phí, nâng cao hiệu quả kinh doanh và dễ dàng ký kết hợp đồng với mọi đối tác trong và ngoài nước. Đối với người tiêu dùng, thương mại điện tử giúp người mua có thể ngồi tại nhả mả vẫn có thể lựa chọn hàng hóa, dịch vụ trên các thị trường ở mọi nơi trên thế giới chỉ bằng một vài động tác kích chuột và sử dụng bàn phím.


    Thật vậy, những ứng dụng của thương mại điện tử nói chung và hợp đồng thương mại điện tử nói riêng đã, đang và sẽ đem lại nhiều lợi ích cho toàn xã hội đồng thời mở ra một xu hướng phát triển mói cho nền kinh tế hiện đại. Tuy nhiên, tại Việt Nam, những ưu điểm vượt trội của mô hình kinh doanh mới mẻ này vẫn chưa phát huy đúng mức tiềm năng của nó. Nguyên nhân là do cơ sở hạ tầng kỹ thuật và pháp luật của Việt Nam trong lĩnh vực này còn rất nhiều hạn chế, chưa đáp ứng được nhu cầu thực tiễn. Hợp đồng thương mại điện tử, với tư cách là một dạng hợp đồng được hình thành trong môi trường ảo, được thiết lập dưới dạng thông điệp dữ liệu, cho phép các bên dù ở rất xa nhau cũng có thể giao kết hợp đồng. Thế nhưng, chính lợi điểm này cũng là yếu tố khiến cho các giao dịch thương mại điện tử mang tính rủi ro rất cao mà trong bối cảnh hiện tại của Việt Nam, những tranh chấp xảy ra trong loại hợp đồng này lại vẫn chưa được giải quyết thỏa đáng. Đây có thể là một rào cản rất lớn cho sự phát triển của thương mại điện tử nói riêng và của nền kinh tế nước ta nói chung trong thời đại mới.


    Nhận thấy được tầm quan trọng hợp đồng thương mại điện tử trong đời sống kinh tế hiện đại cũng như sự cần thiết của việc đảm bảo cho quyền và lợi ích của các chủ thể trong giao dịch này đạt được hiệu quả cao nhất, người viết chọn đề tài “Pháp luật về giải quyết tranh chấp trong hợp đồng thương mại điện tử tại Việt Nam” với mong muốn qua quá trình phân tích, tổng hợp các nguồn tại liệu liên quan, người viết sẽ có được cái nhìn tổng quan hơn về vấn đề đang rất được quan tâm này.


    ❖ Mục đích nghiên cứu


    Việc nghiên cứu đề tài nhằm tìm hiểu những quy định của pháp luật và thực tiễn giải quyết tranh chấp trong hợp đồng thương mại điện tử tại Việt Nam để thấy được những khó khăn, bất cập tồn tại từ đó đề xuất một số giải pháp, phương hướng khắc phục, cải thiện nhằm tiến tới đẩy mạnh ứng dụng về loại hợp đồng này trong đời sống xã hội.


    Phạm vi nghiên cứu


    Nội dung nghiên cứu của đề tài là một số vấn đề pháp lý về hợp đồng thương mại điện tử, các vi phạm, các dạng tranh chấp thường xảy ra và về hoạt động giải quyết các tranh chấp phát sinh từ loại hợp đồng này tại Việt Nam. Ngoài ra, người viết cũng tìm hiểu về những vấn đề có liên quan, đặc biệt là về việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong giao dịch thương mại điện tử do bởi sự hạn chế của pháp luật điều chỉnh trong lĩnh vực này cũng là một phàn nguyên nhân dễ làm nảy sinh mâu thuẫn giữa các bên trong hợp đồng thương mại điện tử khi người tiêu dùng thường ở thế yếu hơn so với doanh nghiệp.


    Phương pháp nghiên cứu


    Để thực hiện đề tài người viết đã dùng phương pháp tổng hợp: thu thập tổng hợp tài liệu, phân tích, diễn giải dựa trên các nguồn tài liệu, sách báo, thông tin trên Internet có liên quan, người viết tiến hành tổng hợp, hệ thống theo bố cục đề tài và tiến hành phân tích, đánh giá.


    *Kết cấu của đề tài


    Kết cấu nội dưng của đề tài gồm ba chương (không bao gồm phần mở đầu, phần kết luận, danh mục tài liệu tham khảo):


    Chương 1. Một số vấn đề chung về thương mại điện tử và việc giải quyết tranh chấp trong kỉnh doanh.


    Chương 2. Những quy định của pháp luật về giải quyết tranh chấp trong họp đồng thưtfng mại điện tử tại Việt Nam.


    Chương 3. Thực trạng giải quyết tranh chấp trong hợp đồng thương mại điện tử tại Việt Nam và hướng hoàn thiện.
     

    Các file đính kèm:

    • 63-.pdf
      Kích thước:
      26.6 MB
      Xem:
      0
Đang tải...